Công cụ quản lý giáo dục là gì năm 2024

Chuyên đề 1 QUẢN LÝ GIÁO DỤC LÀ MỘT KHOA HỌC PGS.TSần Đình Tuấn MỞ ĐẦU: Ý nghĩa, sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này: Trong thực tế, cán bộ quản lý giáo dục còn có nhiều cách hiểu chưa nhất quán về những vấn đề chung của khoa học quản lý giáo dục. Ví dụ: Bản chất QLGD là gì? Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của QLGD là gì? Chức năng quản lý là gì? Khi nào quản lý theo chức năng? Khi nào quản lý theo các thành tố? Quản lý theo nguyên tắc? Quản lý theo PP nào? Do đó dẫn đến tình trạng thiếu nhất quán trong hoạt động quản lý. Mục đích: Nhằm trang bị cho người học những hiểu biết tổng quát về QLGD, làm cơ sở khoa học, phương pháp luận cho việc nghiên cứu môn học và vận dụng trong thực tiễn QLCL ĐT. Nội dung cơ bản: I. Những vấn đề chung về quản lý giáo dục

  1. Khái niệm quản lý
  2. Khái niệm QLGD
  3. Bản chất QLGD
  4. Đặc điểm QLGD
  5. Các quan điểm QLGD II. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu khoa học QLGD
  6. Đối tượng nghiên cứu của khoa học QLGD
  7. Nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học quản lý giáo dục
  8. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học QLGD Phương pháp: Kết hợp lên lớp với tự nghiên cứu. Lấy tự nghiên cứu là chính. Tài liệu tham khảo:
  9. Trần Đình Tuấn, Tập bài giảng Khoa học quản lý giáo dục
  10. Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục
  11. Bùi Minh Hiền, Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, HN 2006

Khoa học quản lý được hình thành, phát triển trên nền tảng của những tiến bộ khoa học và công nghệ, thành tựu của những giá trị văn hoá - tinh thần, song đặc biệt nó gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp.

- Thuyết quản lý khoa học của F.W (1856-1915) - người Mỹ. Một trong những lý thuyết quản lý tiêu biểu phải kể đến đầu tiên là Thuyết quản lý khoa học của F.W. Taylor đã đề xuất ra những nguyên tắc cơ bản để quản lý một cách khoa học, cải tiến quy trình tuyển dụng, huấn luyện nhân viên và tìm kiếm một phương pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, trường phái quản lý khoa học trong khi đề cao vai trò trung tâm của công nghệ đã ít quan tâm đến khía cạnh con người trong sản xuất. Họ cho rằng, nhân công là một yếu tố của hao phí sản xuất và cũng là một yếu tố bất định.

- Thuyết quản lý hành chính. Đại biểu của trường phái này là Henry Fayol (1841-1925), người Pháp Trong tác phẩm “Quản lý công nghiệp và quản lý tổng quát„ Henry Fayol đã đề xuất một trong những vấn đề then chốt nhất của lý luận quản lý dựa trên nguyên tắc về sự phân công lao động trong quản lý và vấn đề các chức năng quản lý. Theo ông, quản lý có các chức năng cơ bản là dự đoán và lập kế hoạch tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra.

  • Thuyết quản lý bàn giấy Đại biểu cho trường phái này là nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864-1920). Quản lý kiểu bàn giấy là một hệ thống dựa trên những nguyên tắc hệ thống thứ bậc, sự phân công lao động và quy trình sản xuất, kinh doanh. Theo M, để quản lý tốt một tổ chức cần xác định rõ những vấn đề quy luật, chuẩn mực của tổ chức, phân định rạch ròi quyền hạn của mỗi cấp quản lý , có những cam kết ràng buộc mỗi thành viên với tổ chức và ngược lại. Trên đây là một số trường phái quản lý truyền thống tiêu biểu. Nhìn chung, các lý thuyết đó đều nhấn mạnh đến những nguyên tắc quản lý, đề cập các mối quan hệ quản lý và đề cao vai trò của nhà quản lý. Ngày nay, các quan điểm quản lý truyền thống đó vẫn được nghiên cứu, cải tiến và vận dụng. Song các quan điểm

quản lý hiện đại đã chú ý nhiều hơn đến việc tạo điều kiện để những nhà quản lý có ứng xử hợp lý khi động chạm đến khía cạnh con người trong một tổ chức (quan điểm hành vi); tiếp cận hệ thống trong quản lý (quan điểm hệ thống); coi trọng bốn chức năng quản lý chủ yếu: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo - lãnh đạo và kiểm tra; coi trọng tính hiệu quả, xem con người là nguồn lực chủ yếu để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất (lý thuyết quản lý hiệu quả)...

2. Khái niệm quản lý giáo dục Nếu xem quản lý là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi hoạt động xã hội, thì quản lý giáo dục cùng là một thuộc tính tất yếu của mọi hoạt động giáo dục có mục đích. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục, song thường người ta đưa ra quan niệm quản lý giáo dục theo hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và vi mô.

QLGD  Vĩ mô  Vi mô

  1. Quản lý cấp vĩ mô: Quản lý vĩ mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nền giáo dục (hệ thống giáo dục) và quản lý vi mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nhà trường. Ở cấp độ vĩ mô, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Như vậy, quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra.
  • Tác động từ bên ngoài nhà trường là tác động của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường.
  • Tác động từ bên trong là hoạt động của các chủ thể quản lý của chính nhà trường nhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng giáo dục của nhà trường thực hiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đặt ra.

Đó là sự tác động của thủ trưởng, người chỉ huy cấp trên đối với các tổ chức cấp dưới thuộc quyền. Sự tác động đó phải có mục đích, có kế hoạch và phải tuân theo các nguyên tắc quản lý.

Tiểu kết: Quá trình quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đưa hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý giáo dục vừa là một hiện tượng xã hội (hiện tượng hoạt động, lao động, công tác), vừa là một loại quá trình xã hội (quá trình quản lý) đồng thời cũng là một hệ thống xã hội (hệ thống quản lý).

3. Bản chất của quản lý giáo dục

  • Theo GS. Hà Thế Ngữ: Bản chất của quá trình quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý 3.
  • PGS. Trần Kiểm : Bản chất quản lý giáo dục là một quá trình diễn ra những tác động quản lý 4.
  • Theo trục lý luận trên, quản lý giáo dục được hiểu là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáo dục. Tiếp cận dưới góc

3 Hà Thế Ngữ, Bản chất của quản lý và các chức năng cơ bản của quản lý giáo dục, trong cuốn Giáo dục học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 4 Trần Kiểm, Khoa học quản lý giáo dục, Nxb. Giáo dục, tr.

độ hoạt động, quản lý giáo dục là sự nối tiếp nhau của các hoạt động mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng bị quản lý.

Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình diễn ra những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong hệ thống giáo dục.

Để nhận thức bản chất của quản lý giáo dục, cần phải làm rõ đặc trưng của bản chất đó. Bản chất quản lý giáo dục được thể hiện trên những đặc trưng cơ bản như sau:

  1. Quản lý giáo dục là hoạt động phối hợp giữa chủ thể QL với ĐT QL Quản lý giáo dục là hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.  Chủ thể quản lý: Là cá nhân (Giám đốc, Trưởng phòng, Hiệu trưởng ...) Là một tổ chức hay tập thể (Bộ GD-ĐT; Ban giám hiệu nhà trường...)

 Đối tượng quản lý là nhân tố mà chủ thể quản lý nhằm vào để tác động. Trong giáo dục, đối tượng quản lý gồm: Hệ thống giáo dục quốc dân, Hệ thống quản lý giáo dục, Các chủ thể quản lý, Nhân viên cấp dưới; Tập thể giáo viên, học sinh

 Đối tượng quản lý phải điều chỉnh thích nghi với chủ thể quản lý. Thủ trưởng mới, phương pháp quản lý mới. Cả hệ thống phải điều chỉnh cho phù hợp phương pháp mới đó. Cấp dưới phải điều chỉnh theo cấp trên. Ví dụ : Hiệu trưởng mới, đặt ra những yêu cầu mới đối với các cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị trong nhà trường. Các đầu mối và mọi thành viên trong nhà trường phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới đó.

 Chủ thể quản lý phải điều chỉnh thích nghi với đối tượng quản lý.

Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng phải đưa ra các thông tin (quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, chương trình...), đó chính là các thông tin điều khiển. Sau đó, chủ thể quản lý phải thường xuyên theo dõi, thu nhận các thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của đối tượng quản lý.  Thông tin phản hồi. Từ đối tượng quản lý đến chủ thể quản lý. Đối tượng quản lý tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể để định hướng hoạt động, xác định kế hoạch hoạt động và tự điều khiển mình nhằm thực thi các chỉ thị, mệnh lệnh yêu cầu chủ thể quản lý.

+ Yêu cầu thu nhận và phân tích thông tin Thông tin về hệ thống giáo dục phải được xem xét trên những dấu hiệu đặc trưng về dung lượng, số lượng, chất lượng và giá trị của thông tin.  Dung lượng thông tin đối với hệ thống giáo dục là khả năng chứa thông tin của thông báo về hệ thống đó. Nếu một thông báo có dung lượng càng lớn thì nó phản ánh càng nhiều về hệ thống.  Số lượng thông tin là lượng thông báo về hệ thống giáo dục mà người quản lý hệ thống giáo dục đó tiếp nhận được trong một quảng thời gian xác định. Một thông báo có số lượng thông tin cao là thông báo mà người tiếp nhận cảm nhận được nhiều thông tin về hệ thống.  Chất lượng thông tin đối với hệ thống giáo dục là khả năng thông báo về bản chất của hệ thống giáo dục đó. Một thông tin càng có chất lượng cao khi nó phản ánh càng rõ những mặt bản chất, quy luật vận động và sự phát triển của hệ thống.  Giá trị thông tin là mức độ thoả mãn nhu cầu nghiên cứu hệ thống giáo dục của thông báo đối với người tiếp nhận thông tin. Một thông báo có giá trị về thông tin là thông báo mà người tiếp thu nó có cảm nhận và hiểu biết nhiều về bản chất của hệ thống giáo dục đó.

  • Ra quyết định quản lý

Sau khi đã nắm chắc các thông tin, người quản lý dựa trên sự phân tích các thông tin đã nắm được để đề ra quyết định quản lý.

  • Vai trò của việc ra quyết định: Ra quyết định quản lý là bước khó khăn nhất và quan trọng nhất của hoạt động quản lý. Quyết định quản lý khi đã ban hành sẽ trở thành mệnh lệnh mang tính pháp lý, giữ vai trò định hướng cho mọi hoạt động quản lý. Quyết định quản lý đúng đắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thống phát huy được hiệu quả tốt nhất. Ngược lại đôi khi điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ nhưng hiệu quả hoạt động của hệ thống không cao vì thiếu những quyết định quản lý chính xác.
  • Yêu cầu: Quyết định quản lý giáo dục phải đảm bảo tính khoa học khách quan, tính phù hợp với thực tiễn và tính hiệu quả. Khi đề ra một quyết định quản lý đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc đến lợi ích và sự ảnh hưởng của quyết định đó đến mọi đối tượng liên quan. Quyết định quản lý giáo dục không được mâu thuẫn với các điều khoản trong luật giáo dục và các quy định chung của Nhà nước và không đối lập với các quyết định đã được ban hành đang còn hiệu lực. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về sự ảnh hưởng của quyết định đó. (Phạm vi ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng, tích cực, tiêu cực)

- Tổ chức thực hiện quyết định

  • Vai trò: Sau khi đã có quyết định quản lý đúng đắn thì việc tổ chức thực hiện quyết định đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của hoạt động quản lý. Tổ chức thực hiện quyết định quản lý là bước đưa ra những biện pháp tác động quản lý lên đối tượng bị quản lý.

Các hoạt động quản lý giáo dục diễn ra kế tiếp nhau, mỗi hoạt động là một bước, một giai đoạn tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý. Giữa các bước đó vừa có tính độc lập tương đối vừa có quan hệ biện chứng với nhau, vừa hỗ trợ cho nhau, vừa chế ước lẫn nhau. Thực hiện tốt bước này sẽ là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả của bước tiếp theo. Vì vậy, trong quản lý giáo dục không được tuyệt đối hoá hoặc đơn giản hoá, xem nhẹ bất cứ một bước nào.

Tóm lại, bản chất của quản lý giáo dục là hoạt động của chủ thể và đối tượng quản lý giáo dục, nhằm phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hình thành, phát triển nhân cách người được giáo dục.

4. Đặc điểm của quản lý giáo dục a. Quản lý giáo dục thuộc phạm trù quản lý xã hội

  • Quan hệ quản lý trong giáo dục là một loại quan hệ xã hội đặc biệt. Đó là quan hệ được tạo thành bởi sự tác động qua lại giữa người và người trong các hoạt động quản lý giáo dục. Trong mối quan hệ đó, mỗi người vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý và hoạt động quản lý vừa là hoạt động chuyên môn của cơ

quan quản lý, vừa là hoạt động mang tính xã hội hoá.

  • Xét theo quan điểm hệ thống, ngành giáo dục là một bộ phận trong hệ thống tổ chức xã hội nói chung. Quản lý giáo dục tuân theo quy luật chung của quản lý xã hội và chịu sự quy định của quản lý xã hội. Quan hệ quản lý giáo dục đựơc đan kết bởi tất cả các loại quan hệ xã hội. Quan hệ quản lý giáo dục phản ánh tính chất và trình độ phát triển của quan hệ xã hội. Quan hệ quản lý giáo dục mang tính lịch sử, tính giai cấp. Mỗi chế độ xã hội khác nhau có phương thức quản lý xã hội khác nhau và cũng có phương thức quản lý giáo dục khác nhau. Trong những giai đoạn phát triển khác nhau của một chế độ xã hội có những mối quan hệ xã hội khác nhau và có cách thức quản lý khác nhau.
  • Cũng như khoa học quản lý xã hội nói chung, khoa học quản lý giáo dục được xây dựng dựa trên những thành tựu của nhiều bộ môn khoa học, như khoa học Mác – Lênin, khoa học tổ chức - điều khiển (bao gồm lý thuyết hệ thống, điều khiển học, lý thuyết thông tin...). Khác với khoa học quản lý xã hội nói chung, khoa học quản lý giáo dục còn được xây dựng dựa trên thành tựu của các khoa học giáo dục, mà trực tiếp là thành tựu của tâm lý học và giáo dục học. Giáo dục học cung cấp những quy luật, những đặc điểm và những kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình giáo dục, đào tạo làm cơ sở cho khoa học quản lý giáo dục. Điều đó làm cho quản lý giáo dục có nét riêng so với các lĩnh vực khác của quản lý xã hội.

Yêu cầu: Một là, quản lý giáo dục phải tuân thủ theo cơ chế quản lý nhà nước. Các hành động quản lý giáo dục được tiến hành dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được tổ chức thành hệ thống theo các cấp. Đó là các cơ quan chuyên trách về giáo dục và đào tạo. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục được tiến hành dựa trên hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước.

Hai là, quản lý giáo dục phải coi trọng quản lý con người. Quản lý giáo dục là tổ chức một cách khoa học lao động của những người tham gia giáo dục, là phát triển đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần của họ. Như vậy, quản lý giáo dục là quản lý mối quan hệ giữa con người với con người trong lĩnh vực hoạt động giáo dục. Con người là chủ thể có ý thức, họ tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý một cách có ý thức. Vì vậy, để phát huy được vai trò nhân tố con người, đòi hỏi nhà quản lý phải am hiểu về con người, có những tác động quản lý phù hợp với đặc điểm của con người.

Trong lĩnh vực giáo dục, hiệu quả kinh tế thường gắn với hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là làm biến đổi xã hội. Giáo dục đào tạo ra một lớp người có trình độ dân trí cao, có văn hoá, có những phẩm chất làm biến đổi cơ cấu tổ chức xã hội.

  • Liên hệ: Trong nhà trường đại học quân sự quan hệ quản lý có những nét đặc trưng biểu hiện tính đặc thù của lĩnh vực hoạt động quân sự. Ngoài quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý còn có quan hệ chức vụ, cấp bậc, đồng chí, đồng đội theo quy định của điều lệnh. Các quan hệ đó luôn đan xen lẫn nhau, cùng tồn tại. Vì vậy, việc phân định chủ thể và đối tượng quản lý giáo dục cần phải được xem xét trong từng hoàn cảnh cụ thể. Một trong những nét đặc thù của các nhà trường đại học quân sự là mục tiêu đào tạo kép. Nhà trường đại học quân sự vừa đào tạo người sĩ quan chỉ huy, lãnh đạo theo chức danh vừa đào tạo nhà chuyên môn nghiệp vụ theo một lĩnh vực khoa học cụ thể. Mục tiêu đào tạo quy định mục tiêu quản lý giáo dục. Mục tiêu quản lý giáo dục cùng với mục tiêu đào tạo quy định bản chất của quản lý giáo dục nhà trường đại học quân sự.
  1. QLGD là môn khoa học liên ngành, có tính ứng dụng cao (xem tr. 73)
  • Khoa học quản lý giáo dục có tính liên ngành, có quan hệ với nhiều khoa học khác. Quan hệ với khoa học Mác - Lenin (ba bộ phận hợp thành) Quan hệ với khoa học quản lý. Quan hệ với khoa học tổ chức (các quy luật phát triển tổ chức) Quan hệ với điều khiển học. Gồm lý thuyết hệ thống, lý thuyết điều khiển, lý thuyết thông tin, vận trù học,... Quan hệ với khoa học giáo dục. Gồm các ngành của khoa học giáo dục. Quan hệ với Tâm lý học. Tâm lý học quản lý, tâm lý học sư phạm, tâm lý học giao tiếp, ứng xử... Quan hệ với các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, các khoa học công cụ, hỗ trợ...
  • Khoa học quản lý giáo dục có tính ứng dụng cao. Bởi vì quản lý giáo dục là lĩnh vực hoạt động thực tiễn của con người, là lĩnh vực phương pháp. Khoa học quản lý giáo dục phải bám sát thực tiễn và ứng dụng vào thực tiễn. Không có khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.
  • Đặc điểm này đặt ra yêu cầu gì? (xem yêu cầu của nguyên tắc QL)
  1. Quản lý giáo dục vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
  • Quản lý giáo dục là một khoa học. Đó là khoa học tổ chức, điều khiển các tổ chức và các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Quản lý khoa học có đối tượng, có nhiệm vụ, có phương pháp nghiên cứu riêng. Quản lý giáo dục phải tuân theo quy luật khách quan.
  • Quản lý giáo dục là một nghệ thuật. Đó là nghệ thuật nắm giữ thông tin, nghệ thuật tổ chức, điều khiển các mối quan hệ trong tổ chức. Nghệ thuật tổ chức giáo dục con người. „Giáo dục khéo“ kết hợp với chính sách, kỷ luật. Quản lý không phải chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà phải bằng cả các phương pháp tâm lý, thuyết phục, động viên, chăm lo con người.
  • Đặc điểm này đặt ra yêu cầu gì?
  • Để có những tác động quản lý hợp quy luật, phát huy được hiệu quả và chất lượng của các nguồn lực giáo dục, đòi hỏi nhà quản lý phải có tri thức quản lý, có quan điểm tiếp cận thực tiễn quản lý đúng đắn, có phương pháp quản lý cụ thể phù hợp với thực tiễn. Nói cách khác, hoạt động quản lý là một khoa học, cần được đối xử một cách khoa học, nhà quản lý không thể mang tác phong tuỳ tiện, đơn giản, chủ quan.
  • Quản lý giáo dục đồng thời còn là một nghệ thuật, vì quản lý giáo dục là quản lý quá trình đào tạo, hình thành và hoàn thiện nhân cách, nó đòi hỏi nhà quản lý muốn đạt được chất lượng và hiệu quả quản lý cao luôn luôn phải trau dồi tài nghệ, bản lĩnh, nhân cách, trí tuệ và phong cách công tác chuẩn mực cùng với phong cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo với con người.

Ví dụ: Trong nhà trường, đối tượng quản lý là các nguồn lực giáo dục của nhà trường (tập thể và cá nhân giảng viên, học viên) và các mối quan hệ trong hệ thống giáo dục của nhà trường. Trong khoa học quản lý giáo dục, đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý giáo dục. Đối tượng của khoa học quản lý giáo dục là các quan hệ quản lý giáo dục và các quy luật vận động, phát triển của chúng. Giáo dục là một hệ thống hoạt động phức tạp với những hành vi có mục đích. Sự phát triển của hệ thống giáo dục là kết quả của sự tác động qua lại giữa những con người được kết hợp thành những nhóm, những tổ chức riêng biệt. Những cá nhân và những nhóm xã hội riêng lẻ đó không có vai trò như nhau và đồng đều trong hệ thống giáo dục. Đó là lý do xuất hiện cơ chế điều khiển và các cơ quan đặc thù để tổ chức, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các hoạt động giáo dục. Những mối quan hệ giữa các cơ quan đó là tất yếu, khách quan và thuộc phạm vi những quan hệ quản lý.

Các quan hệ quản lý giáo dục rất đa dạng phức tạp. Có thể nêu ra ở đây một số mối quan hệ chủ yếu như: - Một là, quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong hệ thống tổ chức quản lý giáo dục Ví dụ: ở nhà trường, như quan hệ giữa ban giám đốc (hoặc ban giám hiệu), các cơ quan chức năng (phòng, ban trực thuộc) với các khoa, bộ môn, các đơn vị quản lý học viên (hệ, tiểu đoàn, đại đội, lớp ...), các đơn vị phục vụ... - Hai là, quan hệ trong nội bộ hệ thống quản lý giáo dục, Bao gồm: quan hệ giữa các cấp quản lý (quan hệ dọc) Ví dụ như quan hệ giữa Cục Nhà trường với Phòng Đào tạo, giữa phòng với các ban chức năng ...; Quan hệ giữa các bộ phận trong một cấp quản lý (quan hệ ngang).

- Ba là, quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền trong mỗi bộ phận quản lý (quan hệ tòng thuộc). Ngoài ra theo chức năng quản lý giáo dục, cần phải tính đến mối quan hệ giữa các khâu, các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra .. quá trình quản lý giáo dục. Các quan hệ quản lý giáo dục thể hiện rõ tính chất khách quan và chủ quan của chúng. Mặt khách quan thể hiện ở chỗ, các quan hệ quản lý giáo dục, chịu sự chi phối của đường lối, quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, của quân đội; vận động theo các quy luật giáo dục, quy luật quản lý. Mặt chủ quan thể hiện ở chỗ, các mối quan hệ đó đều thông qua con người, do con người xây dựng lên và hoàn thiện chúng để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý. *** Liên hệ:** Các quan hệ quản lý giáo dục ở đại học quân sự phản ánh rõ đặc điểm của một tổ chức quân sự, mang tính thứ bậc, chỉ huy và chỉ đạo. Điều 58, Điều lệ Công tác nhà trường quân đội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy, quản lý nhà trường nêu rõ: “Người chỉ huy cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ chỉ đạo công tác nhà trường cấp mình và quản lý nhà trường quân đội thuộc quyền ”. Đương nhiên, theo mối quan hệ dọc của hệ thống quản lý giáo dục trong quân đội, tất yếu nảy sinh quan hệ thứ bậc và cơ chế quan hệ ở đây là chỉ huy - phục tùng. Bên cạnh các quan hệ thứ bậc, chỉ huy - phục tùng nêu trên, quản lý giáo dục ở đại học quân sự còn có những mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan (phòng, ban chức năng), với các khoa bộ môn, các đơn vị quản lý học viên; và các mối quan hệ đa chiều khác với các nhà trường, cơ quan quản lý trong và ngoài quân đội.

Tóm lại, khoa học quản lý giáo dục nghiên cứu các mối quan hệ quản lý mang tính tất yếu, vốn có, đa dạng và phức tạp trong hoạt động quản lý, trên cơ sở đó, phát hiện và khái quát những quy luật vận động, phát triển của chúng, tạo ra cơ sở khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục.

Thạc sĩ quản lý giáo dục tiếng Anh là gì?

- Chương trình Thạc sĩ Quản lý và Lãnh đạo trong giáo dục (Master in Educational Leadership and Management) – chương trình liên kết giữa trường ĐHGD với Đại học Dalarna, Thụy Điển .

Quản lý giáo dục gồm những gì?

Ngành Quản lý Giáo dục là ngành học đào tạo chuyên sâu về quản lý và điều hành các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, gồm các khóa học về kế hoạch, quản lý và điều hành trong giáo dục; chính sách, quy định liên quan đến giáo dục; phương pháp quản lý và đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Khóa học quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục (Education Management) là ngành học cung cấp những kiến thức, kỹ năng liên quan đến công tác quản lý, giám sát, tổ chức nhằm đảm bảo hệ thống giáo dục được vận hành và phát triển hiệu quả.

Chức năng chính của hệ thống phần mềm quản lý nhà trường là gì?

Phần mềm quản lý nhà trường sẽ giúp cho giáo viên hay nhà trường lập kế hoạch giảng dạy nhanh chóng và cụ thể hơn bằng việc: Cho phép giáo viên tạo lịch học theo từng khóa học hoặc môn học. Xác định ngày, giờ, và địa điểm của các buổi học. Tích hợp với lịch trường học để tránh xung đột thời gian.