10 công ty số hóa thêu hàng đầu năm 2022

10 công ty số hóa thêu hàng đầu năm 2022

Trình diễn công nghệ thêu tự động - Ảnh: VGP/Lê Anh

Sau 3 năm trì hoãn, Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may (VTG 2022), VitaTex - Triển lãm quốc tế về nguyên phụ liệu ngành dệt - may và DYECHEM - Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp hóa chất - nhuộm Việt Nam đã cùng diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SEEC) kết hợp với nền tảng trực tuyến.

Theo đơn vị tổ chức, dù mở lại sau 3 năm gián đoạn song triển lãm năm nay vẫn thu hút 200 doanh nghiệp từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Ấn Độ, Indonesia, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Italy, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc...

Tại triển lãm, những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp dệt may sẽ giới thiệu hàng loạt máy móc sản xuất tự động với hiệu suất cao trong lĩnh vực dệt may. Có thể kể đến Hoang Ma nhà cung cấp giải pháp nhà máy thông minh hàng đầu trong sản xuất may mặc, cùng các thương hiệu máy may nổi tiếng: Juki, Pegasus và Siruba; Supreme cung cấp giải pháp tùy chỉnh tự động và các doanh nghiệp hàng đầu trong dây chuyền máy cắt như Cosma, YYC, Winda, Bok…

"VTG 2022 chắc chắn sẽ trở thành một nền tảng lý tưởng cho các nhà sản xuất dệt may Việt Nam trong công cuộc tìm kiếm các giải pháp nâng cấp ngành", bà Judy Wang, Giám đốc điều hành công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Tiếp thị Yorkers - đơn vị tổ chức triển lãm cho biết.

Theo bà Judy Wang, khách tham quan có thể tiếp cận các giải pháp công nghiệp tiên tiến trong và ngoài nước, cập nhật thông tin thị trường mới nhất và kết nối với các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp dệt may tại triển lãm này.

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3, và đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 30,2 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hơn 10 năm qua.

10 công ty số hóa thêu hàng đầu năm 2022

Khách tham quan tìm kiếm các chuỗi cung ứng dệt may tiên tiến - Ảnh: VGP/Lê Anh

Hơn nữa, đầu tư nước ngoài (FDI) cho ngành dệt may cũng cao nhất trong 5 năm gần đây nhờ các ưu đãi đầu tư mang tính chủ động từ phía chính phủ cùng các Hiệp định thương mại tự do. Các yếu tố này tạo dựng nên một nền tảng vững chắc để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất hàng may mặc hàng đầu tại châu Á.

Theo nhận định của ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, thời gian gần đây xuất khẩu dệt may đang có dấu hiệu chững lại và đối mặt với một số thách thức mới do sự suy giảm sức cầu ở một số quốc gia trong bối cảnh lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, các DN trong ngành vẫn nỗ lực duy trì hoạt động bằng nhiều giải pháp khác nhau với mục tiêu để nhà xưởng luôn sáng đèn, công nhân có công ăn việc làm.

Ông Hồng kỳ vọng, triển lãm lần này sẽ tạo cầu nối giúp DN trong ngành dệt may của Thành phố mở rộng kết nối tìm thêm đối tác khách hàng, vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.

Lê Anh

Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Đăng Khoa, Phó Tổng Giám Đốc Thuận Phương Group cho biết, “Thuận Phương là một trong số ít những công ty tư nhân Việt Nam chăm chút đầu tư hệ thống để quản lý hoạt động kinh doanh gần như toàn diện từ sớm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển liên tục trong gần 10 năm qua, đây là thời điểm thích hợp để Thuận Phương đầu tư thay đổi công nghệ và nâng chất lượng nhân lực lên một tầm cao mới phục vụ cho giai đoạn phát triển 2021 – 2030.”

10 công ty số hóa thêu hàng đầu năm 2022

“Với tầm nhìn và chiến lược xây dựng, chuyển đổi mô hình kinh doanh mới dựa trên dữ liệu, tốc độ xử lý, công nghệ kỹ thuật cao, và đội ngũ nhân viên năng động, hành trình Chuyển đổi số được mong đợi là một nền tảng tiên tiến giúp Thuận Phương phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn”, ông Mai Đăng Khoa chia sẻ thêm.

RISE with SAP, gói chuyển đổi kinh doanh mới của SAP là một giải pháp toàn diện hỗ trợ khách hàng trong việc thiết kế lại các quy trình kinh doanh và giảm độ phức tạp nội bộ.

Việc Thuận Phương áp dụng RISE with SAP nhằm mục đích cho phép doanh nghiệp triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật số linh hoạt. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, máy học và khả năng phân tích tiên tiến đã được tích hợp vào hệ thống. Mục tiêu là cho phép doanh nghiệp tiến hành phân tích thời gian thực về phát triển và phân tích quy trình, giải quyết chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong tình huống không chắc chắn đồng thời xây dựng khả năng phục hồi và thích ứng cho tổ chức. Giải pháp mới cũng nhằm thúc đẩy sự hợp tác và cung cấp quyền truy cập vào mạng lưới kinh doanh lớn nhất thế giới - bao gồm nhà cung cấp, dịch vụ hậu cần và mạng thông minh của SAP.

“Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và quá trình chuyển hóa sang thời kì bình thường mới còn gặp nhiều khó khăn, kinh doanh hàng may mặc tiếp tục là một nhu cầu thiết yếu nhưng chưa thực sự được chú trọng, một phần do sự phức tạp của việc phát triển và cho phép phân phối hiệu quả về chi phí trên quy mô lớn. Bằng việc áp dụng giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây như RISE with SAP, Thuận Phương đã có thể bắt tay vào sứ mệnh chuyển đổi toàn diện thành một doanh nghiệp thông minh, tiếp tục dẫn đầu trong ngành công nghiệp may mặc”, Nguyễn Hồng Việt, Giám đốc Điều hành, SAP Việt Nam cho biết.

“Giải pháp RISE với SAP sẽ góp phần xây dựng một hệ sinh thái hài hòa, kết hợp chặt chẽ giữa các quy trình và hệ thống kinh doanh. Một hệ thống nền tảng quản trị doanh nghiệp tiên tiến, bao gồm tất cả các lĩnh vực quy trình trong chuỗi giá trị của Ngành May mặc. Sau khi triển khai, Ban Giám đốc sẽ nắm được dữ liệu thời gian thực của các phòng ban cũng như toàn bộ nhà máy, nắm được tình hình hoạt động của công ty. Dựa vào đó, Ban Giám đốc có thể đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời. Chúng tôi hân hạnh là người bạn đồng hành tin cậy trên chặng đường chuyển đổi số của Thuận Phương Group.” anh Việt chia sẻ thêm.

10 công ty số hóa thêu hàng đầu năm 2022

Abeo International (abeoinc.com) là đơn vị triển khai dịch vụ chuyên nghiệp với hơn 23 năm kinh nghiệm và trên 200 dự án triển khai SAP. Phát biểu tại lễ khởi động dự án, ông Colin Lian, Phó Chủ Tịch Abeo International nhấn mạnh: Đại dịch đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với ngành thời trang. Những bất ổn do ngừng hoạt động, giảm đơn đặt hàng và thách thức chuỗi cung ứng đã gây ra sự gián đoạn đáng kể cho các công ty như Thuận Phương Group. Tuy nhiên, với sự điều hành thận trọng và đúng đắn, Thuận Phương Group đã vượt qua sóng gió. Họ đã quyết định đầu tư vào SAP để xây dựng một nền tảng kinh doanh có thể mở rộng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ. Nền tảng công nghệ RISE với SAP sẽ hỗ trợ Thuận Phương Group phản ứng nhanh với những biến động của thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững. Abeo tự hào được hợp tác với TPG khi họ bắt tay vào hành trình này.”

Thông tin về Thuận Phương Group:

Được thành lập vào năm 1983, Công ty TNHH May Thêu Thuận Phương do Ông Mai Đức Thuận sáng lập đã trở thành một trong những công ty may thêu xuất khẩu tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Qua quá trình kinh doanh thành công trong lĩnh vực này, Công ty TNHH May Thêu Thuận Phương đã phát triển thành Tập Đoàn May Thêu Thuận Phương (Thuận Phương Group) đa ngành nghề hoạt động và đầu tư trong nhiều lĩnh vực như: may, thêu, bệnh viện, trường học, nhà hàng, bất động sản. Với môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế 5S, hãng xưởng sạch đẹp, khang trang, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, và hơn 7.000 công nhân viên được chăm sóc và trả lương thích đáng. Thuận Phương Group không ngừng nỗ lực cải tiến để đạt năng suất chất lượng tối ưu. Thuận Phương Group không chỉ dừng lại là nhà máy sản xuất gia công trực tiếp bán hàng cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới mà còn là nhà thiết kế chế tạo sản phẩm (ODM – Original Design Manufacturer) cho các thương hiệu lớn như: Nike, Levi's, Target, Walmart, Adidas...