Báo cáo kế toán mã 6418 là gì năm 2024

Chi phí bán hàng là 1 trong những khoản mục chi phí lớn, liên quan trực tiếp tới việc bán hàng tạo ra nguồn doanh thu chính cho DN và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả SXKD. Vì vậy việc xác định và hạch toán chính xác chi phí bán hàng sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát chi phí tốt hơn cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, kịp thời.

Vậy chi phí bán hàng là gì, có những quy định nào về chi phí bán hàng cũng như quy định hạch toán kế toán chi phí bán hàng mà kế toán cần phải nắm vững? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé

Báo cáo kế toán mã 6418 là gì năm 2024

1. Khái niệm và phân loại

  • Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh thực tế nhằm phục vụ cho quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ,… như chi phí quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, chi phí lương bộ phận bán hàng,…
  • Chi phí bán hàng gồm:
  • Chi phí nhân viên: là các khoản chi phí phải trả cho nhân viên thuộc bộ phận bán hàng như tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương,…
  • Chi phí vật liệu, bao bì: là chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc tiêu thụ, bảo quản hàng hóa, sản phẩm hay vật liệu xuất dùng cho sửa chữa TSCĐ,.. liên quan đến bộ phận bán hàng
  • Chi phí dụng cụ, đồ dùng: bao gồm các chi phí CCDC phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và CCDC phục vụ cho công việc của bộ phận bán hàng như: dụng cụ đo lường, phương tiện làm việc của bộ phận bán hàng
  • Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng, bảo quản hàng hóa,…
  • Chi phí bảo hành: bao gồm các chi phí phục vụ cho việc bảo hành hàng hóa, sản phẩm. Riêng đối với công trình xây dựng, chi phí bảo hành hạch toán trên tk 627
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi cho dịch vụ mua ngoài nhằm phục vụ cho khâu bán hàng như: tiền thuê kho bãi, thuê vận chuyển, tiền hoa hồng trả cho đại lý
  • Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí kể trên

2. Kết cấu và nội dung tài khoản chi phí bán hàng – TK 641

  • Bên nợ: các khoản chi phí phát sinh liên quan đến bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ
  • Bên có: hạch toán các khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng vào tk 911 “xác định kết quả kinh doanh” cuối kỳ
  • TK 641 không có số dư cuối kỳ
  • Tk 641 có 7 tài khoản cấp 2:
  • TK 6411: chi phí nhân viên
  • TK 6412: chi phí vật liệu, bao bì
  • TK 6413: chi phí dụng cụ, đồ dùng
  • TK 6414: chi phí khấu hao TSCĐ
  • TK 6415: chi phí bảo hành
  • TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài
  • TK 6418: chi phí bằng tiền khác

3. Phương pháp hạch toán kế toán

  • Hạch toán tiền lương, các khoản phụ cấp, trích theo lương cho nhân viên bộ phận bán hàng:

Nợ tk 6411: chi phí bán hàng

Có Tk 334, 3383,3384,3386…

  • Xuất dùng vật liệu, CCDC phục vụ cho bộ phận bán hàng:

Nợ TK 6412, 6413: chi phí vật liệu, CCDC xuất dùng cho bp bán hàng

Có TK 152, 153, 242

  • Định kỳ, trích khấu hao của TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng:

Nợ TK 6414: chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng

Có TK 214: hao mòn TSCĐ

  • Chi phí điện, nước, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác:

Nợ TK 6417: chi phí điện nước, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ,…

Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào

Có TK 331, 111, 112, 141,…

Hàng kỳ, khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch:

Nợ TK 6417: chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 335: chi phí phải trả

  • Khi sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh thực tế:

Nợ TK 335: chi phí phải trả

Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào

Có TK 331, 111, 112, 241,…

  • Nếu chi phí thực tế phát sinh > chi phí trích trước, hạch toán giảm chi phí: Nợ Tk 335: chi phí phải trả

Có TK 6417: chi phí trích trước sửa chữa TSCĐ

Nếu chi phí thực tế phát sinh< chi phí trích trước, hạch toán trích bổ sung: Nợ TK 6417: chi phí trích trước sửa chữa TSCĐ

Có TK 335: chi phí phải trả

  • Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ liên quan đến bộ phận bán hàng phát sinh 1 lần, DN không trích trước thì phải tiến hành phân bổ cho nhiều kỳ kế toán, khi phân bổ hạch toán:

Nợ TK 6417: chi phí sửa chữa TSCĐ

Có TK 242: chi phí trả trước

  • Hạch toán dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa, sản phầm:

Nợ TK 6415: trích trước chi phí bảo hành

Có TK 352: dự phòng phải trả

Cuối kỳ kế toán sau, kế toán tiếp tục xác định số dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa, sản phẩm cần lập:

  • Nếu số dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa, sản phẩm cần lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước nhưng chưa sử dụng hết thì kế toán tiến hành trích lập bổ sung:

Nợ TK 6415: trích bổ sung chi phí bảo hành

Có TK 352: dự phòng phải trả

– Nếu số dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa, sản phẩm cần lập kỳ này nhỏ hơn dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết thì kế toán tiến hành ghi giảm chi phí dự phòng đã trích lập:

Tài khoản 641 trong kế toán là gì?

Số dư: Tài khoản 641- Chi phí bán hàng không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng có 7 tài khoản cấp 2. - Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, ...

Chi phí bán hàng được tính như thế nào?

Chi phí bán hàng = Chi phí nhân viên + Chi phí dụng cụ + Chi phí bao bì + Chi phí khấu hao + Chi phí bảo hành + Chi phí phát sinh.

8 chi phí bán hàng là gì?

Chi phí bán hàng: Đây là chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ như tiền lương nhân viên, phụ cấp lương, phí vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, tiền hoa hồng cho đại lý, phí quảng bá sản phẩm,...

Bộ phận bán hàng là chi phí gì?

Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này có: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa…