109 phố hàng tiện.tp nam định thuộc phường nào

LTS: Năm 2012, tỉnh ta tổ chức kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định (1262-2012). Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng này, từ số báo Nam Định Cuối tuần hôm nay đến hết năm 2012, Báo Nam Định mở chuyên mục “Tiến tới kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định (2012)”. Nội dung chuyên mục hệ thống lại lịch sử vùng đất Thiên Trường - Nam Định qua các thời kỳ; Những giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của Thiên Trường - Nam Định; Các danh nhân tiêu biểu của quê hương Thiên Trường - Nam Định.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

109 phố hàng tiện.tp nam định thuộc phường nào
Lễ hội Đền Trần.

Ảnh: Xuân Thu

Theo sử sách ghi lại, quê gốc hoàng tộc Trần ở hương Tức Mặc, phường Lộc Vượng (TP Nam Định), là một vùng đất có địa thế đẹp, sông lớn bao bọc ba mặt. Từ thời Lý, đây là một trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển. Ngay tại Tức Mặc, thời Lý đã có Chùa Phổ Minh, một danh lam nổi tiếng với đỉnh đồng kỳ vĩ được xếp vào hạng “tứ đại khí” của nước Đại Việt. Vốn sống bằng nghề đánh cá, cư dân họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông ven biển, đến đời Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp. Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Cao Tông phải chạy lên Quy Hóa, Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Trong thời gian này, Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc (thuộc tướng của Phạm Bỉnh Di), đưa vua Lý trở lại Minh tự, cậu ruột Trần Thị Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ.

Năm 1210, vua sai Đỗ Quảng đến đón Hoàng tử Sảm trở về Kinh, nhưng chưa được phép đem theo người vợ họ Trần. Khi ấy Trần Lý bị một phe phái nổi loạn giết hại, người con thứ là Trần Tự Khánh được vua Lý phong tước Thuận Lưu bá. Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi Hoàng tử Sảm (sau này là Lý Huệ Tông) lên ngôi vào năm 1211. Ông cho đón Trần Thị Dung về cung lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái úy phụ chính. Tuy thuộc họ ngoại, nhưng ông là người sớm nhận ra vị trí quan trọng của vùng đất quê hương nhà Trần. Ngay năm đó, với tư cách một đại quan đầu triều, Trung Từ đã đến Nguyễn Gia trang (nay thuộc làng Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực), một vùng có địa thế đẹp và cư dân sầm uất từ thời Lý, cho xây dựng tại đây một hành cung để vua và hoàng tộc có thể nghỉ lại mỗi khi đi kinh lý. Ông còn cho xây một tòa thành kiên cố gần chợ Bình Giã và cho khơi một con sông, tạo thành con đường giao thông thuận tiện cho các thương lái có thể đi thuyền thẳng từ biển vào chợ. Dấu vết con sông này chính là sông Châu Thành nối sông Hồng với sông Ninh Cơ chảy qua Điền Xá. Theo truyền thuyết dân gian, Tô Trung Từ đã dạy dân địa phương nghề trồng hoa và cây cảnh.

Cũng theo sử sách ghi lại, Lý Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng “không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát". Lợi dụng tình thế đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi. Trong triều, Hoàng Thái hậu Đàm thị tác oai tác quái, ức hiếp vua và nguyên phi, thường xuyên dèm pha Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc. Năm 1216, lấy cớ Nguyên phi Trần thị làm phản buộc bà phải tự sát. Trước tình thế bức bách, không còn cách nào khác, Lý Huệ Tông đã phải bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần thị trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.

Năm 1217, Lý Huệ Tông phát bệnh cuồng, không còn làm chủ được bản thân. Đến năm 1224, bệnh của vua ngày càng nặng, các danh y trong nước được mời đến nhưng không ai chữa nổi, tình hình trong nước hết sức rối ren, mọi việc vua đều ủy quyền cho Trần Thủ Độ (người anh em con chú con bác với Trần Thừa) khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân. Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh và một năm sau, vào tháng 12 năm 1225, Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần khởi nghiệp đế. Khi lên ngôi, Trần Cảnh mới tám tuổi, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và Nhiếp chính Trần Thừa.

Sau khi nhà Trần thay thế nhà Lý cai quản đất nước, trung tâm quyền lực quốc gia, nơi tập trung cao nhất các cơ quan đầu não của đất nước vẫn là Thăng Long. Nhà Trần xác định chế độ Thượng hoàng. Các vua Trần khi đã nhường ngôi cho con, vẫn nắm quyền điều hành đất nước, hướng dẫn, chỉ đạo vua nối nghiệp quản lý đất nước trên mọi phương diện. Ngô Sỹ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Gia pháp nhà Trần… con đã lớn thì cho nối ngôi chính, cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự. Thực ra chỉ truyền ngôi để yên việc sau, phòng khi thảng thốt mà thôi, chứ mọi việc đều do Thượng hoàng định đoạt cả… Vua nối ngôi không khác gì Hoàng Thái tử". Thời gian đầu, Tức Mặc đơn thuần chỉ là quê cha, đất Tổ, chỉ có hành cung và Tiên miếu để vua về làm lễ hằng năm. Làng cũ ven sông Hoàng Giang với những con đường cát phẳng mịn của vùng giáp biển, mát rượi cây cối xanh tươi, trù phú đã thành "quý hương" của các vua Trần. Mười bốn năm sau (năm 1239), vua Trần Thái Tông, lúc đó đã 22 tuổi "… nghĩ đến Tức Mặc là nơi làng cũ của mình, nên hạ lệnh cho Phùng Tá Chu làm Nhập nội Thái phó, dựng hành cung ở đây để thường thời đến chơi". Thiên Trường bắt đầu được đầu tư xây dựng theo quy mô của bậc đế vương.

Đại Việt sử ký toàn thư lần đầu tiên ghi nhận hành cung Thiên Trường là vào năm 1262: “Mùa xuân, tháng 2, thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên, mỗi người được ban tước hai tư, đàn bà được hai tấm lụa. Đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa…”. Theo quy định của nhà Trần, người được cử làm An Phủ sứ phủ Thiên Trường phải là những viên quan đã từng kinh qua An Phủ sứ cấp lộ, sau đó mới được khảo duyệt xem có đủ tài đức mới được bổ nhiệm. Nguyễn Trãi chép trong “Dư địa chí”: Phủ Thiên Trường có 4 huyện: Giao Thuỷ (có 79 xã, 33 trang), Nam Chân (có 109 xã, 6 thôn), Mỹ Lộc (có 51 xã) và Thượng Nguyên (có 78 xã). Như vậy, phủ Thiên Trường khá rộng và hành cung Tức Mặc - Thiên Trường là thủ phủ. Nhà vua cho xây dựng cung Trùng Quang, làm nơi dành riêng cho các Thượng hoàng về ở sau khi nhường ngôi cho con. Bên cạnh cung Trùng Quang lại cho dựng cung Trùng Hoa làm nơi dành riêng cho nhà vua ngự mỗi khi về thăm, yết kiến Thượng hoàng. Chùa Phổ Minh được xây dựng từ thời nhà Lý, được trùng tu lại cho tương xứng với quần thể kiến trúc mới, có một thời từng là trung tâm Phật giáo ở nước ta. Chùa xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Tháp Phổ Minh được xây dựng vào đầu thế kỷ XII cao 14 tầng, tầng trệt bằng đá xanh, hình một cỗ kiệu, 13 tầng trên xây bằng gạch đỏ, được nung bằng cỏ, rắn chắc và bóng giống như sành sứ, rêu không bám được, chịu mưa nắng. Tháp Phổ Minh là nơi đặt một phần xá lỵ của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hành cung Thiên Trường từ đó xuất hiện những công trình kiến trúc có quy mô vương giả: Ở nội cung, có hai cung Trùng Quang, Trùng Hoa; ngoại cung có các cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, xung quanh xây dựng các phủ đệ, dành cho các vương phi, quan lại, sắc dịch thuộc bộ máy giúp việc Thượng hoàng./.