3 nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân

Để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình đưa ra những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, Luật hôn nhân và gia đình là một trong những ngành luật riêng chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật dân sự và ngành luật nào cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định rõ những nguyên tắc cơ bản, nền tảng cơ bản điều chỉnh toàn bộ nội dung liên quan đến lĩnh vực này.

– Hiến pháp năm 2013

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Thế nào là nguyên tắc cơ bản?

Bất kỳ hoạt động nào có mục đích muốn đạt được kết quả, đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải xác định được các nguyên tắc hoạt động và tuân thủ triệt để nó. Theo nghĩa chung nhất, nguyên tắc được hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”  (Trung tâm từ điển ngôn ngữ (2003), “Từ điển Tiếng Việt ”, trang 694, Nhà xuất bản Đà Nẵng).

Như vậy, nguyên tắc được hiểu với nghĩa là tư tưởng chỉ đạo, quy tắc cơ bản của một hoạt động nào đó. Hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật là những hoạt động thực tiễn có tính khoa học, nên cũng phải tuân theo các nguyên tắc pháp luật nhất định. Đó là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, xuyên suốt toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật.

Luật hôn nhân và gia đình là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Hoạt động xây dựng và thực hiện ngành luật này một mặt cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật, nhưng mặt khác chịu sự chi phối, chỉ đạo bởi các nguyên tắc đặc thù chuyên ngành phù hợp với tính chất, đặc điểm các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.

Tóm lại, nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam là những điều cơ bản định ra, tư tưởng chỉ đạo nền tảng, mang tính định hương xuyên suốt, chỉ đạo trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình, được các cá nhân và tổ chức liên quan tuân thủ khi thực hiện những hoạt động chịu sự điều chỉnh trong lĩnh vực này như kết hôn, ly hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, chế độ tài sản của vợ chồng, quan hệ cha mẹ con, cấp dưỡng…

3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam:

Để thực hiện được mục đích giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cần phải có những định hướng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình. Những định hướng này thể hiện quan điểm, đường lối và chính sách của Nhà nước ta trong quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, được quy định trong luật và được gọi là nguyên tắc cơ bản của luật.

Để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đưa ra năm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Xem thêm: Phân tích các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế mới nhất

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

a, Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây được gọi là mối quan hệ hôn nhân, thời điểm bắt đầu và kết thúc quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013:

 “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.” 

Xem thêm: Đặc điểm, vai trò của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Cơ sở của hôn nhân là tình yêu cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của  bản thân hai bên khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn là quy định mang tính tất yếu. Nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình nên việc đi đến hôn nhân cần phải mang tính chất tự nguyện, tiến bộ trong việc thực hiện quyền kết hôn cũng như ly hôn theo quy định của pháp luật. Việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình được gọi là kết hôn giả tạo và là một trong những hành vi bị cấm trong Luật hôn nhân và gia đình.

Để bảo đảm cho sự tự nguyện, tiến bộ thì “Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”.

Ở nước ta, hôn nhân một vợ một chồng được xem là định hướng cơ bản của pháp luật, là điều cơ bản được thừa nhận rộng rãi trong đời sống xã hội. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng không phải thời kỳ trong trong sự phát triển của đất nước cũng được coi trọng. Thời kỳ phong kiến chế độ “năm thê bẩy thiếp”  là điều được xem là bình thường của nam giới, điều này đã gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội và thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong hôn nhân. Nhằm bảo đảm mục đích của hôn nhân luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, bảo đảm hạnh phúc gia đình trong thời kỳ hôn nhân pháp luật cũng quy định rõ những hành vi bị cấm tại khoản 2 Điều 5  Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

……….

h) Bạo lực gia đình;

Xem thêm: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất của Luật hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là tư tưởng định hướng xuyên suốt trong quá trình thực hiện những nội dụng điều chỉnh bởi ngành luật này.

b, Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Quyền tự do về quan hệ hôn nhân giữa các dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam với người nước ngoài được ghi nhận và bảo vệ trong các quy định của pháp luật nói chung và luật hôn nhân và gia đình nói riêng trước hết là để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, tuân thủ theo quy định của Hiến pháp, bảo đảm nhà nước pháp chế XHCN, sau đó là bảo đảm phù hợp với nguyên tắc tự nguyện bình đẳng trong hôn nhân. Theo đó Hiến pháp năm 2013  ghi nhận tại khoản 1, Điều 24:

“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.” 

c, Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. Gia đình có ấm no hạnh phúc thì hôn nhân mới bền vững, xã hội mới phát triển, thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ yêu thương chăm sóc lẫn nhau là điều tất yếu trong đời sống xã hội, việc quy định điều này là nguyên tắc cơ bản là ghi nhận lại điều đó trong văn bản pháp luật, là cơ sở để xử phạt những hành vi vi phạm quy định nêu trên.

d, Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Xem thêm: Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

Nguyên tắc này ghi nhận trách nhiệm về phía cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người già, phụ nữ và trẻ em nói riêng và xã hội hay bản thân các gia đình Việt Nam nói chung. Thực hiện tốt nguyên tắc này gia đình sẽ hạnh phúc, vợ chồng có thời gian quan tâm con cái; Người mẹ được bảo đảm quyền bình đẳng trong gia đình đẩy lùi những tư tưởng lạc hậu về hôn nhân gia đình.

e, Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Cùng với sự phát triển của đất nước, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại trong thời kỳ hội nhập là điều tích cực, tuy nhiên việc tiếp thu phải có chọn lọc không nên để ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc ta về hôn nhân và gia đình.