7 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

Mục tiêu

1. Nêu được định nghĩa sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu [CSSKBĐ] .

2. Trình bày được các yếu tố chi phối sức khoẻ.

3. Trình bày được nội dung CSSKBĐ theo tuyên ngôn Alma Ata và nội dung

CSSKBĐ tại Việt nam.

4. Trình bày được nội dung CSSKBĐ cho trẻ em [GOBIFFF].

5. Phân tích được mô hình bệnh tật của trẻ em nước ta hiện nay.

6. Nêu được các mục tiêu cụ thể về CSSKTE từ nay đến năm 2010.

7. Tiến hành được buổi giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng.

Nội dung

  1. Khái niệm về CSSKBĐ

1.1. Định nghĩa sức khoẻ

Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh, tật hoặc ốm yếu.

1.2. Các yếu tố chi phối sức khoẻ

Ăn uống; Nhà ở, tiện nghi; Rèn luyện thân thể; Văn hoá giáo dục; Tình hình thế giới; Tổ chức y tế; Qui hoạch xây dựng; Giao thông, du lịch; Dân số; Môi trường thiên nhiên; Phát triển kinh tế; Môi trường gia đình; Môi trường lao động; Môi trường xã hội.

1.3. Định nghĩa CSSKBĐ [Nêu tại Hội nghị Alma Ata ngày 12/9/1978]

CSSKBĐ là những chăm sóc sức khoẻ thiết yếu, bằng các phương pháp và kĩ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia, với mức chi phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy tính tự lực, tự quyết của mọi người dân.

Có thể nói CSSKBĐ chính là:

+ Những chăm sóc thiết yếu, những chăm sóc cơ bản cho sức khoẻ.

+ Những chăm sóc này là những kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học.

+ Những chăm sóc có thể tới được mọi người dân, mọi gia đình và tới được nơi họ đang sinh sống.

+ Những chăm sóc mà mọi người có thể chấp nhận được và tích cực tham gia hưởng ứng.

+ Những chăm sóc phù hợp với nền kinh tế của nhân dân, của đất nước.

Như vậy, nội dung CSSKBĐ sẽ không hoàn toàn giống nhau ở các nước trong cùng một thời điểm và ngay trong một nước ở các vùng và các thời điểm khác nhau. Nội dung CSSKBĐ cần được thay đổi theo thời gian hoặc theo địa lý để phù hợp với tình hình sức khoẻ, bệnh tật và trình độ văn hoá của nhân dân cũng như hoàn c ảnh kinh tế của mỗi nước, mỗi địa phương trong từng thời điểm khác nhau.

CSSKBĐ là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ cập các dịch vụ y tế. Các dịch vụ này người dân chấp nhận được, cố gắng chi trả được, có thể tiếp cận được, dựa vào cộng đồng và coi trọng việc nâng cao, duy trì sức khoẻ cho nhân dân.

Bốn nguyên tắc cơ bản của CSSKBĐ là:

+ Tiếp cận rộng rãi và phổ cập các nhu cầu cơ bản: Đây là nguyên tắc nền tảng của CSSKBĐ. Mọi người dân trên thế giới cần được tiếp cận với những dịch vụ y tế hiện có để đảm bảo cho mọi người dân có sức khoẻ đầy đủ.

+ Sự tham gia và tự lực của cá nhân và cộng đồng: Yếu tố chìa khoá để đạt được sự tham gia và tự lực của cá nhân và cộng đồng là giáo dục và xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với sức khoẻ của mình và của mọi người.

+ Phối hợp liên ngành trong CSSKBĐ: Ngành y tế phải phối hợp với các ngành khác như giáo dục, công nghiệp, nông nghiệpvà với các tổ chức xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên và với chính quyền địa phương để có thể đạt được hiểu quả cao trong công tác CSSKBĐ.

+ Kỹ thuật thích ứng và hiệu quả chi phí trong khuôn khổ nguồn lực có sẵn. Dựa vào thực trạng tại địa phương mà có thể đưa ra những kỹ thuật chăm cho phù hợp, hiệu quả và huy động được sự t ham gia tích cực của cộng đồng. Sử dụng các kỹ thuật thích hợp và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực y tế, cũng có nghĩa là phải phân bổ từ trung ương đến địa phương, sao cho đa số người dân được hưởng.

1.4. Nhận thức về chăm sóc sức khoẻ

Sự khác biệt cơ bản về nhận thức chăm sóc sức khoẻ sau Hội nghị Alma Ata là sự chuyển biến về quan niệm cũ cho rằng sức khoẻ là trạng thái không có bệnh sang quan niệm mới là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội và không bệnh tật. Từ đó dẫn đến sự thay đổi về nội dung chăm sóc sức khoẻ, về đối tượng cần chăm sóc sức khoẻ, về trách nhiệm của người cán bộ y tế, về vai trò của từng người nhân, từng ban ngành trong xã hội trong việc phấn đấu không ngừng nâng cao sức khoẻ cho cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội. Sự khác biệt cơ bản về nhận thức chăm sóc sức khoẻ được tóm tắt như sau:

Nội dungNhận thức cũ về CSSKNhận thức mới về CSSK
Quan niệm về sức khoẻKhông có bệnhThoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội và không có bệnh tật.
Nội dung chăm sóc sức khoẻNặng về chữa bệnhDự phòng tích cực, chăm sóc toàn diện.
Đối tượng chăm sóc sức khoẻCá thể: người ốm là chínhCộng đồng: người khoẻ và người ốm
Trách nhiệm củaY tếToàn dân, toàn xã hội
Vai trò của người dânThụ động: ỷ lại vào y tếChủ động:

Tự bảo vệ mình;

Cùng tham gia bảo vệ cộng đồng

Tính chất hoạt độngHoạt động của y tế tách rời với hệ thống kinh tế xã hộiY tế là một bộ phận lồng ghép trong hệ thống kinh tế xã hội
  1. Nội dung CSSKBĐ

2.1. Nội dung CSSKBĐ theo Tuyên ngôn Alma Ata

Gồm 8 điểm [ELEMENTS]:

Education: Giáo dục sức khoẻ.

Local disease control: Phòng chống các bệnh dịch tại địa phương.

Expanded program of immunization: Chương trình tiêm chủng mở rộng.

MCH and family planing: Bảo vệ bà mẹ trẻ em Kế hoạch hoá gia đình.

Essential drugs: Cung cấp thuốc thiết yếu.

Nutrition and food supply: Cung cấp lương thực thực phẩm và cải thiện bữa ăn.

Treatment and prevention: Điều trị và phòng bệnh.

Safe water supply and sanitation: Cung cấp đủ nước sạch và thanh khiết môi trường.

2.2. Nội dung 10 điểm về CSSKBĐ tại Việt nam

Dựa vào mô hình sức khoẻ và bệnh tật, mỗi nước sẽ chọn thứ tự ưu tiên cho thích hợp

Nước ta chấp nhận nội dung 8 điểm của Tuyên ngôn Alma Ata và bổ xung thêm 2 điểm thành nội dung 10 điểm để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của Việt nam. Hai điểm được bổ sung là:

+ Quản lý sức khoẻ.

+ Kiện toàn mạng lưới y tế.

2.2.1. Giáo dục sức khoẻ

Nhằm đạt được 2 mục tiêu:

+ Phổ cập kiến thức y học thường thức về bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân.

+ Để mọi người có nhận thức rằng CSSKBĐ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội.

Nội dung giáo dục sức khoẻ phải:

+ Phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương [mô hình bệnh tật, vấn đề ưu tiên, việc triển khai các chương trình y tế].

+ Tôn trọng các nguyên tắc giáo dục.

+ Phong phú về hình thức giáo dục [nghe, nhìn, làm mẫu].

+ Tổ chức và động viên được các đoàn thể, các tổ chức, các đối tượng cùng tham gia.

2.2.2. Phòng chống các bệnh dịch lưu hành ở địa phương

Khống chế và tiến tới thanh toán ở mức độ khác nhau một số bệnh dịch lưu hành như dịch hạch, dịch tả

Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm như sốt rét, bệnh xã hội, AIDS.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh cấp tính như tiêu chảy, lỵ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp.

Quản lý, theo dõi các bệnh mạn tính như bệnh phong, lao, tâm thần, động kinh, bứơu cổ

2.2.3. Chương trình tiêm chủng mở rộng

Mục tiêu đề ra là 100 % trẻ em dưới 1 tuổi phải được tiêm phòng đầy đủ 7 bệnh truyền nhiễm [lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi và viêm gan B] và 90 % trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm phòng nhắc lại.

2.2.4. Bảo vệ bà mẹ trẻ em kế hoạch hoá gia đình

Giảm tỷ lệ dân số một cách thích hợp: Mỗi gia đình phải có kế hoạch sinh đẻ cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của mình nhằm đảm bảo cho gia đình được phồn vinh, hạnh phúc, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, các con phải được học hành đến nơi đến chốn.

Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống còn 30 % vào năm 2005, 25% vào năm 2010.

Tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

2.2.5. Cung cấp thuốc thiết yếu

Cung cấp thuốc thiết yếu là cung cấp đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước, giảm ngoại nhập, cụ thể là:

Lập kế hoạch sử dụng thuốc và dự trữ thuốc một cách thích hợp dựa trên mô hình sức khoẻ và bệnh tật.

Tìm vốn để quay vòng thuốc, mở quầy thuốc.

Tổ chức xây dựng và kiểm tra túi thuốc của y tế thôn bản, y tế tư nhân, nguồn thuốc trong địa phương, đề phòng thuốc giả, thuốc hỏng

Đảm bảo đủ thuốc tối thiểu cần thiết và thuốc chủ yếu.

Hướng dẫn và kiểm tra sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

Tuyên truyền hướng dẫn trồng, kiểm tra, chế biến và sử dụng thuốc nam ở cộng đồng.

Quản lý tốt thuốc và trang thiết bị y tế.

2.2.6. Cung cấp lương thực thực phẩm và cải thiện bữa ăn.

Là hoạt động liên ngành nhằm cải thiện bữa ăn đủ năng lượng, đủ chất lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày, chú ý tăng cường các loại thực phẩm giàu chất đạm cho trẻ em và phụ nữ có thai.

2.2.7. Điều trị và phòng bệnh

Giải quyết tốt các bệnh thường gặp.

Xử lý tốt các bệnh cấp tính, cấp cứu chuyên khoa.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh theo hướng quản lý tại cộng đồng.

Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm ngăn ngừa các bệnh lây truyền, các bệnh dịch và các bệnh xã hội.

2.2.8. Cung cấp đủ nước sạch và thanh khiết môi trường

Tuyên truyền giáo dục sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh; xử lý nước thải, phân, rác đúng qui trình kỹ thuật.

Tổ chức phối hợp liên ngành trong việc thực hiện vệ sinh công cộng, thực hiện phong trào 3 diệt [ruồi, muỗi, chuột] .

Lập kế hoạch xây dựng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản 3 công trình vệ sinh [nhà xí, nhà tắm, giếng nước]

2.2.9. Quản lý sức khoẻ

Quản lý sức khoẻ là biện pháp CSSKBĐ chủ động, tích cực, đồng thời là sự tổng hợp của nhiều biện pháp chăm sóc về xã hội và y tế. Do đó, phải có sự phối hợp hoạt động đa ngành và liên ngành trong lĩnh vực này.

Mục tiêu của quản lý sức khoẻ là hạ thấp tỷ lệ bệnh tật, tàn phế và tử vong, nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Đối tượng của quản lý sức khoẻ là người dân từ lúc mới sinh cho đến lúc chết.

Phương châm quản lý sức khoẻ là:

+ Khám sức khoẻ định kỳ để chủ động phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

+ Lập hồ sơ sức khoẻ các nhân: Ghi chép đầy đủ tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của bệnh nhân để theo dõi và có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, kịp thời.

+ Phổ biến kiến thức y học thường thức để người dân có thể tự cấp cứu cho nhau khi cần thiết.

+ Củng cố mạng lưới Hội chữ thập đỏ ở cơ sở

+ Khám toàn diện khi bệnh nhân đến cơ sở y tế để không bỏ sót các bệnh khác kèm theo.

+ Khám chuyên khoa để phát hiện các bệnh hàng loạt như lao, mắt hột, phong, bệnh phụ khoa, bướu cổ

2.2.10. Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở

Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế Việt nam, là nội dung và biện ph áp quan trọng nhất để đảm bảo sự thành bại các nội dung khác của CSSKBĐ.

Mục tiêu của kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở là:

+ Mỗi xã có 1 trạm y tế, khu vực có phòng khám đa khoa khu vực.

+ 100% cán bộ y tế vào biên chế nhà nước.

+ Có đủ lượng cán bộ y tế cần thiết với qui mô 1 cán bộ y tế cho 1000 -3000 dân với cơ cấu 1 trạm trưởng chuyên khoa cộng đồng, 1 y sĩ về y học cổ truyền, 1 nữ hộ sinh biết chăm sóc trẻ em và y học xã hội.

Nội dung:

+ Hoạt động của trạm y tế phải đổi mới theo hướng thực hiện các ch ương trình y tế công tác:

+ Cán bộ y tế cơ sở phải được đào tạo lại để đáp ứng được yêu cầu mới của

* Biết chẩn đoán cộng đồng và xác định được vấn đề ưu tiên.

* Xác định được nhu cầu y tế cơ sở.

* Phân tích nguyên nhân vấn đề y tế dựa trên điều tra cộng đồng tại địa phương mình công tác.

* Biết lập kế hoạch y tế theo năm, quí, tháng.

* Biết tổ chức thực hiện kế hoạch.

* Biết đánh giá kết quả thực hiện.

* Biết ý nghĩa, cách tính toán và viết báo cáo về 25 chỉ số thống kê cơ bản ở tuyến y tế cơ sở.

  1. Nội dung CSSKBĐ cho trẻ em [GOBIFFF]

Dựa vào tình hình sức khoẻ và bệnh tật hiện nay của trẻ em ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới, Quĩ nhi đồng thế giới [UNICEF] đã đề ra 7 ưu tiên cho trẻ em, được gọi là GOBIFFF và đây cũng là nội dung CSSKBĐ cho trẻ em:

Growth chart: Biểu đồ tăng trưởng.

Oral rehydration: Bù nước bằng đường uống.

Breast feeding: Nuôi con bằng sữa mẹ.

Immunization: Tiêm chủng mở rộng.

Family planing: Kế hoạch hoá gia đình.

Femal education: Giáo dục kiến thức nuôi con cho bà mẹ.

Food supply: Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

7 ưu tiên trên đây nhằm giải quyết các vấn đề sau:

Giải quyết những bệnh gây tử vong cao như:

+ SDD.

+ Tiêu chảy.

+ Các bệnh lây.

+ Các bệnh đường hô hấp.

Bảo vệ bà mẹ trẻ em bằng các biện pháp:

+ Kế hoạch hoá gia đình.

+ Nâng cao hiểu biết cho bà mẹ về cách nuôi con, vệ sinh, dinh dưỡng.

+ Ưu tiên thực phẩm cho bà mẹ, trẻ em.

3.1. Biểu đồ tăng trưởng- Là nội dung ưu tiên hàng đầu

Là biện pháp chủ yếu để theo dõi, phát hiện, phòng chống và thanh toán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Do vậy, việc theo dõi phải được bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, bằng cách theo dõi cân nặng của bà mẹ mang thai:

+ 3 tháng đầu, người mẹ phải tăng được 1 kg.

+ 3 tháng giữa, người mẹ phải tăng được 4 5 kg.

+ 3 tháng cuối, người mẹ phải tăng được 5 6 kg.

+ Trong 9 tháng, người mẹ phải tăng được trên 12 kg.

Tiến hành và đánh giá sức khoẻ trẻ em dựa vào biểu đồ tăng trưởng [Xem bài: Sự phát triển thể chất của trẻ em].

3.2. Nuôi con bằng sữa mẹ

Xem bài: Nuôi con bằng sữa mẹ.

3.3. Bù nước bằng đường uống

Xem bài: Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

3.4. Tiêm chủng mở rộng.

Xem phần 2.2.3. bài này

3.5. Kế hoạch hoá gia đình.

Xem phần 2.2.4. bài này

3.6. Giáo dục kiến thức nuôi con cho bà mẹ.

Xem các bài: Nuôi dưỡng trẻ em

3.7. Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.

Xem phần 2.2.6. bài này

  1. Định hướng chiến lược chăm sóc sức khoẻ trẻ em giai đoạn 2001 2010

4.1. Thực trạng sức khoẻ, bệnh tật, tử vong trẻ em hiện nay

4.1.1. Bệnh tật trẻ em

Trong thập kỷ qua, giai đoạn 1990 2000, công tác CSSK trẻ em đã được Nhà nước, Bộ y tế hết sức quan tâm chỉ đạo. Tháng 9 1990, Việt nam tham gia hội nghị cấp cao về trẻ em và là nước châu á đầu tiên phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em vào tháng 2 1990. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, quyết định và nghị định để thể chế hoá công tác CSSK trẻ em.

Nhờ việc kiện toàn mạng lưới y tế và có rất nhiều chương trình y tế quốc gia mang tính chất dự phòng, có liên quan nhiều đến CSSK trẻ em, nên tỉ lệ tử vong và mắc bệnh ở trẻ em đã giảm tương đối nhanh như tiêu chảy, sởi, ho gà, uốn ván, bạch hầu, thậm chí có những bệnh đã được thanh toán như bệnh bại liệt.

Tuy vậy, mô hình bệnh tật của trẻ em nước ta hiện nay vẫn là mô hình bệnh tật trẻ em của một nước đang phát triển:

Tỷ lệ SDD ở trẻ em < 5 tuổi còn cao: 33,13% [năm 1995 là 43%].

Tỷ lệ mắc các bệnh thiếu các yếu tố vi lượng còn cao:

+ Thiếu iốt: 14,9%.

+ Thiếu máu thiếu sắt : 20 60% tuỳ theo tuổi.

+ Bệnh còi xương do thiếu Vitamin D còn nhiề u.

+ Vẫn còn trẻ bị thiếu Vitamin A tiền lâm sàng.

+ Bệnh xuất huyết não màng não do thiếu Vitamin K vẫn chưa được giải quyết.

Tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm đa số.

Các tai nạn, ngộ độc có chiều hướng gia tăng.

Các bệnh mãn tính không do nhiễm trùng ngày càng được phát hiện nhiều lên như bệnh về máu, ung thư, nội tiết, chuyển hoá, di truyền, dị tật bẩm sinh, thần kinh tâm thần, các bệnh cần phẫu thuật..

Tình trạng cấp cứu nhiều, chủ yếu là cấp cứu suy thở, suy tuần hoàn, hôn mê, co giật, tai nạn, cấp cứu ngoại khoa.

4.1.2. Tử vong trẻ em

Tỉ lệ tử vong có giảm, song còn cao. Tử vong trẻ < 1 tuổi là 36,7 0/00; trẻ < 5 tuổi là 420/00. Trong số trẻ tử vong có gần 40% là trẻ trong thời kỳ chu sinh.

Điều đáng quan tâm là tỉ lệ tử vong trước 24 giờ vào viện không giảm, có xu hướng gia tăng trong những năm qua, chiếm 43,5% số trẻ tử vong tại bệnh viện.

4.2. Các chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ trẻ em đến năm 2010

Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8, từ ngày 14 11 đến 9 12 2000 đã thông qua Nghị quyết số 39/2000/QH10 về nhiệm vụ năm 2001. Trong phần các nhiệm vụ và giải pháp chính có đoạn viết: Giải quyết đồng bộ các chính sách tạo nguồn kinh phí cho hoạt động y tế cơ sở; đẩy mạnh việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế. Xây dựng cơ chế thống nhất để thực hiện việc khám, chữa bệnh giảm, miễn phí cho người nghèo.

Tập trung triển khai chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá giađình và phòng chống suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, địa bàn có mức sinh còn cao

Trên cơ sở tiếp tục triển khai 10 nội dung về CSSKBĐ của Việt nam và chương trình CSSKBĐ cho trẻ em [GOBIFFF] cùng với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc phòng bệnh và chữa bệnh, tại Hội nghị Nhi khoa Việt nam họp ngày 6 11 2000 đã đưa ra một số mục tiêu và chỉ tiêu [đã được chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 35/2001/QĐ TTg ngày 19/3/2001] phấn đấu đến năm 2005 và 2010:

TTChỉ tiêuNăm
200020052010
01+ Tỉ lệ chết trẻ em < 1 tuổi:36,70 %o30 %o25 %o
02+ Tỉ lệ chết trẻ em < 5 tuổi:42%o36 %o32 %o
03+ Tỉ lệ trẻ đẻ ra có cân nặng < 2500g:8%7%1,60m.

+ Tuổi thọ trung bình: 71

+ Số lượng bác sĩ/10.000dân: 4,5

+ Số lượng dược sĩ đại học/10.000 dân: 1

Về bệnh tật:

+ Làm giảm hẳn tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết do các bệnh nhiễm trùng phổ biến và các bệnh giun sán.

+ Duy trì kết quả thanh toán bệnh bại liệt.

+ Thanh toán bệnh phong.

+ Thanh toán cơ bản bệnh dại, bệnh sốt rét.

+ Khống chế đến mức thấp nhất các bệnh: tả, thương hàn, dịch hạch, lao, viêm gan A,B.

+ Hạn chế các bệnh nghề nghiệp, bệnh ung thư, bệnh t âm thần, tai nạn giao thông, nhiễm HIV/AIDS

+ 100% các huyện đảm bảo tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh, cả nước giảm tỉ lệ mắc bệnh uốn ván sơ sinh xuống còn 0,14/100.000 dân.

Về tiêm phòng:

+ Đưa tiêm phòng viêm gan B vào chương trình tiêm chủng mở rộng và duy trì tiêm chủng đầy đủ 7 loại Vacxin cho trẻ em [lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan B].

+ Tiêm đủ liều vacxin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 90%.

+ Triển khai tiêm vacxin thương hàn, tả, viêm não tại toàn bộ các vùng có bệnh lưu hành, đạt tỉ lệ tiêm chủng 80% số đối tượng.

Về y tế cơ sở:

+ 100% các trạm y tế được xây dựng.

+ Các trạm y tế có trang thiết bị đầy đủ.

+ 40% số trạm có bác sĩ.

+ 100% số trạm có hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi.

+ 100% thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng.

Để đạt được những mục tiêu và chỉ tiêu trên, cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng viên nói riêng phải không ngừng phấn đấu hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân đồng thời cần có sự nỗ lực hỗ trợ hiệu quả của chính phủ, các ban ngành và nhân dân.

Quảng cáo

Chia sẻ:

Print

Có liên quan

  • Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú về COPD
  • 19.12.2014
  • Trong "Hô hấp"
  • Nhiễm khuẩn sơ sinh
  • 18.12.2013
  • Trong "Nhi khoa"
  • CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH VIÊM CẦU THẬN CẤP
  • 04.10.2015
  • Trong "Điều dưỡng"

Video liên quan

Chủ Đề