Acid uric là sản phẩm thoái hóa của

Xét nghiệm acid uric thường được chỉ định khi khám sức khỏe tổng quát hoặc trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý liên quan đến nồng độ acid uric. Vậy chỉ số acid uric phản ánh gì về tình trạng sức khỏe? Chúng ta nên làm gì để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở mức độ ổn định?

1. Tìm hiểu về chỉ số acid uric

Acid uric có công thức là C5H4N4O3 - một sản phẩm thoái hóa nhân purin của acid nucleic. Vậy C5H4N4O3 trong cơ thể được tổng hợp từ những nguồn nào?

Acid uric là sản phẩm thoái hóa của

Công thức của acid uric là C5H4N4O3

Acid uric trong cơ thể được tổng hợp từ hai nguồn chính, đó là nguồn nội sinh và ngoại sinh. Cụ thể:

  • Nguồn ngoại sinh bao gồm các thực phẩm, đồ uống giàu nhân purin, ví dụ: nội tạng động vật, thịt bò, các loại hải sản và đồ uống chứa nhiều cồn,…
  • Nguồn tổng hợp acid uric nội sinh chính là tế bào đã già hóa trong cơ thể. Sau khi tế bào này chết đi, nhân purin sẽ bị phá, acid urin bắt đầu hình thành.

Gan là cơ quan chuyên tổng hợp acid uric, bên cạnh đó một phần acid uric sẽ được tổng hợp ở niêm mạc ruột. Sau đó, acid uric sẽ được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và đường tiêu hóa. Tới 80% lượng acid uric trong cơ thể được đào thải qua đường nước tiểu, phần còn lại sẽ qua mồ hôi và đường hóa tiêu ra khỏi cơ thể. Quá trình tổng hợp, đào thải acid uric hoạt động ổn định thì lượng acid uric trong cơ thể sẽ duy trì ở ngưỡng bình thường, là khoảng 210 đến 420 umol/L với nam giới và 150 đến 350 umol/L đối với nữ giới.

Nếu acid uric được tổng hợp nhiều, quá trình đào thải diễn ra chậm thì nồng độ acid uric sẽ tăng, có thể xảy ra hiện tượng lắng đọng acid uric ở khớp, mô mềm và gây ra một số bệnh lý, điển hình là bệnh gout, sỏi thận hoặc các vấn đề tim mạch,… Bên cạnh đó, trường hợp giảm acid uric có thể xảy ra khi sử dụng các loại thuốc tăng đào thải acid uric như allopurinol, cortisol,... hoặc do người bệnh mắc một số bệnh lý như hội chứng Fanconi, Wilson, SIADH,...

2. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm acid uric

Kết quả của xét nghiệm acid uric mang nhiều ý nghĩa, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, phát hiện một số bệnh lý và theo dõi hiệu quả điều trị. Cụ thể như sau:

2.1. Phát hiện vấn đề sức khỏe do sự thay đổi nồng độ acid uric gây ra

Kết quả xét nghiệm acid uric giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh gout do sự thay đổi nồng độ acid uric gây ra. Người có dấu hiệu mắc bệnh gout thường được chỉ định đi xét nghiệm acid uric. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng, khả năng đào thải của thận giảm, tinh thể urat có nguy cơ lắng đọng tại khớp, mô xương và gây bệnh gout. Bệnh nhân đang điều trị gout cũng nên đi xét nghiệm acid uric thường xuyên để theo dõi và kiểm soát nồng độ acid uric.

Acid uric là sản phẩm thoái hóa của

Bệnh nhân gout có nồng độ acid uric tăng cao

Xét nghiệm acid uric còn hỗ trợ bác sĩ phát hiện một số bệnh lý như: Xanthin niệu, hội chứng Fanconi hoặc bệnh Wilson,…

2.2 Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư

Bác sĩ thường sử dụng kết quả xét nghiệm acid uric để theo dõi quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân hóa trị hoặc xạ trị. Khi trị liệu hóa trị, rất nhiều tế bào ung thư bị tiêu diệt, nhân purin bị phá khiến acid uric máu của bệnh nhân tăng nhanh. Để kiểm soát lượng acid uric trong máu ở mức ổn định, bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ acid uric trong máu của người bệnh trước, trong và sau khi kết thúc điều trị ung thư.

2.3. Đánh giá chức năng thận

Xét nghiệm acid uric là phương pháp giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận. Nồng độ acid uric tăng có thể do khả năng bài tiết của thận suy giảm, acid uric không được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Acid uric là sản phẩm thoái hóa của

Xét nghiệm acid uric giúp đánh giá chức năng thận

Kết quả xét nghiệm acid uric còn hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng thận, xác định nguyên nhân hình thành sỏi thận,...

3. Lưu ý khi đi xét nghiệm acid uric

Trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Nhịn ăn khoảng 4 - 8 tiếng.
  • Không sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích bởi đây là các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm acid uric.
  • Một số thành phần trong thuốc hoặc thực phẩm chức năng cũng có thể làm thay đổi nồng độ acid uric trong cơ, ví dụ như: aspirin, ibuprofen, thuốc ức chế men chuyển hay thuốc chẹn beta. Nên nếu đang phải uống thuốc, bạn hãy thông báo với bác sĩ trước khi xét nghiệm để được tư vấn chính xác nhất.

Acid uric là sản phẩm thoái hóa của

Để kết quả xét nghiệm acid uric chính xác, bạn cần lưu ý một số vấn đề

4. Cách kiểm soát acid uric trong máu

Chỉ số acid uric tăng cao gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy kiểm soát nồng độ acid uric máu ở ngưỡng ổn định là điều cần thiết.

Để ngăn ngừa nguy cơ tăng acid uric, chúng ta nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm có chứa purin, ví dụ như: thịt bò, nội tạng động vật hoặc hải sản,… Đồ uống chứa cồn, chất kích thích cũng là tác nhân khiến acid uric máu tăng, chúng ta cần tránh sử dụng những sản phẩm này.

Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C,... bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày là: rau xà lách, rau bắp cải, dưa chuột, cà rốt chuối, táo, ổi, tỏi, giấm táo, dầu oliu,.... Những thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình hấp thu đạm, hỗ trợ kiểm soát nồng độ acid uric máu. Ngoài ra, việc uống đủ nước mỗi ngày cũng rất quan trọng.

Acid uric là sản phẩm thoái hóa của

Chúng ta nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, nghèo purin

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, các bạn nên tập thể dục đều đặn, kiểm soát tốt cân nặng và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện được sớm những dấu hiệu bất thường (nếu có), qua đó giúp điều trị và xử lý kịp thời.

5. Nên đi xét nghiệm acid uric ở đâu?

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm acid uric uy tín, đảm bảo độ chính xác cao mà bạn không nên bỏ qua. Cho tới nay, MEDLATEC đã hoạt động gần 30 năm và sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.

MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế đi đầu về dịch vụ xét nghiệm, với Trung tâm Xét nghiệm theo chuẩn ISO 15189:2012 và được nhận chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Cùng với đó là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp hỗ trợ tốt nhất quá trình thăm khám và điều trị bệnh chất lượng. Với những ưu điểm như vậy, Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các dịch vụ y tế của MEDLATEC.

Để được tư vấn kỹ hơn và đặt lịch khám, Quý khách liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Acid uric là sản phẩm thoái hóa của

MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm acid uric uy tín

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm acid uric và tầm quan trọng của việc chủ động thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe. Tốt nhất, chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học để hạn chế nguy cơ tăng acid uric máu, đảm bảo thể trạng tốt nhất.

Chỉ số acid uric bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh được coi là tăng acid uric máu khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn khoảng tham chiếu cho phép (tùy thuộc mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới), thường ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l).

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout?

Theo nhiều hướng dẫn y tế, mức chỉ số acid uric phổ biến được sử dụng để đặt chẩn đoán bệnh gout là 6,8 mg/dL.

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì nên uống thuốc?

Nếu chỉ số axit uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới cần điều trị thuốc hạ axit uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.

Acid uric tăng cao do đâu?

Một số nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric thường gặp là: Tăng acid uric máu tiên phát; Thiếu máu do tan máu; Béo phì; Chế độ ăn giàu purin; Nhiễm độc thai nghén; tiền sản giật… - Một số nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric thường gặp là: Suy thận; Nghiện rượu; Dùng thuốc lợi tiểu; Suy tim…