Apse là gì

DẪN LƯU ÁP XE QUA DA LÀ GÌ?

Áp xe là một ổ tụ dịch nhiễm trùng bên trong cơ thể. Thông thường, bệnh nhân bị áp xe sẽ có biểu hiện sốt, ớn lạnh và đau. Sau khi siêu âm hoặc chụp cắt lớp [CT] và được chẩn đoán là có áp xe, bác sĩ điều trị và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ tiến hành đánh giá để quyết định thực hiện dẫn lưu qua da [hoặc chọc hút dịch để lấy mẫu và phân tích] nhằm giúp điều trị áp xe.

Khi dẫn lưu áp xe qua da, bác sĩ đưa một cây kim nhỏ vào để hút hoặc dẫn lưu dịch nhiễm trùng [áp xe] từ cơ thể dưới hướng dẫn của hình ảnh. Thông thường, ống dẫn lưu được giữ nguyên tại chỗ một vài ngày để phòng ngừa tái phát. Thỉnh thoảng, nếu áp xe nằm ở vị trí không thể điều trị bằng phương pháp dẫn lưu qua da thìcần phải phẫu thuật mở rộng hơn để thực hiện dẫn lưu tại phòng mổ.

Dẫn lưu áp xe qua da thường được áp dụng để lấy hết dịch nhiễm trùng từ cơ thể, đa phần thường gặp ở vùng bụng và vùng chậu. Áp xe có thể bắt nguồn từ cuộc phẫu thuật trước đó hoặc do nhiễm trùng thứ phát như viêm túi thừa. Dẫn lưu áp xe qua da có thể được áp dụng cho vùng ngực hoặc vùng khác của cơ thể tuy ít gặp hơn.

BỆNH NHÂN NÊN CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO?

Các bệnh nhân được chỉ định dẫn lưu áp xe qua da thường thuộc hai nhóm sau:

  • Bệnh nhân Ä‘ang nằm viện, thường trong giai Ä‘oạn hồi phục sau khi phẫu thuật
  • Bệnh nhân chÆ°a nằm viện và có các triệu chứng nhÆ° mô tả ở trên. Trong các trường hợp này, Bệnh nhân có thể nhập viện trÆ°á»›c ngày thá»±c hiện thủ thuật.

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng cũng như dị ứng nếu có, đặc biệt với các loại thuốc gây tê tại chỗ, gây mê toàn thân hay chất tương phản. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc aspirin, thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc làm loãng máu trong một thời gian nhất định trước khi thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu điền Bảng câu hỏi và Giấy chấp thuận trước khi khảo sát

Bệnh nhân nữ phải luôn thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên hình ảnh nếu có khả năng đang mang thai. Các khảo sát chẩn đoán hình ảnh sẽ không được thực hiện trong thời kỳ mang thai để giúp thai nhi không bị phơi nhiễm với bức xạ. Nếu khảo sát chẩn đoán hình ảnh là cần thiết, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tối đa phơi nhiễm bức xạ cho thai nhi.

Bệnh nhân có thể được hướng dẫn nhịn ăn hoặc uống một vài giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân sẽ mặc áo choàng trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Bệnh nhân cần lên kế hoạch nằm viện sau khi thực hiện thủ thuật.

THỦ THUẬT ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Các thủ thuật ít xâm lấn dưới hướng dẫn của hình ảnh [siêu âm hoặc chụp cắt lớp] như dẫn lưu áp xe qua da thường sẽ do bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thực hiện, người được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật này.

Bệnh nhân sẽ được chỉnh sửa tư thế trên bàn điều trị.

Bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí dẫn lưu bằng thuốc gây tê tại chỗ

Vị trí đặt ống thông trên cơ thể sẽ được vô trùng và phủ một tấm khăn phẫu thuật vô trùng.

Bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ trên da tại vị trí đâm kim.

Dưới hướng dẫn của hình ảnh, một ống thông [ống nhựa rỗng, mỏng và dài] được đặt qua da và điều chỉnh để đi vào vị trí áp xe giúp dẫn lưu dịch nhiễm trùng.

Quy trình này thường hoàn tất trong vòng 20 phút đến 1 giờ.

Ống thông sẽ được khâu cố định vào da và có thể được nối với túi dẫn lưu bên ngoài cơ thể nếu cần. Ống thông sẽ được giữ lại cho đến khi dịch ngưng chảy và tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân chấm dứt. Việc dẫn lưu áp xe có thể mất vài ngày.

Các mẫu dịch áp xe có thể được thu thập để gửi đi phân tích.

BỆNH NHÂN SẼ GẶP VẤN ĐỀ GÌ TRONG VÀ SAU KHI THỰC HIỆN THỦ THUẬT?

Bệnh nhân sẽ có cảm giác châm chích nhẹ khi đặt đường truyền tĩnh mạch và khi tiêm thuốc gây tê tại chỗ.

Bệnh nhân có thể cảm thấy sức ép nhẹ khi đặt ống thông vào nhưng tình trạng này không quá khó chịu.

Thông thường, bệnh nhân thực hiện dẫn lưu áp xe qua da sẽ nằm viện một vài ngày. Việc theo dõi thêm thường được thực hiện trong điều trị ngoại trú và bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ điều trị định kỳ để đảm bảo quá trình lành bệnh đang diễn tiến theo đúng kế hoạch. Khi bệnh nhân đã hồi phục và bác sĩ hài lòng với kết quả lành bệnh thì sẽ rút ống thông.

AI SẼ LÀ NGƯỜI BÁO KẾT QUẢ VÀ BỆNH NHÂN SẼ NHẬN KẾT QUẢ BẰNG CÁCH NÀO?

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh có thể thông báo cho bệnh nhân biết thủ thuật có thành công về mặt kỹ thuật hay không sau khi hoàn tất.

Trong trường hợp lấy mẫu, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ tiến hành quan sát mẫu bệnh phẩm đã thu thập để đưa ra chẩn đoán.

CÁC LỢI ÍCH SO VỚI NGUY CƠ CỦA THỦ THUẬT LÀ GÌ?

Lợi ích

Không cần phẫu thuật mở – chỉ cần má»™t đường rạch nhỏ trên da mà không cần khâu lại.
Thủ thuật ít xâm lấn và thời gian hồi phục thường nhanh hơn so với dẫn lưu bằng phẫu thuật mở.

Nguy cơ

Bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào cũng đều có nguy cơ nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh là thấp hơn 1/1000 trường hợp.

Nếu có tiêm chất tương phản thì nguy cơ dị ứng rất thấp.

Cơ quan lân cận nơi dẫn lưu áp xe qua da có thể bị tổn thương tuy rất hiếm gặp.

Thỉnh thoảng có thể xảy ra tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được điều trị bằng các kỹ thuật ít xâm lấn nếu cần.

Khi ống thông được đặt trong thời gian dẫn lưu áp xe qua da bị tắc nghẽn hoặc di lệch thì cần điều chỉnh hoặc thay ống thông mới. Ngoài ra, nếu ổ tụ dịch quá lớn hoặc phức tạp thì có thể phải đặt nhiều ống dẫn lưu áp xe.

Bệnh nhân làm gì để đặt lịch hẹn Dẫn lưu áp xe qua da?

Để biết thêm thông tin và đặt hẹn, vui lòng liên hệ Khoa Chẩn đoán hình ảnh qua số [08] 54 11 34 00

Áp xe là một túi dịch mủ có thể gây ra nhiễm trùng, thường gây ra đau đớn, khó chịu cho người bị. Đôi khi, áp xe còn gây tổn thương đến các nội tạng bên trong.

Hoạt động chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể của hệ miễn dịch có thể tạo ra một ổ áp xe chứa đầy dịch mủ bên trong. Hiện tượng này có khả năng xuất hiện ở bất kỳ nơi nào và được gọi tên theo vị trí xuất hiện, ví dụ như:

  • Áp xe răng
  • Áp xe mông
  • Áp xe gan
  • Áp xe phổi
  • Áp xe não
  • Áp xe vú

Để tìm hiểu rõ hơn áp xe là gì, các triệu chứng chúng gây ra các điều trị, mời bạn cùng đọc tiếp bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Áp xe là gì?

Hiểu đơn giản, áp xe là một túi chứa đầy dịch mủ bên trong. Khi vi khuẩn xâm nhập vào một vị trí nào đó trên cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để loại bỏ chúng. Các tế bào bạch cầu tập hợp đến khu vực nhiễm trùng và thực hiện nhiệm vụ của chúng.

Trong quá trình đó, dịch mủ được tạo thành bởi hỗn hợp gồm tế bào bạch cầu, vi trùng và các mảnh tế bào chết. Dịch mủ không thoát ra bên ngoài được nên sẽ tạo thành ổ áp xe.

Tình trạng trên có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong cơ thể, thường gặp nhất ở:

  • Nách và bẹn
  • Khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo [áp xe tuyến Bartholin]
  • Vùng xương cùng cột sống [áp xe nếp gấp mông]
  • Xung quanh răng [áp xe răng]

Áp xe xuất hiện dưới da rất dễ phát hiện bởi những biểu hiện ngoài da có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, áp xe ở bên trong cơ thể thường không dễ nhận biết và có thể gây tổn thương cơ quan nội tạng.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng áp xe là gì?

Thông thường, một ổ áp xe sẽ gây đau đớn, căng tức, nhìn vào thấy có màu đỏ, cảm thấy mềm và ấm khi chạm. Khi tiến triển hơn, bạn có thể nhìn thấy đầu mủ nhọn và sau này áp xe tự vỡ ra.

Hầu hết triệu chứng áp xe sẽ nặng dần nếu không được chăm sóc, điều trị. Tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang các mô dưới da và thậm chí đi vào máu. Nếu nhiễm trùng lây lan vào các mô sâu hơn, bạn có thể bị sốt và cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác được ghi nhận gồm:

  • Đau vùng bị ảnh hưởng
  • Sốt cao
  • Cảm thấy không khỏe.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể có một ổ áp xe. Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Phạm vi đau nhức rộng, có xu hương phì đại và cường độ đau tăng theo thời gian
  • Đau ở trên hoặc gần khu vực trực tràng hoặc háng
  • Sốt 38,5°C hoặc cao hơn
  • Vệt đỏ lan rộng

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bị áp xe là gì?

Thực tế, áp xe là hệ quả trực tiếp từ tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng với các tác nhân gồm:

  • Vi khuẩn: phổ biến nhất là chủng Staphylococcus aureus [tụ cầu vàng], thường xâm nhập vào mô dưới da và các tuyến bài tiết, gây tắc nghẽn tại đây.
  • Ký sinh trùng: có khả năng gây áp xe gan và một số nội tạng khác.

Khi cơ thể đối phó với sự tấn công của mầm bệnh, một số mô xung quanh cũng sẽ chịu ảnh hưởng và tạo thành “lỗ hổng”. Mủ chứa vi khuẩn, xác bạch cầu cùng mảnh vụn tế bào chết sẽ nhanh chóng lấp đầy “lỗ hổng” này, từ đó hình thành nên ổ áp xe.

Các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị áp xe?

Người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị gặp phải tình trạng này hơn người bình thường khỏe mạnh. Một số đối tượng có nguy cơ bị áp xe trầm trọng hơn do khả năng phòng chống nhiễm trùng của cơ thể kém đi, chẳng hạn như:

  • Uống thuốc steroid lâu dài
  • Hóa trị
  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư
  • AIDS
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh bạch cầu
  • Rối loạn mạch máu ngoại biên
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng
  • Bị bỏng nặng
  • Chấn thương nặng
  • Nghiện rượu hoặc tiêm chích ma túy

Các yếu tố nguy cơ khác có thể khiến sự phát triển của ổ áp xe nghiêm trọng hơn bao gồm tiếp xúc với môi trường bẩn, tiếp xúc với người bị mắc một số loại nhiễm trùng da, vệ sinh kém và tuần hoàn kém.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp dùng để chẩn đoán áp xe là gì?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử với các câu hỏi như sau:

  • Áp xe đã có bao lâu?
  • Bạn có bị chấn thương ở khu vực đó không?
  • Các thuốc nào bạn đang uống?
  • Bạn có bị dị ứng không?
  • Bạn có bị sốt ở nhà không?

Bác sĩ sẽ kiểm tra ổ áp xe và các khu vực lân cận. Nếu nó nằm gần hậu môn, bác sĩ sẽ thăm khám trực tràng. Nếu áp xe ở cánh tay hoặc chân, bác sĩ sẽ khám hạch bạch huyết ở háng hoặc dưới cánh tay của bạn.

Đâu là cách điều trị áp xe hiệu quả?

Một ổ áp xe da nhỏ có thể tự vỡ và chảy dịch mủ ra ngoài một cách tự nhiên hoặc đơn giản là co lại, khô và biến mất mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, với các ổ áp xe lớn có thể được can thiệp điều trị y khoa, cụ thể hơn là mổ áp xe.

Quy trình thực hiện kỹ thuật mổ chích rạch áp xe để dẫn lưu dịch mủ ra ngoài có thể gồm những bước như sau:

  • Khu vực xung quanh chỗ áp xe sẽ được gây tê bằng thuốc.
    • Thường rất khó gây tê hoàn toàn, nhưng gây tê tại chỗ có thể giúp bạn không bị đau khi tiến thành mổ áp xe.
    • Bạn có thể được uống một số loại thuốc an thần nếu áp xe lớn.
  • Khu vực này sẽ được bôi dung dịch sát khuẩn và đặt khăn vô trùng xung quanh.
  • Bác sĩ sẽ rạch ổ áp xe để dịch mủ và các tế bào chết được đưa hết ra ngoài.
  • Khi dịch mủ đã chảy ra hết, bác sĩ sẽ chèn gạc vào trong “lỗ hổng” để lại giúp cầm máu và để mở một hoặc hai ngày.
    • Bác sĩ sẽ băng vết thương và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.
    • Hầu hết mọi người cảm thấy dễ chịu ngay sau khi dịch trong ổ áp xe được dẫn lưu.
    • Nếu bạn vẫn đau, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau uống trong 1-2 ngày.

Chế độ sinh hoạt

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt bằng cách rửa da bằng xà bông và nước thường xuyên.

Bạn hãy cẩn thận để tránh tạo các vết cứa khi cạo râu, cạo lông nách hoặc lông mu. Nếu có bất kỳ vết thương sâu nào như bị đâm, rách da nặng, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất, đặc biệt nếu:

  • Bạn nghĩ có thể có một số những mảnh vỡ trong vết thương
  • Bạn có một trong các tình trạng sức khỏe kể trên
  • Bạn đang dùng steroid hoặc hóa trị liệu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị áp xe tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề