Bác sĩ nguyễn trí đoàn là ai

Nói về trẻ nhỏ viêm tai giữa bác sĩ Trí Đoàn đã từng đề cập đến trong cuốn “Để con được ốm”. Vậy cụ thể bác sĩ Trí Đoàn nói về tình trạng này ở các bé  như thế nào, cách chữa bệnh ra sao? Bài viết sẽ thông tin chi tiết đến người đọc.

Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn hiện là bác sĩ chuyên khoa nhi, Giám đốc Y khoa của Hệ thống phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Từ năm 1997 đến nay, bác sĩ đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng khác nhau:

  • Phó Trưởng Khoa Cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khoa có vị trí đặc biệt quan trọng đối với bệnh viện. Thời gian công tác tại đây đã rèn luyện thêm ý chí, khả năng phán đoán và phản xạ nhanh đối với các triệu chứng khẩn cấp của trẻ.
  • Giảng viên và hướng dẫn viên các chương trình giảng dạy về chăm sóc trẻ sơ sinh, cấp cứu nhi cho các bác sỹ, điều dưỡng của một số bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Bình Thuận.
  • Trưởng khoa Nhi – Trưởng bộ phận Y học chứng cứ của Phòng Khám Quốc tế Victoria Healthcare. Đây là phòng khám y tế chất lượng cao, nhận được sự tin tưởng của rất nhiều người dân Sài Thành.
Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn phối hợp cùng phòng khám thường tổ chức các buổi hội thảo tư vấn sức khỏe cho trẻ

Ngoài ra, bác sĩ Trí Đoàn còn chú trọng vào việc nghiên cứu và cung cấp tài liệu khoa học. Năm 2016, bác sĩ Trí Đoàn phát hành cuốn sách “Để con được ốm”. Đây là cuốn sách “gối đầu giường” của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa. Đó cũng chính là cẩm nang dành cho những bậc phụ huynh mong muốn chăm sóc con theo phương pháp khoa học, hiện đại.

Sau hàng chục năm trong nghề y, bác sỹ luôn là tấm gương tiêu biểu của ngành Y tế thành phố. Ông luôn chú trọng cập nhật, nghiên cứu, ứng dụng chữa bệnh theo cách thức tiên tiến hiện hành trên thế giới vào các ca chữa bệnh tại Việt Nam. Nhờ những đóng góp đó mà bác sĩ luôn được ủng hộ khi tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong cuốn sách “Để con được ốm”, bác sĩ Trí Đoàn đã lý giải, phân tích các vấn đề xoay quanh căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ: viêm tai giữa. Theo đó, hầu hết các thắc mắc thường thấy của cha mẹ đều được giải đáp cặn kẽ. Trong đó, một số nội dung nổi bật bác sĩ Trí Đoàn nói về viêm tai giữa được tổng hợp như sau.

Theo bác sĩ, viêm tai giữa là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh viêm tai giữa là bệnh viêm nhiễm ở các mô vùng giữa của tai. Dịch mủ do bệnh có thể chảy ra ngoài ống tai hoặc gây tổn thương màng nhĩ nếu bị tồn đọng lâu trong tai.

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ cảm thấy khó chịu, bị giảm thính lực dẫn đến chậm nói, quấy khóc. Thông thường, giai đoạn đầu bệnh viêm tai giữa chỉ ở mức bệnh cấp tính. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể tiến triển dần sang mãn tính. Đặc biệt, viêm tai giữa rất dễ tái phát ở trẻ nhỏ.

Bác sĩ Đoàn cũng hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết trẻ bị viêm tai giữa nhanh chóng. Chỉ cần cha mẹ để tâm quan sát sẽ thấy trẻ có những biểu hiện khác thường.

Viêm tai giữa bác sĩ Trí Đoàn giải đáp trong cuốn sách “Để con được ốm”

Theo bác sĩ Trí Đoàn, thông thường trẻ sơ sinh và các em nhỏ sẽ có những triệu chứng bất thường sau:

  • Trẻ có thể bị sốt, nôn mửa thậm chí là tiêu chảy.
  • Quấy khóc nhiều hơn mọi ngày, ăn ít và vận động ít hơn mọi khi.
  • Tay hay sờ tai, kéo vành tai.
  • Khi quan sát tai trẻ sẽ thấy chảy dịch ở ống tai ngoài, sưng tấy.
  • Trẻ lớn hơn thường kêu bị đau ống tai giữa và khả năng nghe kém đi.

Để giúp cha mẹ hiểu sâu hơn về căn bệnh này, bác sĩ cũng lý giải nguyên nhân trẻ em hay mắc viêm tai giữa.

Trẻ nhỏ là đối tượng được cha mẹ chăm sóc rất kỹ, tuy nhiên lại hay đối mặt với các “bệnh vặt” trong đó có viêm tai giữa. Bác sĩ Trí Đoàn chia sẻ lý do của tình trạng này là:

  • Trước đó điều trị các bệnh về tai không đúng cách, chữa bệnh không dứt điểm, triệt để.
  • Viêm tai giữa tái phát do không chữa trị tận gốc để các bệnh về đường hô hấp.
  • Sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu.

Viêm tai giữa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thính lực của trẻ. Điều này khiến cho chúng có cảm giác đau đớn, khó chịu. Bởi vậy, theo bác sĩ, cha mẹ cần thường xuyên áp dụng các biện pháp sau: 

Chữa trị bằng thuốc

Phương pháp này nhằm nhanh chóng tiêu diệt cơn đau, làm giảm đi các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp cha mẹ cần biết cho trẻ dùng thuốc đúng cách. 

Nhiều cha mẹ mặc định khi con ốm, nhất là bị viêm tai giữa thì cứ sử dụng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi. Nhưng thực tế, theo phân tích của bác sĩ Trí Đoàn, viêm tai giữa chia thành 3 trạng thái từ nhẹ, trung đến nặng. Thuốc kháng sinh chỉ cần thiết ở viêm tai giữa thể trung và thể nặng.

Tuyệt đối tuân thủ chỉ định trong việc dùng thuốc đối với trẻ nhỏ

Trong trường hợp con bị viêm tai giữa, cha mẹ có thể cho con đi khám và sử dụng các loại thuốc sau:

1. Giảm đau

  • Sử dụng thuốc giảm đau tai như Paracetamol hoặc ibuprofen.
  • Giảm đau bằng cách thủ công: Chườm ấm – dùng khăn vải ấm áp vào tai trẻ, chú ý nhiệt độ để trẻ không bị nóng quá.
  • Dùng dầu oliu, dầu thực vật: Nhỏ vài giọt các loại dầu trên [đã được làm ấm] vào tai. Chú ý không để nhiệt độ dầu quá cao. Tuy nhiên nếu bệnh đã tiến triển đến trạng thái dịch hay mủ chảy ra từ tai thì không nên áp dụng cách này.

2. Kháng sinh

Phác đồ điều trị thông thường là dùng kháng sinh liên tục trong 7 ngày. Tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài thời gian dùng thuốc. 

  • Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng bao gồm: Azithromycin, Amoxicillin, Augmentin,,… 
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc nhỏ tai giúp các thương tổn ở ống tai nhanh lành hơn.

Việc thường xuyên dùng kháng sinh mạnh có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc. Cơ thể con kháng lại các thuốc này khiến những đợt điều trị sau rất khó khăn. Đồng thời khi quyết định cho trẻ dùng kháng sinh từ sớm, cha mẹ nên cân nhắc đến những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: Gây tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhiễm nấm,…

Hơn nữa, các loại thuốc kháng sinh chỉ khắc chế vi khuẩn gây nhiễm trùng tai chứ không điều trị virus gây các biểu hiện cảm. Vì vậy con vẫn có các biểu hiện chảy nước mũi và ho.

Bác sĩ Trí Đoàn cho rằng, chữa trị viêm tai giữa cho trẻ bằng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc: 

  • Đúng thuốc: Nên sử dụng những loại dược phẩm tại các địa chỉ mua bán uy tín, đảm bảo chuẩn. Nếu mua phải thuốc giả, kém chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng không thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn, bệnh dễ mắc lại.
  • Dùng thuốc đủ liều: Bác sĩ khuyên mẹ nên đặt đồng hồ nhắc nhở việc uống đúng giờ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Dùng thuốc đủ thời gian: Trong quá trình điều trị cha mẹ lưu ý cho bé uống đủ số ngày chỉ định, kể cả khi bệnh đã thuyên giảm sau vài ngày điều trị. Làm vậy để đảm bảo viêm nhiễm không tái phát. Tuyệt đối tuân thủ thời gian sử dụng thuốc đúng như chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng biện pháp “chờ”

Nếu cha mẹ không đồng ý sử dụng kháng sinh điều trị viêm tai giữa, bác sĩ Trí Đoàn khuyên nên cho trẻ “chờ”. Phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

Trong quá trình điều trị thực tế, bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn cũng có áp dụng phương pháp “chờ” cho những trẻ bị viêm tai giữa sau khi trao đổi với cha mẹ. Khi đón cha mẹ sẽ cùng theo dõi và quan sát kỹ những tình trạng của trẻ biểu hiện như thế nào, trẻ cảm thấy ra sao để đề phòng biến chứng khác. 

Nếu có thể, cha mẹ đừng vội cho con dùng kháng sinh, hãy cố gắng chờ khoảng 2-3 ngày. Trường hợp trẻ không khỏi thì lúc đó mới cho con dùng thuốc kháng sinh. Trong thời gian “chờ” và theo dõi này, cha mẹ có thể giúp bé giảm đau bằng cách cho uống thuốc giảm triệu chứng đau, hạ sốt.

Hiện nay phương pháp “chờ” của bác sĩ Trí Đoàn được áp dụng rộng rãi

Viêm tai giữa có tự khỏi được không theo bác sĩ Trí Đoàn?

Sau khi tìm đọc những thông tin bác sĩ Trí Đoàn nói về viêm tai giữa, nhiều cha mẹ đặt ra câu hỏi liệu con có thể tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc không?

Tiếp tục giải đáp thắc mắc này, bác sĩ cho biết: Nếu như trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, các biểu hiện bệnh có thể tự động hết sau 3 – 5 ngày mà không cần dùng thuốc chữa trị. Thế nhưng, phần lớn các trường hợp bị viêm tai giữa để tự khỏi sẽ nhanh chóng tái phát và bội nhiễm nhiều lần nếu không được chữa trị dứt điểm.

Viêm tai giữa có tự khỏi hay không còn phụ thuộc một phần vào sự tiến triển, diễn biến của biểu hiện bệnh. Thời gian để điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào ít nhiều vào yếu tố này.

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tai mũi họng của trẻ nhỏ chính là cho con tránh xa các tác nhân độc hại gây bệnh, nhất là những nguy cơ gây viêm tai giữa cho trẻ. Cụ thể, theo bác sĩ, cha mẹ có con bị viêm tai giữa nên:

  • Cho trẻ tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp, men vi sinh cho trẻ em hay mắc viêm tai giữa.
  • Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá, môi trường bụi bẩn, độc hại.
  • Nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là  6 tháng đầu đời.
  • Khi trẻ ngủ không nên để con ngậm bình sữa thường xuyên.
  • Vệ sinh tay cho mẹ và cả bé thường xuyên để tránh lây lan các mầm bệnh.
  • Không để con trẻ tiếp xúc với những người mắc các bệnh tương tự vì sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
  • Tiêm phòng các loại vaccine theo khuyến nghị của Bộ Y tế.

Hầu hết các thắc mắc về viêm tai giữa bác sĩ Trí Đoàn đã giải đáp cho những người có con nhỏ. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, cha mẹ sẽ có kiến thức khoa học để chăm con tốt hơn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Video liên quan

Chủ Đề