Bài 36 37 trang 115 sgk toán 9 năm 2024

Cho đường tròn [O], điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn [B, C là các tiếp điểm].

  1. Chứng minh rằng OA vuông góc với BC.
  1. Vẽ đường kính CD. Chứng minh rằng BD song song với AO.
  1. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC; biết \[OB=2cm, OA=4cm\].

Giải:

  1. Vì AB, AC là các tiếp tuyến nên \[AB=AC\] và \[\widehat{A_{1}}=\widehat{A_{2}}\].

Suy ra \[OA\perp BC\] [tính chất của tam giác cân].

  1. Điểm B nằm trên đường tròn đường kính CD nên \[\widehat{CBD}=90^{\circ}\].

Suy ra BD//AO [vì cùng vuông góc với BC].

  1. Nối OB thì \[OB\perp AB.\]

Xét tam giác AOB vuông tại B có: \[\sin \widehat {{A_1}} = {{OB} \over {OA}}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}\]

\[\Rightarrow \widehat{A_{1}}=30^{\circ}\Rightarrow \widehat{BAC}=60^{\circ}.\]

Tam giác ABC cân, có một góc \[60^{\circ}\] nên là tam giác đều.

Ta có \[AB^{2}=OA^{2}-OB^{2}=4^{2}-2^{2}=12\Rightarrow AB=2\sqrt{3.}\]

Vậy \[AB=AC=BC=2\sqrt{3}cm\].

Nhận xét. Qua câu c] ta thấy: Góc tạo bởi hai tiếp tuyến của một đường tròn vẽ từ một điểm cách tâm một khoảng bằng đường kính đúng bằng \[60^{\circ}\].

Bài 27 trang 115 sgk Toán 9 - tập 1

Từ một điểm A nằm bên ngoài đường tròn [O], kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn [B, C là các tiếp điểm]. Qua điểm M thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn O, nó cắt các tiếp tuyến AB và AC theo thứ tự ở D và E. Chứng minh rằng chu vi tam giác ADE bằng 2AB.

Hướng dẫn giải:

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có;

\[AB=AC; \,\,DB=DM;\,\,EC=EM.\]

Chu vi \[\Delta ADE=AD + DM + ME + AE\]

\[= AD + DB + EC + AE\]

\[= AB + AC = 2AB\]

Bài 28 trang 116 sgk Toán 9 - tập 1

Cho góc xAy khác góc bẹt. Tâm của các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên đường nào?

Giải:

Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì tiếp xúc với hai cạnh góc xAy. Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

\[\widehat {xAO} = \widehat {y{\rm{A}}O}\]

Hay AO là tia phân giác của góc xAy. Vậy tâm O các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên tia phân giác của góc[xAy].

Bài 29 trang 116 sgk Toán 9 - tập 1

Cho góc xAy khác góc bẹt, điểm B thuộc Ax. Hãy dựng đường tròn [O] tiếp xúc với Ax tại B và tiếp xúc với Ay.

Giải:

Phân tích

Đường tròn [O] tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nên tâm O nằm trên tia phân giác Am của góc xAy. Đường tròn [O] tiếp xúc với Ax tại B nên tâm O nằm trên đường thẳng \[d\perp Ax\] tại B.

Vậy O là giao điểm của tia Am với đường thẳng d.

Cách dựng

- Dựng tia phân giác Am của góc xAy.

- Qua B dựng đường thẳng \[d\perp Ax\], cắt tia Am tại O.

- Dựng đường tròn [O;OB], đó là đường tròn phải dựng.

Chứng minh

Vì \[OB\perp Ax\] tại B nên đường tròn [O;OB] tiếp xúc với Ax tại B.

Vì O nằm trên tia phân giác của góc xAy nên O cách đều hai cạnh của góc xAy. Do đó đường tròn [O;OB] tiếp xúc với Ay.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Một chi tiết máy gồm một hình trụ và hai nửa hình cầu với các kích thước đã cho trên hình 111 [đơn vị: cm]

  1. Tìm một hệ thức giữa \[x\] và \[h\] khi \[AA'\] có độ dài không đổi và bằng \[2a.\]
  1. Với điều kiện ở a] hãy tính diện tích bề mặt và thể tích của chi tiết theo \[x\] và \[a.\]

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+] Diện tích xung quanh hình trụ bán kính \[r\] và chiều cao \[h\] là: \[S_{xq}=2 \pi rh.\]

+] Thể tích hình trụ bán kính \[r\] và chiều cao \[h\] là: \[V=\pi r^2h.\]

+] Diện tích mặt cầu bán kính \[r\] là: \[S=4 \pi r^2.\]

+] Thể tích mặt cầu bán kính \[r\] là: \[V=\dfrac{4}{3} \pi r^3.\]

Quảng cáo

Lời giải chi tiết

  1. Ta có: \[AA’ = AO + OO’ + O’A’\]

hay \[2a = x + h + x\]

Vậy \[h + 2x = 2a.\]

  1. - Diện tích cần tính bằng tổng diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy là \[x\], chiều cao là \[h\] và diện tích mặt cầu có bán kính là \[x\].

- Diện tích xung quanh của hình trụ: \[{S_{trụ}} = {\rm{ }}2\pi xh\]

- Diện tích mặt cầu:\[{S_{cầu}} = {\rm{ }}4\pi {x^2}\]

Nên diện tích bề mặt của chi tiết máy là:

\[S{\rm{ }} = {\rm{ }}{S_{trụ}} + {S_{cầu}}= 2\pi xh{\rm{ }} + 4\pi {x^{2}}\]

\[ = 2\pi x\left[ {h + 2x} \right]{\rm{ }} = {\rm{ }}4\pi ax.\]

Thể tích cần tìm bằng tổng thể tích hình trụ và thể tích hình cầu. Ta có:

\[{V_{trụ}}{\rm{ }} = \pi {x^2}h\]

\[\displaystyle {V_{cầu}} = {4 \over 3}\pi {x^3}\]

Nên thể tích của chi tiết máy là:

\[\displaystyle V = {V_{trụ}} + {V_{cầu}} = \pi {x^2}h + {4 \over 3}\pi {x^3}\]

Mà \[h+2x=2a\] [câu a] nên \[h=2a-2x=2[a-x]\]

\[ \Rightarrow V \displaystyle = 2\pi {x^2}[a - x] + {4 \over 3}\pi {x^3}=2\pi {x^2}.a -2\pi {x^3} + {4 \over 3}\pi {x^3}\\ =2\pi {x^2}.a - {2 \over 3}\pi {x^3} = 2\pi {x^2}\left[ {a - {1 \over 3}x} \right].\]

  • Bài 37 trang 126 SGK Toán 9 tập 2 Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R, Ax và By là hai tiếp tuyến với nửa đường tròn tại A và B.
  • Bài 35 trang 126 SGK Toán 9 tập 2 Một cái bồn chứa xăng gồm hai cửa hình cầu và hình trụ [h110]
  • Bài 34 trang 125 SGK Toán 9 tập 2 Giải bài 34 trang 125 SGK Toán 9 tập 2. Khinh khí cầu của nhà Mông gôn fi ê
  • Bài 33 trang 125 SGK Toán 9 tập 2 Giải bài 33 trang 125 SGK Toán 9 tập 2. Các loại bóng cho trong bảng đều có dạng hình cầu. Hãy điền vào các ô trống ở bảng sau [làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai]: Bài 32 trang 125 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài 32 trang 125 SGK Toán 9 tập 2. Một khối gỗ dạng hình trụ, bán kính đường tròn là r, chiều cao 2r [đơn vị: cm]

Chủ Đề