Bài giảng môn lịch sử văn minh the giới năm 2024

Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài ngƣời, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man.

Ví dụ: văn minh phƣơng Đông, văn minh Hy Lạp…

Chữ văn minh trong tiếng Pháp civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa, làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy. Khi định nghĩa văn minh ngƣời ta đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là văn hóa.

Vậy văn hóa là gì?

- Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lƣu Hƣớng, ngƣời Tây Hán nêu ra đầu tiên. Nhƣng lúc bấy giờ hai chữ văn hóa có “dùng văn để hóa”.

- Thời cận đại nghĩa của chữ có phần khác trƣớc. Chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là culture, có nguồn gốc từ chữ La tinh là cultura, nghĩa là trồng trọt, cƣ trú, luyện tập, lƣu tâm…

- Đến giữa thế kỉ XIX do sự phát triển của xã hội học, dân tộc học… khái niệm văn hóa đã thay đổi. Ngƣời đầu tiên đƣa ra định nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nƣớc Anh. Ông nói “văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Sau đó, các học giả đã đua nhau đƣa ra những định nghĩa về văn hóa. Trên cơ sở ấy, người Nhật Bản đã dùng hai chữ văn hóa để dịch chữ cutlture của phƣơng Tây. Và do đó, chữ văn hóa mới có nghĩa nhƣ ngày nay.

- Hiện nay đa số các học giả cho rằng: văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.Hay nói cách khác, văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động, lao động, sản xuất, thông qua sự tƣơng tác với mâu thuẫn tự nhiên và mâu thuẫn xã hội. Tóm lại, các khái niệm văn hóa, văn minh và văn hiến ngoài những nghĩa riêng biệt không lẫn lộn được như đối với từng cá nhân, chỉ có thể nói trình độ văn hóa không thể nói trình độ văn minh, ngƣợc lại đối với xã hội chỉ có thể nói thời đại văn minh, không thể nói thời đại văn hóa, nói chung ba thuật ngữ này có nghĩa rất gần nhau. Chỗ khác nhau là, văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hóa, còn văn minh và văn hiến khác nhau ở chỗ văn minh là một từ mới du nhập, còn văn hiến là một từ cổ ngày nay không dùng nữa.

1.2.Văn hóa và văn minh

Có 13 nền văn hóa khác đạt đƣợc một số trình độ văn minh nhất định và phân bố không đồng đều về không gian và thời gian có sự khác biệt giữa văn hóa và văn minh.

- Văn hóa là một hệ thống, có nghĩa là những yếu tố tác động qua lại với nhau, đồng thời khi nói đến hệ thống tức là cũng nói đến các hệ thống con nằm trong hệ thống lớn. Các nền văn hóa có đặc điểm giống nhau về đại thể và có những mặt phân biệt khác nhau.

- Khi nói đến hệ thống có thể so sánh văn hóa với nhà nƣớc [nhà nƣớc với tƣ cách là một thành tố văn hóa nổi bật nhất].

- Giữa văn hóa và nhà nƣớc có một sự tƣơng đồng nhất định về sự bình đẳng của các nền văn hóa, vấn đề đặt ra trong tính giá trị chỉ là ở chỗ bồi bổ nó chứ không so sánh nền văn hóa này với nền văn hóa khác [bảo tồn và phát huy trong bản sắc nền văn hóa dân tộc].

- Văn hóa gồm hai bộ phận: văn hóa thuộc về lĩnh vực vật chất và văn hóa thuộc về lĩnh vực tinh thần [tín ngƣỡng].

- Khi nói đến văn hóa là nói đến những thành tựu của con ngƣời chứ không phải là của tự nhiên.Văn hóa chịu ảnh hƣởng của xây dựng tự nhiên và xã hội qua thời gian.

- Văn minh là một lát cắt đồng đại của văn hóa, văn hóa khác văn minh mang tính quốc tế toàn cầu có ý nghĩa về mặt kĩ thuật và mặt văn hóa vật chất.

- Vậy văn minh chỉ có trình độ phát triển về mặt kĩ thuật công nghệ tại một thời điểm nhất định một khu vực rộng lớn hoặc thậm chí của toàn cầu [Vd: Trống đồng].

- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Bài giảng Lịch Sử Văn Minh Thế Giới -

Lịch sử là những gì xẩy ra trong quá khứ của con người. Là một ngành khoa học thuộc nhóm các ngành khoa học nhân văn, có đối tượng nghiên cứu là quá khứ của con người và xã hội loài người kể từ khi con người xuất hiện cho đến nay, từ đó phát hiện ra quy luật phát sinh và phát triển của lịch sử xã hội loài người. [loài người xuất hiện cách đây khoảng 3.5 triệu năm]

2. Khái niệm văn hóa – văn minh

  1. Văn hóa: Văn hóa là tổng thể những giá trị được thể hiện cả hai mặt vật chất và tinh thần do con người và xã hội loài người sáng tạo ra kể từ khi con người xuất hiện cho đến nay.

- Văn hóa là khái niệm vô cùng phức tạp.

- Văn hóa mang tính bền vững, khó thay đổi, nói gắn liền với dân tộc

- Văn hóa được hình thành đầu tiên ở xã hội Phương Đông nông nghiệp

- Văn hóa phát triển đến một trình độ nào đó thì trở thành văn minh

  1. Văn minh: Văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hóa, là một trạng thái tiến bộ được thể hiện ở hai mặt vật chất và tinh thần được con người và xã hội loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

- Văn minh có tính siêu dân tộc [quốc tế]

- Những thành tựu văn minh xuất hiện ở xã hội Phương Tây đô thị.

- Văn hóa có trước văn minh [loài người xuất hiện thì văn hóa cũng xuất hiện ]. Tuy nhiên, có những thành tựu văn hóa có giá trị nhưng không tiến bộ, còn các giá trị văn minh đều mang tinh chất tiến bộ ở đỉnh cao.

- Văn minh có nghĩa hẹp nhưng mang tính chất đỉnh cao.

3. Khái niệm Phương Đông – Phương Tây

Phương Đông và Phương Tây là những khái niệm thuộc về nhận thức của con người. Ban đầu, các khái niệm này đơn thuần dùng để chỉ phương hướng, nhưng về sau nó gắn liền với yếu tố lịch sử và có tính chính trị. Vì thế, ranh giới giữa Phương Đông và Phương Tây chỉ mang tính quy ước, tương đối.

Là quy ước do người Phương Tây đặt ra [Theo quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm thế giới] quan điểm này xuất phát từ Hy Lạp, một quốc gia nằm ở phía nam châu Âu, thuộc khu vực Địa Trung Hải, khối cư dân ở đây gọi khu vực phía Tây của họ là Phương Tây còn các vùng đất còn lại [bao gồm khu vực phía đông Địa Trung Hải và cả Đông Bắc Phi] là Phương Đông. Từ quan niệm này sau đó đã xuất hiện các khái niệm Cận Đông, Trung Đông, và Viễn Đông.Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, khái niệm Phương Đông và Phương Tây lại được hiểu một cách linh hoạt dựa trên các tiêu chí khác nhau như thời gian hình thành, nhân chủng, văn hóa, kinh tế, chính trị, địa lý.

Văn minh Phương Đông xuất hiện từ cuối thiên niên kỷ IV TCN đến cuối thiên niên kỷ III TCN

Văn minh Phương Tây xuất hiện khỏan đầu thiên niên kỷ I TCN.

- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Bài giảng Lịch Sử Văn Minh Thế Giới -

Chủ Đề