Bài hát cô gái mở đường của nhạc sĩ nào năm 2024

Trong kháng chiến chống Mỹ, hoà chung vào khí thế “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của các chàng trai, nhiều thiếu nữ chẳng quản thân gái dặm trường cũng xông pha ra nơi tuyến lửa. Các cô xẻ núi, phát cây, mở đường cho xe ra tiền tuyến. Bao hố bom địch cày xới cũng đã được những bàn tay con gái mảnh mai xóa lành vết thương cho những con đường ra trận. Họ là những cô TNXP, những Cô gái mở đường mà nhạc sĩ Xuân Giao ngợi ca trong bài hát cùng tên.

Câu hát mở đầu cũng là bối cảnh của bài hát: “Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai vang động cây rừng? Phải chăng em, cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát…”. Đó cũng là lời cuả một chiến sĩ đang hành quân đêm, dưới trời khuya, rừng Trường Sơn chỉ có ánh sao lấp lánh soi đường. Trong không gian ấy, vang lên một giọng hát con gái trong trẻo làm “lay động cây rừng”. Đúng là em - cô gái mở đường! Không thấy mặt nhưng anh nghe được giọng em trong trẻo cất lên, giúp xua tan bao nỗi mệt nhọc...

Em ở đâu trong giữa bạt ngàn Trường Sơn? Tuy không thấy mặt nhưng chàng chiến sĩ trẻ cũng hình dung ra chủ nhân cuả giọng hát trong veo ấy… “Em đi lên rừng - cây xanh mở lối, em đi lên núi - núi ngả cúi đầu…” Các cô gái TNXP thời đạn bom khói lửa ấy đã bắc bao nhịp cầu, lấp bao hố bom, bao lần thông đường để xe bộ đội qua, để bước chân các anh thêm vững chắc.

… Kháng chiến thành công, người còn người mất, người vĩnh viễn nằm lại chiến trường như 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Có cô gửi lại một phần thân thể nơi chiến trường, có người mang trong mình nỗi đau da cam… Và tuổi xuân qua đi không thể nào lấy lại được...

Bài hát sáng tác năm 1966. Gần 50 năm trôi qua nhưng mỗi khi nghe giai điệu của "Cô gái mở đường" vang lên cùng “Bài ca Trường Sơn” của Trần Chung, “Bài ca bên cánh võng” của Nguyên Nhung, “Chào em cô gái Lam Hồng” của Ánh Dương, “Đường tôi đi dài theo đất nước” của Vũ Trọng Hối... chắc hẳn mỗi người trong chúng ta lại thấy rất đỗi tự hào.

Đặc biệt “Cô gái mở đường” khi vang lên trước vong linh những nữ liệt sĩ thanh niên xung phong, như một nén tâm nhang ca ngợi công lao cuả các chị. Bài ca ấy khi vang lên giữa đời thường vẫn mãi là bản anh hùng ca về những con người quả cảm. Và lực lượng Thanh niên xung phong luôn vẹn nguyên niềm tự hào rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta giành được thắng lợi hoàn toàn, có công sức đóng góp một phần không nhỏ cuả các chị - những Cô gái mở đường năm xưa….

Trước khi ca sĩ trẻ Khánh Thy bị chỉ trích dữ dội khi quên lời, hát ẩu ca khúc “Mười chín tháng tám”, đã có những trường hợp tương tự xảy ra.

Bài hát cô gái mở đường của nhạc sĩ nào năm 2024

Năm 2021, trong chương trình "The Heroes", ca sĩ Han Sara bị phản ứng khi mặc váy ngắn, trình diễn vũ đạo sexy hát “Cô gái mở đường” (nhạc sĩ Xuân Giao). Khán giả chỉ trích dữ dội về cả phần trình diễn không phù hợp và cách Han Sara cùng ê-kíp biến tấu “Cô gái mở đường”. Dư luận cho rằng, Han Sara đã phá nát tinh thần bài hát.

Ngay sau đó, Han Sara đã phải lên tiếng xin lỗi và bày tỏ sự bất ngờ khi “sự sáng tạo” của cô dành cho ca khúc bị phản ứng dữ dội. Han Sara mong được khán giả cảm thông khi cô đến từ Hàn Quốc, chưa có sự am hiểu sâu sắc với ca khúc cách mạng “Cô gái mở đường”.

“Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao được sáng tác năm 1966 khi ông vào công tác tại Quảng Bình trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là con đường huyết mạch trong kháng chiến chống Mỹ, nơi chứng kiến những năm tháng gian khổ chống chiến tranh phá hoại khi Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Những đoàn thanh niên xung phong ngày đêm mở đường dưới bom đạn bắn phá đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Xuân Giao viết “Cô gái mở đường”.

Bài hát cô gái mở đường của nhạc sĩ nào năm 2024
Trang phục Han Sara mặc biểu diễn khi hát “Cô gái mở đường“. Ảnh: NSX

“Cô gái mở đường” được yêu thích trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đến thời bình. Ca khúc với giai điệu hào hùng, tươi sáng, lạc quan ngợi ca tinh thần chiến đấu bất khuất của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

Với phần trình bày của ca sĩ Han Sara, khán giả cho rằng, cô chưa có sự thấu hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa ra đời của bài hát “Cô gái mở đường”.

Gần nhất, trong chương trình nghệ thuật “Sao tháng Tám” chào mừng Quốc khánh được truyền hình trực tiếp, ca sĩ trẻ Khánh Thy bị chỉ trích dữ dội khi trình diễn ca khúc cách mạng "Mười chín tháng Tám".

Theo đó, Khánh Thy không chỉ hát thiếu ổn định, cột hơi yếu, lạc tông, liên tục chênh phô khi lên nốt cao, cô còn phải nhìn phần lời ca khúc được ghi lại trên lòng bàn tay.

Phần trình diễn của Khánh Thy bị chỉ trích khi cẩu thả cả phần nghe lẫn phần nhìn. Đông đảo khán giả cho rằng, Khánh Thy có thái độ hời hợt, thiếu trân trọng với ca khúc cách mạng, với tính lịch sử được gửi gắm qua bài hát và chương trình.

Trước phản ứng của dư luận, Khánh Thy đã phải lên tiếng xin lỗi, coi đây là bài học đắt giá trong sự nghiệp. Hiện, phần trình diễn này vẫn bị chỉ trích trên các diễn đàn âm nhạc.

Ca khúc "Mười chín tháng Tám" được sáng tác trong hoàn cảnh khi nhạc sĩ Xuân Oanh tham gia dòng người biểu tình đấu tranh giành thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mang đến bước ngoặt lịch sử, đặt nền móng cho ngày Hồ Chủ Tịch đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945.

Bài hát cô gái mở đường của nhạc sĩ nào năm 2024
Khánh Thy vừa hát vừa nhìn phần lời - chép lại lên lòng bàn tay. Cô còn hát chênh phô, lạc tông ca khúc “Mười chín tháng tám“. Ảnh: CMH

Giới phê bình cho rằng, các ca sĩ trẻ khi hát ca khúc cách mạng đã không chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức, dẫn đến sự nông cạn trong việc tiếp nhận và chuyển tải thông điệp lịch sử.

Nói như ca sĩ Tùng Dương, “Khi hát một ca khúc cách mạng, điều quan trọng nhất với tôi là cảm xúc, là sự trân trọng, biết ơn dành cho lịch sử. Đơn cử như khi hát Tiến Quân Ca, tôi luôn rưng rưng, xúc động – vì những câu chuyện lịch sử, vì bối cảnh ra đời hào hùng của ca khúc. Trong tôi, mỗi ca từ của bài hát, đều chứa niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào của cá nhân tôi khi hát về lịch sử”.