Bài học kinh nghiệm khi thực hiện dự án

ĐẠI HOÀNG

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (thuộc địa bàn TP Hà Nội) là dự án thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong thời gian dài qua, như liên tục điều chỉnh tăng vốn, liên tục điều chỉnh thời gian vận hành, liên tục thu hút chất vấn và liên tục gây ức chế dư luận.

Đến nay, sau hơn chín năm thi công kết hợp với những giai đoạn “đắp chiếu” trường kỳ, lần đầu dự án được tổng duyệt chạy thử kéo dài ba tuần, trước khi chính thức được đưa vào nghiệm thu, bàn giao, cấp phép.

Dự án sắp đi vào vận hành, song đằng sau những vòng bánh sắt, câu chuyện rút kinh nghiệm vẫn còn kẽo kẹt, nặng nề. Sẽ có bao câu hỏi cần làm rõ, bao kinh nghiệm cần rút ra. Đó là việc làm cần thiết và công khai sớm càng tốt. Bởi vì, chúng ta đang bước vào thời đại nở rộ của đường sắt đô thị. 

Đường sắt đô thị, bao gồm cả các dự án ngầm và trên cao, đang là phương thức được kỳ vọng sẽ giúp làm giảm tải áp lực giao thông vốn mỗi ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở các đô thị. Các chuyên gia quy hoạch, các nhà quản lý cũng đánh giá nhờ hướng đi này để phát triển các đô thị vệ tinh, thay đổi chính sách giao thông, nhằm đẩy nhanh tốc độ giãn dân vốn ì ạch ở các khu vực trung tâm, vùng lõi đô thị.

Hiện nay, hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang đi đầu về phát triển đường sắt đô thị để góp phần giải bài toán ùn tắc giao thông, thể hiện cả trên định hướng và thực tiễn. Trong tương lai, mô hình thành phố trong thành phố sẽ cần nhiều hơn các kết nối công cộng đường sắt đô thị. Nhưng nếu dự án nào cũng lay lắt 9 - 10 năm trời như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thì tổng cộng thời gian để bước vào một thời đại phát triển hài hòa của đô thị Việt Nam sẽ kéo dài bao lâu?

Chính vì vậy, những bài học kinh nghiệm dẫu khó nói và khó “rút” của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vẫn nên nói và nên “rút” cho minh bạch, rõ ràng, càng đỡ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ và chất lượng các dự án tương tự khác. Bởi nếu chúng ta khắc phục được những bất cập, hạn chế này để triển khai các dự án về sau được tốt hơn, hiệu quả hơn thì một thời đại phát triển mới của đô thị Việt Nam sẽ hứa hẹn bắt đầu thuận lợi, trật tự, đồng bộ hơn!

Xác định đúng tầm quan trọng, tính cấp bách của hai dự án; quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo gắn với kiểm tra, đôn đốc; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an; tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng của cán bộ, chiến sĩ từ Trung ương đến cơ sở; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phát huy tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí… là những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân.

Bài học kinh nghiệm khi thực hiện dự án

Công an huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) thực hiện Chiến dịch thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân. Ảnh minh họa

Sáng ngày 22/6/2021, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân và Lễ công bố vận hành hệ thống từ ngày 01/7/2021 qua hệ thống truyền hình trực tuyến. Hội nghị vinh dự có sự tham dự của đồng chí Phạm Minh Chính-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.

Từ thực tiễn quá trình triển khai Dự án Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân với những kết quả tích cực đạt được, Bộ Công an rút ra 06 bài học kinh nghiệm quý báu:

Một là, xác định đúng tầm quan trọng, tính cấp bách của hai dự án để từ đó xác lập cơ chế chỉ huy, chỉ đạo tương xứng từ Trung ương tới cơ sở.

Với tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo “thần tốc”, quyết liệt, đến nay, đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống hơn 98 triệu nhân khẩu, đồng loạt tiến hành cấp mã số định danh cho công dân trên toàn quốc vào ngày 18/6/2021, đây là cơ sở quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Từ 01/3/2021 đến nay, toàn quốc đã thu nhận trên 54 triệu hồ sơ để cấp thẻ căn cước hoàn thành vượt mục tiêu đề ra trước 1 tháng so với kế hoạch.

Hai là, quyết liệt, sâu sát, sáng tạo, bản lĩnh, đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo gắn với kiểm tra, đôn đốc để giải quyết nhanh nhất những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Ba là, sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân; sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân trong tổ chức thực hiện; đây là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của hai dự án.

Đến nay, Bộ Công an đã tiến hành chạy thử nghiệm kết nối tích hợp dịch vụ chia sẻ với Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, UBND các địa phương Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế; phối hợp với Văn phòng Chính phủ thử nghiệm kết nối các dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia; triển khai thử nghiệm kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kết nối với 33/63 UBND các địa phương để xác thực thông tin công dân phục vụ giải quyết 236 thủ tục hành chính.

Bốn là, phát huy tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, tâm huyết, sáng tạo, chung sức, đồng lòng của cán bộ, chiến sỹ các cấp, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ của hai dự án.

Năm là, khai thác, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong xây dựng 2 dự án và chuyển đổi tư duy trong thực hiện các mặt công tác từ thủ công sang ứng dụng công nghệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Công tác bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế hệ thống, bảo đảm đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin cấp độ 4 theo Nghị định số 85/NĐ-CP của Chính phủ; đường truyền và các phương án bảo mật đã được bố trí từ Trung ương đến cấp xã.

Sáu là, quán triệt tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm việc sử dụng kinh phí đúng quy định, làm đến đâu kiểm toán đến đó, đồng thời lồng ghép triệt để các nhiệm vụ góp phần tiết kiệm kinh phí hàng nghìn tỷ đồng. Mặc dù là hai dự án độc lập, nhưng Bộ Công an đã chỉ đạo lồng ghép tối đa hai dự án để bảo đảm đồng bộ, tránh lãng phí, qua đó giảm được mức dự toán so với ban đầu hơn 1.000 tỷ đồng.

Khánh Vi

Trả lời:

Trong điều kiện thi công dự án gặp rất nhiều khó khăn, do là những vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, khó khăn về đặc điểm về địa hình, địa mạo, giao thông, ĐC, ĐCTV… để nâng cao hiệu quả công tác thi công các công trình và tính thiết thực, giá trị sử dụng công trình khai thác nước, trên cơ sở kết quả thi công giai đoạn I dự án đã đúc rút được những kinh nghiệm, cho công tác thi công các đề án tương tự tiếp theo.

* Lựa chọn các vùng điều tra và đối tượng điều tra

- Trên cơ sở yêu cầu của địa phương (cấp tỉnh, có thể là Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trong quá trình thi công phải có quan hệ chặt chẽ cộng tác, phối hợp với địa phương, nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thực hiện dự án.

- Sự khan hiếm và đặc biệt khó khăn về nguồn nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt như các vùng: vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số... nơi có nguồn nước mặt bị ô nhiễm, nhiễm mặn…

- Vùng phải có khả năng và tiền đề chứa nước của các thể địa chất, các đứt gãy kiến tạo, hang hốc karst, các khoảnh chứa nước ngọt…

- Các phương pháp kỹ thuật thi công thực địa phải được thực hiện theo trình tự khoa học, kế thừa và hỗ trợ bổ sung cho nhau.

- Trong công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất đối tượng chứa nước là các đá trầm tích lục nguyên, đá vôi, mức độ dập vỡ, nứt nẻ, hang hốc karst phát triển mạnh dẫn tới điều kiện ĐCTV là cực kỳ phức tạp, trong các vùng này công tác địa vật lý cần được đầu tư đúng mức về khối lượng và các dạng công tác. Công tác địa vật lý phải được thi công thực địa vào mùa khô, vì mùa mưa điện trở tiếp đất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích.

- Trong vùng chọn tầng có triển vọng nhất để thi công trước, không nên thi công khoan ồ ạt trong cùng một vùng.

Qua thực tế thi công dự án đã tuân thủ và lựa chọn theo nguyên tắc trên là hợp lý, khoa học, theo đúng dự án đã lập.

* Phương pháp, khối lượng điều tra và mức độ đầu tư

- Phương pháp thi công: Qua kết quả thi công đề án cho thấy được về nguyên tắc, trình tự  thi công các phương pháp là hết sức cần thiết. Đối với những vùng chưa có tài liệu về ĐC, ĐCTV thì nhiệm vụ khảo sát ĐC- ĐCTV, công tác địa vật lý là hết sức quan trọng, hai nhiệm vụ này phải được kết hợp chặt chẽ với nhau giữa tài liệu kỹ thuật cũng như quá trình thi công thực địa, tài liệu của hai nhiệm vụ này làm cơ sở chính để xác định vị trí, chiều sâu lỗ khoan địa chất thuỷ văn.

- Trong quá trình thi công các lỗ khoan, kỹ thuật theo dõi phải liên tục có mặt tại hiện trường để đo mực nước xuất hiện trong lỗ khoan và quyết định dừng khoan kịp thời.

- Để giảm thiểu rủi ro trong một vùng không nên thi công ồ ạt các lỗ khoan, thi công lỗ có triển vọng và sâu nhất trước để làm cơ và tiền đề cho các lỗ khoan tiếp theo.

- Khối lượng điều tra và mức độ đầu tư tại mỗi vùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như, tiền đề, đặc điểm về  ĐC, ĐCTV, lượng nước yêu cầu, mua, vận chuyển nước cho khoan…

- Mức độ đầu tư để thực hiện dự án cần được bố trí đúng tiến độ được duyệt để dự án thực hiện liên tục có hiệu quả.

* Chỉ đạo thi công, tổ chức, quản lý sử dụng công trình

- Chỉ đạo thi công: Trong suốt quá trình thi công dự án, đã được sự quan tâm thường xuyên của chuyên viên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nước, Ban Chủ nhiệm dự án, đặc biệt đơn vị chủ trì dự án Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã chỉ đạo chặt chẽ, sát thực trong công tác thi công các công trình ngoài thực địa đều được tính toán cụ thể có tính khép kín, khoa học.

- Trong thời gian thi công thực địa chuyên viên Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo và các phòng ban chức năng Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã nhiều lần đi kiểm tra thi công, kỹ thuật đồng thời động viên, phát động phong trào thi đua, nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, an toàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đúng tiến độ.

Trong điều kiện thi công đề án có rất nhiều khó khăn như ở xa đơn vị, giao thông, khí hậu, đặc điểm ĐC, ĐCTV …để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì việc chỉ đạo thi công phải năng động có khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng nghiên cứu, đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ và đạt hiệu quả kinh tế.

- Tổ chức thi công

Các đơn vị thi công đã làm tốt công tác tổ chức: chuẩn bị và tập trung nhân lực, kinh tế, thiết bị máy móc tốt nhất để chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời đã phát động thi đua và có phần thưởng cho các đơn vị hoàn thành tốt nhịêm vụ, có hiệu quả, an toàn đối với người và thiết bị, có quan hệ tốt đẹp với địa phương và nhân dân nơi đóng quân.

- Quản lý sử dụng công trình

Các lỗ khoan có đủ điều kiện đưa vào khai thác đã được hướng dẫn, bàn giao cho các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các địa phương khai dẫn phục vụ cho nhu cầu dùng nước của nhân dân.

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớcTrang kế >>