Bài tập lừa đảo chiếm đoạt tài sản năm 2024

Tổng hợp bài tập tình huống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tổng hợp bài tập tình huống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phụ lục

Tổng hợp bài tập tình huống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự

Bài tập tình huống 1

A là sinh viên Trường Đại học T và ở trọ tại ký túc xá khu B của trường. A thường gửi xe mô tô tại nhà giữ xe số 1 của ký túc xá.

Đầu tháng 2/2018 khi gửi xe A phát hiện xe Honda Lead biển số 78S1-072.10 của chị B còn gắn chìa khoá trên ổ khoá, A lấy chìa khoá mang về phòng cất giấu. Khoảng 10 ngày, A nhặt được 01 phiếu giữ xe gắn máy của nhà giữ xe nói trên mang số 312 nên A cất giữ với ý định khi có cơ hội sẽ lấy trộm xe của chị B.

Khoảng 6 giờ ngày 14/02/2018 thấy nhà giữ xe chỉ có 01 bảo vệ mà sinh viên ra vào đông nên A dùng phiếu giữ xe nhặt được lấy xe của chị B ra khỏi nhà giữ xe và chạy về quê tại xã Hòa Trị, H. Phú Hòa cất giấu.

Đến ngày 31/3/2018 A dùng xe trên chở bạn gái đi trên đường Nguyễn Văn Cừ thì bị anh C là bạn chị B phát hiện trình báo Công an.

Kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản xác định: Xe mô tô hiệu Honda Lead biển số 78S1-072.10 trị giá 25.000.000 đồng.

Hỏi: Trong trường hợp này A phạm tội gì [Trộm cắp hay lừa đảo]? theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự? Tại sao? Xác định tư cách tham gia tố tụng của bị hại là ai?

Đáp án:

– A phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại khoản 1 . Vì A đã có ý thức chiếm đoạt tài sản là chiếc xe Honda Lead biển số 78S1-072.10 của chị B từ trước nên A lấy chìa khóa xe của chị B khi chị B bỏ quên mang về phòng chờ thời cơ chiếm đoạt và khi có thời cơ A đã có hành vi gian dối là dùng một phiếu giữ xe nhặt được không phải là phiếu của xe Honda Lead, lợi dụng lúc đông người ra vào và chỉ có 01 bảo vệ giữ xe để lấy xe Honda Lead ra khỏi bãi. Hành vi gian dối thể hiện ở việc A dùng phiếu giữ xe không phải là phiếu xe của xe Honda Lead để lấy xe. Vì vậy, hành vi của A đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

– Tư cách tham gia tố tụng của bị hại được xác định là bên nhận giữ xe. Vì khi sinh viên vào gửi xe và lấy phiếu xong thì kể từ thời điểm đó quyền sở hữu xe sẽ tạm thời chuyển giao cho bên nhận giữ xe, nếu có mất xe thì bên nhận giữ xe phải đền bù thiệt hại. Vì vây, xác định bị hại trong vụ án này chính là bên nhận giữ xe.

Bài tập tình huống 2

Ngày 22.7.2018, ông Nguyễn Hoàng K [giám đốc công ty A] mua cá tra của ông H với giá 28.000đ/kg, để vận chuyển cá về, ông K có thuê Tống Minh X [sinh năm 1980] vận chuyển ca từ hầm cá của ông H về Công ty A với giá 630 đồng/kg và hình thức giao nhận là: X có trách nhiệm nhận số cá từ chủ ao, khi về Công ty giao lại đủ số lượng thực nhận tại ao. Các chi phí khác do X chịu [hợp đồng miệng].

Sau khi được ông K thuê vận chuyển cá, X nảy sinh ý định chiếm đoạt một phần số lượng cá bằng cách làm giảm trọng lượng khi cân tại ao cá, để khi giao cá lại cho Công ty nhằm chiếm đoạt phần chênh lệch.

Để thực hiện ý đồ, ngày 23.7.2018, X gọi điện thoại cho Phạm Việt C [sinh năm 1982] và bàn bạc với C cách thức làm giảm mã cân, tiếp đó C điện thoại cho Nguyễn Hưu V [sinh năm 1983]. Cả ba thống nhất mỗi mã 80kg sẽ giảm từ 4kg đến 5kg. Sau khi bàn bạc thống nhất, vào khoảng 13 giờ ngày 24.7.2018, X, C và V đi xe đến hầm cá của ông H ở huyện P để cần cá. Tại đây, C đưa thanh kim loại tự chế cho V để chèn vào lò so cân; còn C đi tìm võng nằm nghỉ. X thì ngồi ghi sổ. Trong quá trình cân, đến sọt thứ 84 [mã cân 84] thì gia đình nhà ông H phát hiện, bắt quả tang các đối tượng cùng vật chứng và đưa đến Công an huyện P để giải quyết.

Qua điều tra xác định, X, V và C đã cân gian lận 83 sọt, với tổng số lượng cá gian lận là 448kg. Hội đồng định giá tài sản đã định giá số cá mà X và đồng bọn đã chiếm đoạt của ông H là 12.544.000đ.

Hỏi: Với tình huống nêu trên anh, chị hãy cho biết, những ai phạm tội, phạm tội gì? Tại sao?

Đáp án:

– Mặt khách quan của tội phạm: Với tình huống trên cho thấy ông Nguyễn Hoàng K [giám đốc công ty A] hợp đồng mua cá tra với ông H với giá 28.000đ/1 ký. Đây chỉ là việc ký kết thỏa thuận giửa ông K và ông H. Riêng đối với Tống Minh X chỉ là người được ông K thuê vận chuyển cá từ hầm của ông H về công ty thông qua hợp đồng miệng, điều đó cho thấy X không phải là nhân viên của công ty do ông K làm giám đốc.

Việc X có ý định chiếm đoạt một phần số lượng cá bằng cách giảm trọng lượng khi cân tại ao cá, để sau khi giao cá lại công ty nhằm chiếm đoạt phần chênh lệch được nảy sinh sau khi được ông K thuê, điều đó cho thấy ông K không hề có liên quan đến ý thức chiếm đoạt của X.

Mặc dù biết rõ ý định dùng thủ đoạn gian dối của X thông qua cách thức làm giảm mã cân để chiếm đoạt cá của ông H nhưng sau khi được X điện thoại bàn bạc thực hiện thì Phan Văn C và Nguyễn Hữu V đều đồng ý cùng thực hiện và sau đó X, C và V đã trực tiếp đến hầm cá của ông H ở huyện P cùng thực hiện thủ đoạn gian dối là đưa thanh kim loại tự chế chèn vào lò so cân để chiếm đoạt số kg cá nhưng khi đến sọt thứ 84 bị gia đình ông H phát hiện bắt quả tang.

– Mặt chủ quan của tội phạm: X,C,V phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp; động cơ mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản.

– Khách thể của tội phạm: Hành vi của X,C,V đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của ông H.

– Chủ thể của tội phạm: X,C,V đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự và là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Từ phân tích trên và căn cứ vào kết quả của Hội đồng định giá tài sản về số cá mà X và đồng phạm chiếm đoạt của ông H trị giá 12.544.000đ cho thấy hành vi của X, C và V đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Điều 174 Bộ luật hình sự [Sửa đổi, bổ sung năm 2017]

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  1. Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  1. Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  1. Tái phạm nguy hiểm;

đ] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  1. [được bãi bỏ]

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. [được bãi bỏ]
  1. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  1. [được bãi bỏ]
  1. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chủ Đề