Bài tập trắc nghiệm sinh 11 bài 26 năm 2024

Môn Ngữ văn

Môn Toán học

Môn Hóa học

Môn Vật lí

Môn Sinh học

Môn Tiếng Anh

Môn Lịch sử

Môn Địa lí

Môn Giáo dục thể chất

Môn GD Quốc phòng và An ninh

Môn Tin học

Môn Công nghệ

Môn GD kinh tế và pháp luật

Môn HĐ trải nghiệm, hướng nghiệp

Bài tập trắc nghiệm cảm ứng sinh học 11 có đáp án và lời giải chi tiết. Bài tập gồm 2 phần:Phần 1: Tóm tắt lý thuyết chi tiết; Phần 2: Bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải với các nội dung:Cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật. Bài tập được viết dưới dạng file word gồm 34 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Tải Về File

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâu 1ACâu 15ACâu 2BCâu 16CCâu 3ACâu 17ACâu 4BCâu 18DCâu 5ACâu 19DCâu 6ACâu 20DCâu 7DCâu 21DCâu 8DCâu 22CCâu 9CCâu 23DCâu 10DCâu 24BCâu 11CCâu 25DCâu 12DCâu 26ACâu 13DCâu 27DCâu 14D

Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật là tài liệu tham khảo hỗ trợ thầy cô trong quá trình củng cố kiến thức môn Sinh, sưu tầm câu hỏi cho đề kiểm tra 15 phút cũng như giúp học sinh được làm quen với nhiều dạng bài tập trắc nghiệm Sinh khác nhau.

Bài 26: Cảm ứng ở động vật

1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

  1. Của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  1. Của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  1. Định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  1. Của môi trường [bên trong và bên ngoài cơ thể] để tồn tại và phát triển

2. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
  1. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

3. Trong các động vật sau:

[1] giun dẹp [2] thủy tức [3] đỉa

[4] trùng roi [5] giun tròn [6] gián [7] tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  1. 1
  1. 3
  1. 4
  1. 5

4. Trong các phát biểu sau:

[1] phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

[2] phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

[3] phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

[4] phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

  1. [1], [2] và [4]
  1. [1], [2], [3] và [4]
  1. [2], [3] và [4]
  1. 1], [2] và [3]

5. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

  1. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên
  1. Mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể
  1. Các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau
  1. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau

6. Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

  1. Duỗi thẳng cơ thể
  1. Co toàn bộ cơ thể
  1. Di chuyển đi chỗ khác
  1. Co ở phần cơ thể bị kích thích

7. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

  1. Nằm dọc theo chiều dài cơ thể
  1. Nằm dọc theo lưng và bụng
  1. Nằm dọc theo lưng
  1. Phân bố ở một số phần cơ thể

8. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:

  1. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng
  1. Các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng
  1. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ
  1. Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng

Chủ Đề