Bài tập vật lý 6 bài 17 trang 57 năm 2024

Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 6 Bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.

  • Mở đầu trang 105 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Nhà máy thủy điện sản xuất điện năng từ dòng nước chảy từ trên cao xuống [Hình 17.1]. Trong quá trình đó, có những dạng năng lượng cơ học nào xuất hiện? Chúng có thể chuyển hóa qua lại với nhau không? Trong những điều kiện nào thì tổng của các dạng năng lượng cơ học đó được bảo toàn?
  • Câu hỏi thảo luận 1 trang 105 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Quan sát Hình 17.2, hãy tìm các điểm chung về dạng năng lượng trong các trường hợp trên. Năng lượng này phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  • Câu hỏi thảo luận 2 trang 105 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Dựa vào phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều, rút ra biểu thức [17.1]. \[A = F.s = \frac{1}{2}.m.{v^2}\]
  • Luyện tập trang 106 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng với tốc độ không đổi là 80 km/h, sau đó giảm tốc độ đến 50 km/h, cuối cùng thì dừng lại hẳn. - Tìn động năng của ô tô tại các thời điểm ứng với các giá trị tốc độ đã cho. - Phần động năng mất đi của ô tô đã chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
  • Câu hỏi thảo luận 3 trang 106 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Em đang ngồi yên trên xe buýt chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h. Xác định động năng của em trong trường hợp:
  • Chọn hệ quy chiếu gắn với xe buýt.
  • Chọn hệ quy chiếu gắn với hàng cây bên đường.
  • Vận dụng trang 106 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Hãy tìm hiểu về “trục phá thành” dùng để phá cổng thành trong các cuộc chiến thời xưa [Hình 17.3]. Giải thích tại sao “trục phá thành” phải có khối lượng đủ lớn.
  • Câu hỏi thảo luận 4 trang 107 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Quan sát Hình 17.5, chứng tỏ trong hai cách dịch chuyển quyển sách thì công của trọng lực là như nhau trong khi công của lực ma sát là khác nhau.
  • Câu hỏi thảo luận 5 trang 107 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Lập luận để rút ra độ biến thiên thế năng trọng trường bằng về độ lớn nhưng trái dấu với công của trọng lực.
  • Luyện tập trang 108 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Thả một viên bi sắt xuống một hố cát được làm phẳng, viên bi sẽ tạo nên trên hố cát một vết lõm rõ nét. Thảo luận để đưa ra dự đoán về bán kính tương ứng của vết lõm trên hố cát khi thả viên bi sắt ở những độ cao khác nhau. Giải thích dự đoán của em và tiến hành thí nghiệm.
  • Câu hỏi thảo luận 6 trang 109 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Quan sát Hình 17.7, nhận xét về sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng của người khi trượt xuống đường trượt nước [Hình 17.7a] và quả bóng rổ khi được ném lên cao [Hình 17.7b].
  • Luyện tập trang 109 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Thảo luận và chỉ ra các dạng năng lượng của hai vận động viên xiếc khi thực hiện trò chơi nhảy cầu [Hình 17.8] vào lúc:
  • Người A chuẩn bị nhảy, người B đứng trên đòn bẩy.
  • Người A chạm vào đòn bẩy.
  • Người B ở vị trí cao nhất.
  • Vận dụng trang 109 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Phân tích sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong một số hoạt động của đời sống hằng ngày.
  • Câu hỏi thảo luận 7 trang 110 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Phân tích lực tác dụng lên quả bóng và sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của quả bóng trong quá trình rơi [Hình 17.9].
  • Luyện tập trang 111 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một con bọ chét có khối lượng 1 mg có thể bật nhảy thẳng đứng lên độ cao tối đa 0,2 m từ mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 m/s2. Hãy xác định tốc độ của bọ chét ngay khi bật nhảy.
  • Vận dụng trang 111 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Hãy chỉ ra vị trí đặt bồn nước [Hình 17.10] phục vụ cho việc sinh hoạt trong gia đình sao cho nước chảy từ vòi nước sinh hoạt là mạnh nhất và giải thích tại sao.
  • Giải bài tập 1 trang 112 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Em có nhận xét gì về động năng, thế năng và cơ năng của cô gái đang chơi ván trượt ở các vị trí 1, 2, 3, 4, 5 [Hình 17P.1]. Bỏ qua mọi ma sát.
  • Giải bài tập 2 trang 112 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một vật được thả từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng có độ cao h [Hình 17P.2]. Vậy động năng của vật tại chân của mặt phẳng nghiêng có phụ thuộc vào góc nghiêng của mặt phẳng nghiêng hay không? Bỏ qua ma mọi ma sát.
  • Giải bài tập 3 trang 112 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một người đi bộ lên các bậc thang như Hình 17P.3. Các bậc thang có chiều cao 15 cm, tổng cộng có 25 bậc thang. Người đi bộ này có khối lượng là 55 kg, chuyển động lên với tốc độ xem như không thay đổi từ bậc thang đầu tiên cho đến bậc thang cuối cùng là 1,5 m/s.
  • Tính cơ năng người này trước khi bước lên bậc thang đầu tiên.
  • Tính cơ năng người này ở bậc thang trên cùng.
  • Phần năng lượng thay đổi ở hai vị trí này được cung cấp từ đâu?
  • Giải bài tập 4 trang 112 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Trò chơi đệm nhún là một trò chơi vui vẻ dành cho các bạn nhỏ [Hình 17P.4]. Hai bạn nhỏ có khối lượng lần lượt là 16 kg và 13 kg, nhảy từ trên độ cao khoảng 70 cm xuống đệm nhún với tốc độ ban đầu theo phương thẳng đứng hoàn toàn giống nhau và bằng 1 m/s.
  • Tính công của trọng lực tác dụng lên hai bạn trong quá trình từ lúc bắt đầu nhảy đến thời điểm ngay trước khi chạm đệm nhún.
  • Tính tốc độ của cả hai bạn ngay trước khi chạm đệm nhún.
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.1 trang 54 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Động năng là một đại lượng
  • có hướng, luôn dương
  • có hướng, không âm
  • vô hướng, không âm
  • vô hướng, luôn dương
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.2 trang 54 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây?
  • Phụ thuộc vào khối lượng của vật.
  • Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
  • Là đại lượng vô hướng, không âm.
  • Phụ thuộc vào vận tốc của vật.
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.3 trang 54 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Thế năng trọng trường của một vật có giá trị
  • luôn dương
  • luôn âm
  • khác 0
  • có thể dương, có thể âm hoặc bằng 0
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.4 trang 54 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Cơ năng của một vật bằng
  • hiệu của động năng và thế năng của vật.
  • hiệu của thế năng và động năng của vật.
  • tổng động năng và thế năng của vật.
  • tích của động năng và thế năng của vật.
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.5 trang 54 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Cơ năng của một vật được bảo toàn khi
  • vật chịu tác dụng của các lực nhưng không phải là các lực thế.
  • vật chỉ chịu tác dụng của lực thế.
  • vật chịu tác dụng của mọi lực bất kì.
  • vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất.
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.6 trang 55 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì
  • thế năng cực tiểu
  • thế năng cực đại
  • cơ năng cực đại
  • cơ năng bằng 0
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.7 trang 55 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu khối lượng của vật tăng gấp đôi và tốc độ của vật giảm còn một nửa?
  • Không đổi
  • Giảm 2 lần
  • Tăng 2 lần
  • Giảm 4 lần
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.8 trang 55 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Ba quả bóng giống hệt nhau được ném ở cùng một độ cao từ đỉnh của tòa nhà như Hình 17.1. Quả bóng [1] được ném phương ngang, quả bóng [2] được ném xiên lên trên, quả bóng [3] được ném xiên xuống dưới. Các quả bóng được ném với cùng tốc độ đầu. Bỏ qua lực cản của không khí. Sắp xếp tốc độ của các quả bóng khi chạm đất theo thứ tự giảm dần.
  • 1, 2, 3
  • 2, 1, 3
  • 3, 1, 2
  • Ba quả bóng chạm đất với cùng tốc độ.
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.9 trang 55 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?
  • 6.103 J.
  • 3.102 J.
  • 60 J.
  • Không xác định được vì còn phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
  • Giải bài tập trắc nghiệm 17.10 trang 56 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là
  • 14,14 m/s
  • 8,96 m/s
  • 10,84 m/s
  • 7,7 m/s
  • Giải bài tập tự luận 17.1 trang 56 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một chiếc máy bay bắt đầu tăng tốc từ trạng thái nghỉ để đạt được tốc độ đủ lớn cho máy bay có thể cất cánh. Động năng máy bay thay đổi như thế nào trong quá trình này?
  • Giải bài tập tự luận 17.2 trang 56 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một người nâng tạ lên cao sao cho tốc độ của tạ là không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Chọn gốc thế năng trọng trường tại mặt đất. Trong các đại lượng: động năng, thế năng, cơ năng, đại lượng nào của tạ không thay đổi trong quá trình trên?
  • Giải bài tập tự luận 17.3 trang 56 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một thùng hàng bắt đầu trượt xuống từ đỉnh của một máng nghiêng nhẵn [ma sát không đáng kể]. Nếu tăng góc nghiêng của máng thì tốc độ của thùng hàng tại chân máng thay đổi như thế nào?
  • Giải bài tập tự luận 17.4 trang 56 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một quả bowling được treo lên trần nhà bằng một sợi dây không dãn. Một bạn học sinh được thực hiện thí nghiệm biểu diễn bằng cách kéo quả bóng ra khỏi vị trí cân bằng của nó và gần chạm vào tường, sau đó thả quả bóng ra như Hình 17.2.
  • Trong quá trình chuyển động, quả bóng có thể va vào tường không? Tại sao?
  • Liệt kê yếu tố đảm bảo quả bóng không va chạm với tường trong quá trình chuyển động.
  • Giải bài tập tự luận 17.5 trang 57 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một chiếc ô tô đang chạy thì phải phanh gấp để giảm tốc nhằm tránh va chạm với một chú chó băng ngang qua đường. Trong quá trình hãm phanh, động năng của ô tô thay đổi như thế nào? Trong trường hợp này, cơ năng của ô tô có bảo toàn không? Tại sao?
  • Giải bài tập tự luận 17.6 trang 57 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một bạn học sinh đang thực hiện việc sắp xếp lại tủ sách trong đó bạn học sinh phải nâng một quyển sách từ mặt sàn lên tủ. Động năng của quyển sách tại mặt sàn và khi đặt lên tủ đều bằng 0, trong khi công mà bạn học sinh thực hiện lại khác 0. Điều này có mâu thuẫn với định lí động năng không? Tại sao? Xem chuyển động của quyển sách là đều.
  • Giải bài tập tự luận 17.7 trang 57 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Vì sao các búa máy đóng cọc được chế tạo rất nặng và khi hoạt động, búa được kéo lên rất cao so với đầu cọc?
  • Giải bài tập tự luận 17.8 trang 57 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Làm thế nào để một quả bóng sau khi đập xuống sàn nhà có thể nảy lên cao hơn so với vị trí ban đầu?
  • Giải bài tập tự luận 17.9 trang 57 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Trên các đồi cát tại Mũi Né, thành phố Phan Thiết, du khách thường sử dụng tấm ván để trượt từ trên một đoạn đồi cao xuống dưới. Để tạo trải nghiệm trượt tốt, du khách thường được khuyên di chuyển lên các đoạn đồi cao và tốc độ trượt sẽ nhanh hơn. Giải thích nguyên nhân cho cách làm trên. Ngoài ra, còn có cách nào khác để tăng tốc độ trượt?
  • Giải bài tập tự luận 17.10 trang 57 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Tại sao trong môn nhảy cao, các vận động viên đều phải chạy đà trước khi giậm nhảy?
  • Giải bài tập tự luận 17.11 trang 57 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Xét một vật nhỏ bắt đầu chuyển động trên một đường trượt không ma sát từ A đến C sau đó trượt trên đường nằm ngang [có ma sát] từ C đến D như Hình 17.3. Em hãy cho biết:
  • động năng của vật tăng, giảm hoặc bằng hằng số trên những đoạn nào?
  • cơ năng của vật tăng, giảm hoặc bằng hằng số trên những đoạn nào?
  • Giải bài tập tự luận 17.12 trang 58 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ đỉnh của một đường trượt không ma sát, cách mặt đất một đoạn h như Hình 17.4. Sau khi trượt đến chân đường trượt, vật tiếp tục trượt trên đoạn đường nằm ngang một đoạn s rồi mới dừng lại, ma sát trên đoạn đường nằm ngang là đáng kể.
  • Nếu độ cao h ban đầu được nâng lên thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?
  • Nếu tăng khối lượng của vật thì s sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao?

Giải bài tập tự luận 17.13 trang 58 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hai vật nhỏ giống hệt nhau được ném với cùng tốc độ ban đầu tại cùng một độ cao như Hình 17.5. Xem sức cản của không khí là không đáng kể. Vật nào sẽ đạt được độ cao cực đại lớn hơn? Tại sao?

Chủ Đề