Bài thơ bạch đầu ngâm của trác văn quân năm 2024

Trác Văn Quân (卓文君) là một trong những tài nữ nổi danh thời Tây Hán. Nhà thơ có ngoại hình tư sắc diễm lệ, biết chơi đàn cầm, làm thơ, tài ứng phó xuất chúng, trứ danh một vùng.

Tác phẩm

白头吟

皑如山上雪,

皎若云间月.

间君有两意,

故来相决绝.

今日斗酒会,

明旦沟水头.

躞蹀御沟上,

沟水东西流.

Phiên âm:

Báitóu yín

Ái rúshān shàng xuě,

Jiǎo ruò yún jiān yuè.

Wén jūn yǒu liǎng yì,

Gù lái xiāng juéjué.

Jīnrì dǒujiǔ hùi,

Míng dàn gōu shuǐtóu.

Xiè dié yù gōu shàng,

Gōu shuǐ dōngxī líu.

Hán Việt:

Bạch đầu ngâm

Ngai như sơn thượng tuyết,

Kiểu nhược vân gian nguyệt.

Văn quân hữu lưỡng ý,

Cố lai tương quyết tuyệt.

Kim nhật đấu tửu hội,

Minh đán câu thủy đầu.

Tiệp điệp ngự câu thượng,

Câu thủy đông tây lưu.

Dịch nghĩa:

Trắng như tuyết trên núi,

Sáng như trăng ở trong mây.

Nghe lòng chàng có hai ý,

Nên thiếp quyết cắt đứt.

Ngày hôm nay nâng chén sum vầy,

Sớm mai đã đưa tiễn nhau ở bên sông.

Đi lững thững trên dòng nước,

Nước cứ chảy xuôi mãi từ đồng về tây.

Dịch thơ:

Trắng như tuyết trên núi,

Sáng tựa trăng giữa mây.

Nghe lòng chàng hai ý,

Thiếp đành đoạn tình này.

Hôm nay chén sum họp,

Đầu sông tiễn sớm mai.

Lững thững theo dòng nước,

Nước mãi chảy đông tây.

(Nguồn: Thivien)

Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng một 2022

  • Bài thơ bạch đầu ngâm của trác văn quân năm 2024

Bài thơ bạch đầu ngâm của trác văn quân năm 2024

Bài thơ bạch đầu ngâm của trác văn quân năm 2024

Tư Mã Tương Như là nhà viết từ, nhà âm nhạc nổi tiếng thời Tây Hán Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm, vì ngưỡng mộ đức độ làm người của Lận Tương Như nước Triệu thời Chiến quốc, cho nên tự đặt tên cho mình là "Tương Như", ông nuôi ý trí phải làm việc lớn oanh liệt cho đất nước. Gia cảnh Tư Mã Tương Như nghèo khó, thời Hán Cảnh đế, ông theo đuổi Lương Vương, viết những bài và từ gảy đàn ngay trên đất Lương, cho nên cuộc sống trở nên dư dật hơn. Lương Vương rất tâm đắc với tài ba của Tương Như, liền ban cho ông cây đàn cổ quý hiếm mang tên Lục Kỳ. Khổ nỗi là Lương vương đoản thọ, sau khi Lương Vương qua đời, thì Tư Mã Tương Như cũng mất đi chỗ dựa, thế là ông đành phải lang thang đó đây, cuối cùng đến ở nhờ nhà người bạn thân của mình tên là Vương Cát một huyện nhỏ biên giới tứ Xuyên, sống quãng ngày ăn nhờ ở vạ.

Ở đó có một già giàu tên là Trác Vương Tôn, ông có cô con gái tên là Trác Văn Quân mới 17 tuổi, Văn Quân xinh đẹp phi thường, không những giỏi chơi đàn, mà còn có tài làm thơ nữa. Ông Vương Tân vốn định gả con gái Trác Văn Quân cho Nhất Hoàng Tôn, không ngờ lễ cưới chưa thành Hoàng Tôn đã mất sớm, thế là Văn Tôn liền góa bụa ở nhà cha. Một hôm, Trác Vương Tôn mời Vương Cát đến nhà ăn cơṃ, Tư Mã Tương Như cũng được mời đến dự theo bạn mình. Trong bữa tiệc, việc làm những bài từ và gảy đàn để góp vui cho bầu không khí là không thể thiếu được. Được biết con gái ông Trác Vương Tôn tài sắc vẹn toàn, Tư Mã Tương Như liền gảy bản nhạc "Phượng cầu Hoàng". Từ lâu Trác Văn Quân đã ngưỡng mộ tài ba của Tư Mã Tương Như, nàng bèn núp sau mành nghe trộm, từ tiếng đàn thướt tha đắm đuối, nàng đã lãnh hội được tình tứ của Tư Mã Tương Như, thế rồi từ đó hai người yêu nhau thắm thiết, nhưng lại bị ông Trác Vương Tôn phản đối kịch liệt, không còn cách nào khác, hai người liền cùng nhau bỏ trốn đến Thành đô quê hương Tư Mã Tương Như. Do điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, Văn Quân liền lấy đồ trang sức của mình mang theo đi cầm cố, hai người mở một quán rượu, Văn Quân đích thân đứng bán ngoài cửa hàng, còn Tương Như thì đi làm công. Tin này đến tai cha Trác Vương Tôn, vì sĩ diện nên ông liền cho trăm người hầu đến nhà con gái mình, rồi cho tiền vàng bạc triệu, lại thêm rất nhiều của hồi môn, từ đó đời sống của hai người trở nên giầu có an nhàn, có thể uống rượu làm thơ, đàn hát suốt ngày.

Sau thời Hán Cảnh Đế, Hán Vũ Đế lên ngôi, sau khi xem tác phẩm của Tư Mã Tương Như, Vũ Đế lấy làm thích thú, bèn triệu gặp ông. Tư Mã Tương Như sáng tác bài "Thượng Lâm Phổ" bằng tài trí của mình, ca ngợi quang cảnh hoành tráng khi nhà vua săn bắn. Hán Vũ Đế ưa được kể công cho nên lấy làm khoái trí, liền phong Tư Mã Tương Như làm chức Lang Quan. Thế là, Tư Mã Tương Như rất đắc trí hài lòng ở lại Tràng An, còn Trác Văn Quân thì vẫn ở Thành Đô cô đơn lẻ loi sống trong căn nhà trống rỗng lạnh lẽo, kiên tâm đợi chồng trở về.

Sau khi đến Tràng An lâu ngày, khi về Thành Đô, thấy dung nhan của Trác Văn Quân trở nên già đi, Tương Như nảy sinh ra ý nghĩ lấy vợ lẽ. Trác Văn Quân biết tin, trong lòng rối bời, liền viết bài thơ Bạch đầu ngâm, lại thêm một bài " Giã biệt thư", bài thơ có đoạn: "Mong được tấm lòng anh, bạc đầu không chia cách". Đọc bài thơ đầy thương cảm của vợ, Tư Mã Tương Như hết sức cảm động, nhớ lại quãng năm tháng hai vợ chồng sống ân ái với nhau, ông liền xóa bỏ ý định lấy vợ lẽ, rồi trở về quê cũ với Trác Văn Quân, từ đó hai vợ chồng chung sống với nhau cho đến khi từ giã cói đời. Bài thơ "Bạc đầu ngâm" của Trác Văn Quân tình sâu nghĩa nặng, rung động lòng người, và lưu truyền cho đến tận ngày nay