Bài văn kể lại buổi đầu đi học lớp 3 năm 2024

  1. Em đã nói chuyện với bạn cùng bàn và hỏi bạn về môn học, trong lớp em đã trả lời câu hỏi cô đưa ra.

2. Bài đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học

Nhớ lại buổi đầu đi học

Nội dung chính: Bài đọc nói về cảm xúc ngày đầu tiên đi học đầy bỡ ngỡ, rụt rè của cậu học sinh.

3. Đọc - hiểu

Câu 1 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1:

Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?

Trả lời:

Bài văn là lời của tác giả [nhân vật tôi] – ghi lại cảm xúc ngày đầu tiên đi học.

Câu 2 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1:

Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?

Trả lời:

Thời tiết cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và mây trên trời không có những đám bàng bạc đã khiến tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1:

Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào?

Trả lời:

Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Những lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Câu 4 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1:

Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh là: bỡ ngỡ đứng nép bên người thên, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ, ngập ngừng e sợ như những chú chim bên bờ tổ.

Đã hơn hai năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong kí tức của em. Sáng đó, em dậy sớm lắm, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân xong. Em liền ngồi vào bàn ăn sáng. Đúng 7h30 phút, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Cô giáo ra và mỉm cười với mẹ con em. Rồi cô và mẹ nói chuyện. Mẹ nói với em: "Con ở đây đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ đón con về". Em túm lấy áo mẹ như không muốn rời xa. Cô giáo vỗ về em rồi mới bỏ tay ra. Em đứng nhìn cho đến khi chiếc xe máy khuất đi. Rồi em vào chỗ ngồi của mình và tự nhiên những giọt nước mắt ứa ra, lăn dài trên má. Một cảm giác buồn vui lẫn lộn đang dâng lên trong nước mắt em. Buổi học đầu tiên là thế đó.

Bài làm 2

Em vẫn nhớ những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Buổi sáng hôm sau, em thức dậy từ rất sớm. Đúng bảy giờ, bố đưa em đến trường trên chiếc xe máy cũ. Trong lòng em cảm thấy hân hoan mà bồi hồi. Bố đưa em vào lớp, còn dặn dò em phải chăm chỉ học bài. Cô giáo đón em với nụ cười dịu hiền. Trong lớp thật yên tĩnh. Em đến chỗ ngồi của mình theo sự phân công của cô. Bài học đầu tiên mà cô dạy là bài tập đánh vần các chữ cái. Chúng em say sưa lắng nghe cô giáo giảng bài. Không khí trong lớp trở nên sôi nổi hơn. Buổi học đầu tiên đã để lại cho em nhiều cảm xúc thật đẹp.

Tập đọc Nhớ lại buổi đầu đi học đã được VnDoc soạn chi tiết, bao gồm soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học Cánh Diều, Chân trời sáng tạo giúp các em hoàn thành và chuẩn bị trước phần soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học Tiếng Việt Lớp 3 tập 1, nội dung bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 giúp các em học sinh thành thạo hơn với các dạng bài tập đọc hiểu Tiếng Việt 3.

1. Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 Cánh Diều

Phần 1. Chia sẻ

Câu 1 trang 18 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Nói về em hôm nay.

Trả lời:

- So với năm trước, em đã cao thêm 5cm, nặng thêm 3kg.

- Em đã biết tự soạn sách vở, tự chuẩn bị quần áo để đến trường. Em có thể tự làm vệ sinh cá nhân và dọn dẹp góc học tập của mình.

- Em giúp người thân trong gia đình tưới cây, quét nhà, lau bàn ghế, rửa bát,...

Câu 2 trang 18 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Nhớ lại ngày em vào lớp Một:

  1. Ai đưa em tới trường?
  1. Em làm quen với thầy cô và các bạn như thế nào?

Trả lời:

Ngày em vào lớp Một:

  1. Bố/Mẹ đã đưa em đến trường.
  1. Em đã chủ động chào mọi người, giới thiệu bản thân mình để có thể làm quen với thầy cô và các bạn.

Phần 2. Bài đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên đường không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp, con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Những lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thên, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng con ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Theo Thanh Tịnh

Nội dung chính: Bài đọc nói về cảm xúc ngày đầu tiên đi học đầy bỡ ngỡ, rụt rè của cậu học sinh.

Phần 3. Đọc hiểu

Câu 1 trang 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?

Trả lời:

Bài văn là lời của nhân vật “tôi”, cũng chính là tác giả. Bài văn nói về những cảm xúc, những kỉ niệm, hồi ức của tác giả về ngày tựu trường đầu tiên vào mỗi dịp cuối thu hằng năm.

Câu 2 trang 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?

Trả lời:

Thời tiết cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và mây trên trời không có những đám bàng bạc đã khiến tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3 trang 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào?

Trả lời:

Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Những lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Câu 4 trang 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường:

- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.

- Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Phần 4. Luyện tập

Câu 1 trang 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Dựa vào gợi ý ở phần Đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đoạn văn trong bài đọc nói về điều gì.

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến ...bầu trời quang đãng: Khởi nguồn gợi lên kí ức về ngày tựu trường của tác giả bằng hình ảnh lá rụng nhiều vào cuối thu hằng năm.

- Đoạn 2: Từ Buổi mai hôm ấy... đến ...tôi đi học: Kí ức và tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học trên con đường làng quen thuộc.

- Đoạn 3: Còn lại: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò ngày đầu đến lớp.

Câu 2 trang 20 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận ra các đoạn văn trên? Chọn các ý đúng:

  1. Mỗi đoạn văn nêu một ý
  1. Mỗi đoạn văn kể về một nhân vật
  1. Hết mỗi đoạn văn, tác giải đều xuống dòng.

Trả lời:

Chọn các ý đúng: a] và c]

\>> Chi tiết: Soạn Tiếng Việt lớp 3 Nhớ lại buổi đầu đi học trang 18, 19, 20 Cánh Diều

2. Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học trang 20, 21, 22, 23 Chân trời sáng tạo

Khởi động

Nói về ngày đầu tiên em đi học theo gợi ý:

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý về ngày đầu tiên em đi học:

- Cảnh vật: không khí trong lành, bầu trời quang đãng, có nắng nhẹ, đường phố được trang trí nhiều cờ đỏ bay phấp phới...

- Con người: mọi người vui vẻ, phấn khởi, các bạn nhỏ thích thú mặc đồng phục mới, mang cặp sách mới đến trường...

Khám phá và luyện tập

Đọc trang 20 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi

Nhớ lại buổi đầu đi học

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Theo Thanh Tịnh

- Giải nghĩa từ:

  • Nao nức: hăm hở, phấn khởi.
  • Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng.
  • Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
  • Ngập ngừng: vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.

✪ Câu hỏi, bài tập:

1. Những điều gì gợi cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học?

2. Vì sao tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc?

3. Những hình ảnh nào cho thấy các bạn học trò mới bỡ ngỡ trong ngày tựu trường?

4. Bài đọc nói về điều gì?

- Cảnh đẹp của một buổi sáng cuối mùa thu.

- Niềm vui của bạn nhỏ khi được mẹ dẫn đi học.

- Kỉ niệm đẹp đẽ của bạn nhỏ trong buổi đầu đi học.

Hướng dẫn trả lời:

1. Những điều gợi cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học là:

- Thời gian: cuối mùa thu hằng năm

- Cảnh vật: lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc

2. Tác giả thấy lạ khi đi trên con đường làng quen thuộc: vì chính trong lòng tác giả giả có sự thay đổi lớn: hôm nay tác giả đi học buổi đầu tiên.

3. Những hình ảnh cho thấy các bạn học trò mới bỡ ngỡ trong ngày tựu trường là:

- mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ

- họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

- họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

4. Bài đọc nói về: Kỉ niệm đẹp đẽ của bạn nhỏ trong buổi đầu đi học

Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học:

Câu 3: Nói 1 - 2 câu thể hiện cảm xúc của em trong ngày đầu đi học.

Nói và nghe trang 22 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh:

Chiếc nhãn vở đặc biệt

Nguyễn Thị Kim Hòa

Hai chị em cảm thấy ...

Để chuẩn bị cho năm học mới ...

Bạn nhỏ ...

Bạn nhỏ mong ...

Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Viết sáng tạo trang 23 Tiếng Việt 3 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Nói về một đồ dùng học tập em thích dựa vào gợi ý:

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn [từ 5 dến 7 câu] tả một đồ dùng học tập của em.

Vận dụng

Chơi trò chơi Đố bạn:

Đầu đuôi vuông vắn như nhau Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều Tính tình chân thực, đáng yêu Muốn biết chính xác tôi đều giúp ngay.

[Là cái gì?]

Bụng chứa đầy mực Mình dài xinh xinh Luôn luôn tận tình Giúp em viết chữ.

[Là cái gì?]

\>> Chi tiết: Soạn Tiếng Việt 3 trang 20, 21, 22, 23 Bài 4: Nhớ lại buổi đầu đi học CTST

3. Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học sách cũ

Nhớ lại buổi đầu đi học

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Theo THANH TỊNH

Chú thích:

Nao nức: hăm hở, phấn khởi.

- Mơn man: nhẹ nhàng, dễ chịu.

- Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng.

- Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.

- Ngập ngừng: vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.

Trả lời câu hỏi Nhớ lại buổi đầu đi học

Câu 1 [trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn đầu bài: Hằng năm... bầu trời quang đãng.

Trả lời:

Cảnh ngoài đường lá rụng nhiều vào dịp cuối thu khiến tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường.

Câu 2 [trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Trong ngày tựu trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau và tìm nguyên nhân tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn: Buổi mai hôm ấy... hôm nay tôi đi học.

Trả lời:

Trong ngày đầu tiên đến trường, tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn, vì đó là lần đầu tiên cậu bé được làm học sinh, cảnh vật thân quen hằng ngày cũng trở nên thay đổi, lạ lẫm.

Câu 3 [trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1]

Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Cũng như tôi... đến hết.

Trả lời:

Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường: bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Nội dung: Hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học vào mỗi dịp cuối thu hàng năm.

Trắc nghiệm Nhớ lại buổi đầu đi học

Chọn phương án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Nhớ lại buổi đầu đi học trực tuyến.

1. Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường?

  1. Khi thấy các bạn nhỏ cùng nhau đi tựu trường.
  1. Khi bắt đầu vào mùa thu.
  1. Vào những ngày cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.

2. Cảm giác của tác giả khi nghĩ về buổi tựu trường đầu tiên được so sánh ra sao?

  1. Như bông hoa tươi mỉm cười.
  1. Như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
  1. Như cánh chim non chập chững tập bay.

3. Buổi sáng đầu tiên cậu bé tới trường, thời tiết ra sao?

  1. Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh.
  1. Buổi sớm có ánh nắng chan hòa.
  1. Buổi sớm đầy gió lạnh

4. Ai đã đi cùng cậu bé tới buổi tựu trường đầu tiên

  1. Người mẹ.
  1. Bạn bè.
  1. Ông ngoại

5. Cảnh vật xung quanh cậu bé ngày hôm đó trông như thế nào?

  1. Cảnh vật vẫn quen thuộc như trước.
  1. Cảnh vật đang có sự thay đổi lớn.
  1. Cảnh vật trở nên tươi mới và đẹp hơn.

6. Vì sao tác giả thấy cảnh vật trở nên khác lạ?

  1. Vì cảnh vật bỗng dưng thay đổi trong ngày cậu tới trường.
  1. Vì thời tiết mùa thu làm cho con đường trở nên khác lạ.
  1. Vì lần đầu trở thành học trò, trong lòng tác giả có cảm giác khác lạ khiến cho tác giả tưởng cảnh vật xung quanh trở nên khác lạ.

7. Các bạn học trò mới có cảm xúc gì trong ngày đầu tiên tựu trường?

  1. Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.
  1. Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
  1. Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy.
  1. Tất cả đáp án trên đều đúng.

8. Con điền các từ sau vào chỗ trống cho đúng:

nao nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng

  1. ….là vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.
  1. ….là hăm hở, phấn khởi.
  1. ….là ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
  1. …. là nhẹ nhàng, dễ chịu

9. Con hãy nối hai cột để tạo thành câu ứng với nội dung của bài:

Tôi

bỡ ngỡ và rụt rè.

Những học trò mới

đang có sự thay đổi lớn.

Cảnh vật

lá ngoài đường rụng nhiều.

Cuối thu,

nhớ lại những cảm xúc trong ngày tựu trường đầu tiên.

10. Nội dung chính của bài là gì?

  1. Sự bỡ ngỡ của học sinh trong buổi tựu trường đầu tiên.
  1. Những kỉ niệm trong sáng và đẹp đẽ của Thanh Tịnh trong buổi tựu trường đầu tiên.
  1. Cảnh vật thay đổi lạ lùng trong ngày đầu tiên đi học.

\>> Bài tiếp theo: Chính tả lớp 3: Nghe - viết: Nhớ lại buổi đầu đi học

----

Nội dung bài tập đọc Nhớ lại buổi đầu đi học giúp các em cùng sống lại những kí ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học, những trải nghiệm đầu đời của ngày tựu trường đầu tiên qua những hồi tưởng chân thực, sống động của tác giả. Chúc các em hoàn thành tốt phần Soạn bài Nhớ lại buổi đầu đi học trang 51.

Xem thêm:

  • Tập đọc lớp 3: Chiếc áo len
  • Tập đọc lớp 3: Khi mẹ vắng nhà
  • Tập đọc lớp 3: Ai có lỗi

Ngoài bài Soạn bài lớp 3: Nhớ lại buổi đầu đi học, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Chủ Đề