Bài viết xây dựng nông thôn mới

Nông thôn là gì? Nông thôn tiếng Anh là gì? Xây dựng nông thôn mới là gì? Nội dung xây dựng nông thôn mới? Giải pháp xây dựng nông thôn mới?

Nông thôn là các vùng tập chung phát triển nông nghiệp của đất nước. Trong đó, các điều kiện trong kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Cả nước cần có được đồng bộ và tiềm lực để tham gia vào xây dựng thế mạnh kinh tế chung. Do đó, chủ chương của Chính phủ được thực hiện trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Qua đó mang đến điều kiện và tác động để nông thôn có điều kiện phát triển, được khai thác tiềm năng kinh tế, xã hội tốt nhất. Qua đó cũng giúp đất nước có được điều kiện phát triển đồng đều.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Nông thôn là gì?

Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn. Đây là khu vực kém phát triển, chưa có nhiều điều kiện xây dựng tiềm lực kinh tế, xã hội. Và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Các jhu vực nông thôn được xác định đối lập về điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng với thành thị.

Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Cũng như mang đến lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Người dân nông thôn phần lớn chưa được trang bị cơ hội, tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp lớn.

2. Nông thôn tiếng Anh là gì?

Nông thôn tiếng Anh là Countryside.

Nông thôn mới tiếng Anh là New countryside.

Xây dựng nông thôn mới tiếng Anh là New countryside construction.

3. Xây dựng nông thôn mới là gì?

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn hướng đến xây dựng thôn, xã, gia đình khang trang, sạch đẹp. Mang đến điều kiện phát triển, hiện đại và đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Đây là các ngành còn chưa đủ điều kiện, cơ sở và tiềm năng phát triển tại khu vực này.

Xây dựng nông thôn mới giúp người dân được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần.

Căn cứ trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, Chính phủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Từ đó mở ra quyết tâm trong định hướng thúc đẩy phát triển ở nông thôn, tránh khác biệt quá lớn giữa các vùng miền, khu vực. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Mang đến đồng đều trong khả năng, cơ hội và điều kiện phát triển.

4. Nội dung xây dựng nông thôn mới?

Nội dung xây dựng nông thôn mới được xác định trên bốn phương diện.

– Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn. Từ các cơ cấu thiết yếu đến nhu cầu bắt kịp tốc độ phát triển chung. Tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối liên xã, liên huyện, liên tỉnh. Qua đó dần tạo đà và tiềm năng trong các nhu cầu, hoạt động của các ngành nghề khác nhau.

– Mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm. Chú trọng đầu tư hình thành và phát triển hệ thống cung ứng, kết nối nông sản hiện đại cấp huyện. Mang đến các khai thác, tiếp cận và phát triển lợi thế về nông sản. Chủ động giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí. Để đảm bảo quy mô, chất lượng nông sản cũng như các ngành liên quan.

– Thiết chế hạ tầng nông thôn của các khu đô thị, thành phố lớn phải yêu cầu cao hơn so với các khu vực khác. Từ đó thiết lập các khu đô thị vệ tinh, dần mở rộng tiềm năng kinh tế một cách chắc chắn, chủ động. Đồng thời, có cơ chế đột phá đầu tư phát triển hệ thống giao thông cho những địa bàn khó khăn. Đây là các vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên, khoáng sản, rừng, địa chất,… với các tiềm năng sẵn có.

4.2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân:

– Thực hiện theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Có lộ trình cụ thể để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng khai thác được lợi thế của mỗi vùng, miền. Dần dần mang đến các thay đổi thực tế, tạo nên sức mạnh đồng đều giữa các khu vực.

– Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thực hiện trong điều kiện cần của nhu cầu phát triển mới. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mang đến chất lượng tốt, giá thành cao cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

– Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sản nuôi trồng các loại cây, con khác có hiệu quả cao hơn. Vẫn đảm bảo các vùng đất trồng lúa cho sản lượng và thu nhập ổn định. Bên cạnh tìm kiếm các cơ hội nuôi trồng cho kết quả cao hơn.

– Chú trọng đến các mô hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩn OCOP truyền thống… Nhất là những loại đặc sản của vùng, miền, có giá trị kinh tế cao,… Mang đến các ngành dịch vụ tiềm năng trong nét văn hóa, lịch sử của từng vùng miền.

– Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chế biến. Thực hiện khai thác tốt nhất các tiềm năng để mang đến chất lượng kinh tế. Nhờ đó nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bao tiêu sản phẩm và lĩnh vực phi nông nghiệp. Mở ra nhiều cơ hội ngành nghề đa dạng và tạo nhiều việc làm cho lao động. Cũng như mang đến bộ mặt mới của khu vực, vùng miền.

4.3. Bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn:

Thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh. Để đảm bảo trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư. Phải có ý thức thực hiện từ các hộ nhỏ nhất đến khoanh vùng các nhà máy, công trình.

Tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa. Vận động, tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Tái sử dụng chất thải nông nghiệp đảm bảo đúng quy định về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, cải tạo cảnh quan môi trường. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng hiệu quả.

Tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm xanh, sạch, đẹp làm tiền đề cho phát triển du lịch nông thôn. Vừa mang đến chất lượng sinh hoạt tốt, chất lượng sức khỏe hiệu quả. Đẩy mạnh xử lý môi trường ở những nơi gây ô nhiễm nghiêm trọng [làng nghề, bãi tập trung chôn lấp, xử lý rác, nước thải…]. Đặc biệt thông qua các quy trình công nghệ và các tổ chức có nghiệp vụ thực hiện.

4.4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở:

– Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhân rộng các mô hình du lịch, trải nghiệm. Giữ gìn an ninh và trật tự xã hội nông thôn. Từ đó mang đến nhiều tiềm năng phát triển trong các ngành nghề, lĩnh vực.

– Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn.

– Tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Xây dựng nông thôn mới có nhận thức tốt hơn về văn hóa, giáo dục, xã hội. Bên cạnh chất lượng tiềm năng, tiềm lực phát triển kinh tế. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

5. Giải pháp xây dựng nông thôn mới?

– Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện Chương trình. Có sự phối hợp và chung tay của các lực lượng, các thành phần dân cư.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn. Để mỗi cá nhân lại đóng góp, phối hợp thực hiện tốt trong mục đích đề ra.

+ Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là đạt kết quả cao trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

– Chú trọng triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Thực hiện trong phân công, triển khai chiến lược của cơ quan quản lý. Bên cạnh các lợi ích, tiềm năng dành cho thành phần kinh tế tư nhân. Góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn:

+ Tạo cơ hội việc làm đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề và trình độ cao.

+ Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới thông minh. Mang đến tiếp cận cho nền tảng phát triển mới. Trong đó, con người làm trung tâm để thực hiện việc quản lý, khai thác trong công việc.

+ Giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn,… Đảm bảo ổn định để thực hiện hiệu quả chương trình, chiến lược đề ra.

– Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững,… Để đảm bảo chất lượng của từng giai đoạn thực hiện trong mục tiêu chung.

– Tiếp tục hoàn thiện Bộ máy từ Trung ương đến địa phương. Từ đó các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ của mình bên cạnh phối hợp thực hiện lộ trình chung.

– Huy động tối đa nguồn lực của địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác.

+ Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho địa phương các cấp tăng nguồn thu trên địa bàn;

+ Khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn;

+ Vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện;

– Tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình NTM. Qua đó có kinh nghiệm, có điều kiện và ứng dụng phù hợp cho các công việc. Tranh thủ hỗ trợ vốn và vay vốn để tăng nguồn lực cho xây dựng NTM.

Video liên quan

Chủ Đề