Bạn có thích uống trà sữa không

Trà sữa đã trở thành cái tên quá quen thuộc với giới trẻ Việt. Cứ đi 500m có một hàng trà sữa, có lẽ chẳng ai cần được dạy cách uống trà sữa nữa.

Thế nhưng, với sự bùng nổ của các vị trà và toppings, những "con nghiện" trà sữa thứ thiệt cũng lắm lúc "vò đầu bứt tai" trước menu của quán, phân vân không biết gọi gì cho ngon. Có lẽ đó cũng là vấn đề của một topic trên diễn đàn tâm sự tại Facebook, khi chủ thớt chỉ hỏi "sương sương" các loại trà sữa yêu thích của mọi người để tham khảo.

Bạn có thích uống trà sữa không

Hỏi "sương sương" vậy thôi mà cả trăm bình luận đọc mệt nghỉ…

Dường như được "gãi trúng chỗ ngứa", hàng trăm bình luận đã chia sẻ những công thức gọi trà sữa độc đáo của mình. Chỉ bằng cách điều chỉnh lượng đường, đá, phối hợp toppings sao cho khéo, bạn sẽ có ngay một danh sách công thức trà sữa bất bại, phù hợp với tất cả loại khẩu vị trên đời.

Cùng tham khảo nhé!

Hội an toàn

Bạn là người thuộc nhóm cung hoàng đạo nguyên tố Đất, con ngoan trò giỏi, nhân viên gương mẫu, tìm kiếm sự ổn định và an toàn? Đây chính là công thức dành cho bạn. Với lượng đường và đá hợp lý này, bạn có thể áp dụng trên tất tần tật các vị trà, từ truyền thống tới phá cách mà không sợ quá nhạt hay quá ngọt.

Bạn có thích uống trà sữa không

Công thức "70 đường, 100 đá" và "50 đường 50 đá" được nhắc đến khá nhiều, là hai con số vàng, phù hợp với hầu hết các vị trà sữa.

Hội không giống ai

Bạn đã quá chán ngán vòng tuần hoàn từ nhà đến trường, từ trường về nhà, tha thiết bước ra khỏi vùng an toàn và nếm trải mùi vị cuộc đời? Hãy thử những phiên bản trà sữa "không giống ai" dưới đây.

Bạn có thích uống trà sữa không

Uống trà sữa chán rồi, giờ mình chuyển qua bánh flan sốt… trà sữa nha!

Bạn có thích uống trà sữa không

Lâu lâu ăn uống giản đơn cho đời đơn giản.

Hội nghiện mà ngại

"Uống trà sữa béo lắm", "Trà sữa nhiều đường, xấu da và tăng mỡ máu". Những mệnh đề này cứ quanh quẩn trong đầu bạn khi bước vào hàng trà sữa, nhưng con tim vẫn không chịu nghe lý trí? Hãy thay các loại trà sữa thông thường bằng nguyên liệu (nghe có vẻ) lành mạnh hơn như matcha, trái cây chẳng hạn, ít nhất bạn sẽ thanh thản trong phút chốc.

Bạn có thích uống trà sữa không

Các loại trà hoa quả kết hợp khá ngon với những loại thạch đấy! Trân châu trắng, thạch yogurt, nha đam, thạch dừa là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất.

Bạn có thích uống trà sữa không

Bạn nào thích matcha thì nhớ gọi ít đường mới thơm nhé!

Hội toppings đi trước, trà lả lướt theo sau

Với bạn, món uống đang làm mưa làm bão này phải được gọi là trân châu trà sữa thay vì trà sữa trân châu. Nếu không có 7740 loại toppings tuyệt vời kia, trà sữa chỉ là sữa đổ vào trà, không hơn không kém. Đúng như ý nguyện của bạn, đây là công thức kết hợp đủ loại toppings từ trân châu, thạch, pudding sao cho hài hòa và ngon miệng nhất:

Bạn có thích uống trà sữa không

Vài gợi ý kết hợp cho những topping là lạ như trân châu đậu đỏ, oreo,…

Hội tim thủy tinh, yêu màu hồng ghét sự giả dối

Tâm hồn bạn mãi mãi ở tuổi nhi đồng, ngọt ngào và mềm mại như lớp cream cheese vậy. Không phải ai cũng "cuồng" độ béo ngậy của cream cheese như bạn, nhưng nếu biết cách kết hợp thì sẽ gây nghiện lắm đấy.

Bạn có thích uống trà sữa không

Ô long cream cheese – sự kết hợp bất bại và không ngán. Các loại trà châu Á nồng nàn, khẩu vị đắng như hồng trà, thiết quan âm cũng rất hợp rơ với độ béo của cream cheese đấy!

Nguôn: Weibo Confession

Hiện nay, trà sữa đã trở thành một loại thức uống phổ biến ở các nước như: Ấn Độ, Đài Loan, Campuchia và Việt Nam… Có không ít trẻ em và người lớn thừa nhận mình “nghiện” loại thức uống này và dùng mỗi ngày bởi hương vị hấp dẫn của nó. Thế nhưng, liệu bạn có biết những tác hại của trà sữa đối với sức khỏe người dùng là không hề nhỏ? Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ phân tích thành phần, đề cập đến những tác hại của món thức uống dễ “gây nghiện” này.

10 tác hại của trà sữa đối với sức khỏe

1. Gây mất ngủ

Đây là một trong những tác hại của trà sữa đối với trẻ nhỏ mà bạn dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là cũng giống như cà phê, trà, cụ thể là trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine. Việc trẻ em uống quá nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối khiến cơ thể trẻ dung nạp quá nhiều caffeine. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc, mất ngủ ở trẻ nhỏ.

Thực tế là với người lớn, nếu uống 1 ly trà sữa thì tình trạng mất ngủ hiếm khi xảy ra, nhưng trẻ em sẽ gặp nguy cơ cao.

2. Lo lắng

Trong khi một số loại trà thảo dược như hoa cúc được biết đến với công dụng thư giãn, việc uống trà sữa có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng nếu uống quá nhiều.

Điều này là do công dụng kích hoạt các tế bào não của trà nhằm giúp người dùng tỉnh táo hơn. Uống nhiều trà sữa có thể gây ra sự mất cân bằng các hóa chất trong não khiến trẻ rơi vào trạng thái lo lắng quá mức.

Với người lớn, uống một lượng nhỏ trà sữa có thể giúp thư giãn nhưng nếu dùng hơn 150ml/ngày sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái lo lắng. Do đó, với trẻ nhỏ, việc chỉ uống một lượng trà sữa nhỏ cũng có nguy cơ khiến các lâm vào trạng thái lo lắng, căng thẳng thái quá.

Bạn có thể tham khảo: Bỏ túi ngay 8 loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ

3. Ngộ độc thực phẩm là một tác hại của trà sữa rất dễ xảy ra

Việc người bán không bảo quản trà sữa đúng cách, sử dụng thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

4. Táo bón

Trà có chứa caffeine, một chất rất tuyệt vời cho hệ thống bài tiết và có thể giúp nhuận tràng. Ngoài ra, trà cũng chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ trà sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều tinh bột từ hạt trân châu có trong trà sữa cũng khiến trẻ dễ bị táo bón.

5. Da bị nổi mụn

Một trong những tác hại của trà sữa nếu trẻ em, thậm chí là người lớn, uống nhiều là có thể bị nổi mụn. Nếu uống với lượng nhỏ, trà có thể giúp giải độc, nhưng uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, gây mất cân bằng các chất trong cơ thể làm cho da bị nổi mụn. Các vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất là mặt, cổ và ngực.

Đối với các bé đang trong độ tuổi dậy thì, người gặp vấn đề về mụn nên hạn chế sử dụng loại thức uống này để bảo vệ da.

6. Tác hại của trà sữa: Gây thừa cân, béo phì

Trà sữa rất nhiều đường và năng lượng rỗng. Nếu thường xuyên uống loại thức uống này, trẻ không chỉ phải đối mặt với nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì mà còn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Trẻ em cần tích lũy nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể, việc trẻ uống quá nhiều trà sữa sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sự phát triển của trẻ.

Nếu con thừa cân, bạn nên tránh cho bé dùng trà sữa. Ngoài ra, nên hạn chế lượng topping kem béo, trân châu, sữa đặc, sirô… vào ly trà sữa.

Bạn có thể tham khảo: Cách làm trà sữa thơm ngon: Uống hoài không sợ mập