Bàn giao thủy điện cần đơn về tỉnh nào năm 2024

Công trình thủy điện Cần Đơn là công trình cấp II với công suất lắp máy là 77,6 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 321,2 triệu KWh/năm. Công trình được xây dựng tại xã Đa Kim, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngoài sản lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia, công trình thủy điện Cần Đơn còn giúp đảm bảo cung ứng nước tưới cho 4.800 ha đất canh tác thuộc vùng hạ lưu sông Bé và huyện Lộc Ninh, cải thiện việc điều tiết nước sinh hoạt và công nghiệp cho các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh.

Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau:

- Đập chính là đập đồng chất, chiều dài theo đỉnh đập 1130m, chiều cao lớn nhất 44.6m. - Đập phụ bờ phải và bờ trái là đập đất đồng chất với chiều cao lớn nhất 7m. - Đập tràn là loại đập bê tông cốt thép, có 05 khoang tràn, kích thước cửa van của mỗi khoang là 10x12m. - Nhà máy thủy điện kết cấu bằng bê tông cốt thép, với 02 tổ máy loại tua bin Kaplan, kích thước toàn nhà máy là 16,2x51,9m.

Tại xã Đa Kim, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước

- Chủ đầu tư: Công ty CP Thủy điện Cần Đơn - Địa điểm xây dựng: Tại xã Đa kim, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. - Công suất lắp máy: 77.6 MW - Điện lượng trung bình năm: 321.2 triệu kWh/năm - Tổng mức đầu tư: 1035.49 tỷ đồng - Khởi công: ngày 05/05/2000 - Hoàn thành: ngày 20/01/2004

Công trình Thủy Điện Cần Đơn do Công ty Cổ phần thủy điện Cần Đơn [Tổng công ty Sông Đà chi phối] đầu tư xây dựng theo hình thức BOT [Xây dựng, kinh doanh và chuyển giao]. Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 05/5/2000 và hoàn thành ngày 20/01/2004.

[ĐTCK] Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn [mã chứng khoán SJD] vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 30/6 thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu lãi 116 tỷ đồng, giảm gần 25% so với thực hiện của năm ngoái.

Thủy điện Cần Đơn lên kế hoạch kinh doanh giảm tốc năm 2023.

Năm nay, Thủy điện Cần Đơn đặt kế hoạch tổng giá trị sản xuất kinh doanh hợp nhất đạt 425,8 tỷ đồng [trong đó công ty mẹ đạt 394,4 tỷ đồng và công ty con đạt 31,4 tỷ đồng]. Lợi nhuận sau thuế đạt 116,2 tỷ đồng [trong đó lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 114,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty con đạt 1,5 tỷ đồng]. Với kế hoạch này, doanh thu hợp nhất của Thủy điện Cần Đơn sẽ giảm 14% so với thực hiện của năm ngoái và lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 25% so với thực hiện của năm ngoái. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2023 dự kiến vẫn giữ mức 18%.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 Thủy điện Cần Đơn

Cổ đông chất vấn vấn đề công nợ, chi phí quản lý

Tại Đại hội cổ đông, cổ đông đã chất vấn lãnh đạo Công ty về các vấn đề công nợ, chi phí. Trả lời câu hỏi về các khoản nợ của cá nhân tổ chức, lãnh đạo Công ty Thủy điện Cần Đơn cho biết, Công ty đã tiến hành khởi kiện, hiện đang tích cực làm việc với tòa án để sớm đưa ra vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, do có vướng mắc một số thủ tục về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ từ bên bị đơn nên vụ án chưa đưa ra xét xử.

Về chi phí quản lý doanh nghiệp có chênh lệch lớn giữa các năm 2021, 2022, nguyên nhân do trong năm 2022 hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện Ry Ninh II hết hạn và nhà máy phải tạm thời ký phụ lục hợp đồng mua bán điện theo giá tạm tính trong khi chờ đàm bán giá bán điện chính thức [giá tạm thời thấp hơn nhiều so với giá chính thức]. Trong khi đó, cơ quan thuế yêu cầu đơn vị thực hiện việc hạch toán doanh thu và thực hiện nghĩa vụ thuế theo giá của hợp đồng chính thức, không theo giá hợp đồng tạm. Do vậy, công ty cần trích lập dự phòng khoản doanh thu đã hạch toán nhưng thực tế sẽ không thu được khoản này. Việc này đã được đơn vị kiểm toán kiểm tra và chấp thuận [không ngoại trừ].

Theo lãnh đạo SJD, đến năm 2028 sẽ hết hạn hợp đồng BOT và bàn giao nhà máy thủy điện Cần Đơn cho Nhà nước theo quy định. Sau khi bàn giao tài sản, nhà máy không đảm bảo cân đối tài sản, nguồn vốn. Vì vậy, thực hiện trích quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn vốn dài hạn cho phương án xin nhận chuyển nhượng lại của Nhà nước dự án BOT thủy điện Cần Đơn hoặc đầu tư mới các dự án. Trước đây, do chưa nắm rõ chủ trương của Nhà nước về dự án thủy điện Cần Đơn sau bàn giao, do vậy công ty chưa thực hiện việc trích lập quỹ này. Kể từ năm 2021 về sau, công ty sẽ trích lập quỹ này.

Đối với khoản nợ chậm trả về thanh toán tiền bán điện Nhà máy thủy điện Cần Đơn, lãnh đạo SJD cho biết, theo hợp đồng đã được ký không có điều khoản thanh toán lãi chậm trả tiền bán điện. Nếu cổ đông có kiến nghị đề nghị gửi ý kiến kiến nghị tới HĐQT để HĐQT đưa vào chương trình nghị sự của ĐHĐCĐ kỳ tới. Về việc thu hồi công nợ về tiền bán điện Nhà máy thủy điện Cần Đơn, hàng tháng Tổng công ty Sông Đà vẫn thanh toán tiền bán điện về cho công ty. Hiện Tổng công ty Sông Đà đã có nguồn tiền để trả nợ đơn vị, tuy nhiên việc trả nợ này cần được cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án sử dụng vốn của Tổng công ty trước khi trả nợ.

Quý I/2023 lợi nhuận sụt giảm mạnh vì mưa ít

Kết thúc quý I/2023, Công ty cổ phần Thủy Điện Cần Đơn ghi nhận doanh thu đạt 61,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 21 tỷ đồng, tương ứng giảm lần lượt 16,4% và 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý giải lợi nhuận sụt giảm mạnh, công ty cho biết, trong quý I/2023, do điều kiện thời tiết không được thuận lợi mưa ít nên sản lượng điện thấp hơn cùng kỳ năm 2022 do đó doanh thu sản xuất điện giảm dẫn đến lợi nhuận kỳ này thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả này, công ty mới hoàn thành được 14% kế hoạch về doanh thu và 18% kế hoạch về lợi nhuận năm.

Ngày 3/7, SJD có thông báo về thay đổi nhân sự HĐQT. Theo đó, ông Mai Ngọc Hoàn được miễn nhiệm không còn là Thành viên HĐQT SJD kể từ ngày 30/6/2023 theo nguyện vọng cá nhân. Ông Đỗ Đức Mạnh được bầu làm Thành viên HĐQT SJD nhiệm kỳ 2019- 2024, thời gian có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2023.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/7, cổ phiếu SJD đạt thị giá 16.400 đồng/cổ phiếu, tăng 0,6% so với phiên trước đó.

Chủ Đề