Báo cáo kiểm toán nhà nước về agribank năm 2024

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước đối với niên độ ngân sách năm 2017, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank được nêu tên khá nhiều trong nội dung kết quả kiểm toán báo cáo tài chính các tổ chức tài chính ngân hàng.

Đầu tư gần 2.400 tỷ vào 6 công ty con, phải trích lập dự phòng 30,3%

Báo cáo cho biết, tính đến cuối năm 2017, Agribank đạt được các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, đảm bảo các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, khả năng thanh toán, giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn… theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng này cũng kinh doanh có lãi với lợi nhuận trước thuế đạt 4.528 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn đạt 7,2%.

Tuy nhiên, mặt khác, Agribank cũng được gọi tên trong danh sách đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Theo kiểm toán, nhà băng này đã đầu tư 2.391 tỷ đồng vào 6 công ty con trong đó có tới 5/6 công ty con lỗ lũy kế, bao gồm Công ty ALC I lỗ 713 tỷ đồng, Công ty ALC II lỗ 12.464 tỷ đồng (đã xong thủ tục phá sản), Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam lỗ 469 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam lỗ 113 tỷ đồng, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản lỗ 6,3 tỷ đồng.

Agribank chỉ nhận được 12 tỷ đồng cổ tức/lợi nhuận được chia cho năm 2017 và phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính bằng 30,37% giá trị đầu tư.

Ngoài ra, Agribank cũng đầu tư khác 47 tỷ đồng vào Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - đơn vị đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng.

Vẫn còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay

Không chỉ đầu tư thiếu hiệu quả, Agribank cũng hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác khi hạch toán thừa lãi dự thu 136 tỷ đồng. Ngân hàng vẫn còn 9 lô đất diện tích 16.911 m2 chưa được sử dụng.

Cùng với đó, việc phân loại nợ chưa phù hợp, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác; còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay; hỗ trợ lãi suất sai quy định.

Kiểm toán Nhà nước đã phải điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 là 1.254,5 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 2 là 703,6 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 3 là 55,4 tỷ đồng, giảm dư nợ nhóm 4 là 100,4 tỷ đồng, tăng dư nợ nhóm 5 là 595,9 tỷ đồng; điều chỉnh tăng chi phí dự phòng cụ thể 341,5 tỷ đồng, giảm chi phí dự phòng chung 4,9 tỷ đồng.

Mặc dù là ngân hàng lớn, tuy nhiên Agribank vẫn còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay như thẩm định thiếu chặt chẽ, chứng từ giải ngân không đầy đủ, chưa giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, định kỳ chưa đánh giá lại tài sản đảm bảo... Năm 2017, Agribank còn hỗ trợ lãi suất sai quy định số tiền 3,03 tỷ đồng.

Tài khoản của bạn đang bị giới hạn quyền xem, số liệu sẽ hiển thị giá trị ***. Vui lòng Nâng cấp để sử dụng. Tắt thông báo

Phản hồi về dữ liệu

Mua dữ liệu

Hướng dẫn sử dụng

VietstockFinance

Cảm ơn bạn đã gửi

Mã công ty Ngành

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development

Ngành:

Tài chính và bảo hiểm

/ Trung gian tín dụng và các hoạt động liên quan

/ Trung gian tín dụng có nhận tiền gửi

Mã xem cùng AGRIBANK: BID CTG MBB VCB VPB

Trending: HPG (81,096) - FPT (67,616) - MBB (62,924) - NVL (55,695) - VND (50,234)

  • Tổng quan
  • Giao dịch
  • Phân tích kỹ thuật
  • Tài chính
    Báo cáo kiểm toán nhà nước về agribank năm 2024
  • Hồ sơ doanh nghiệp
  • Tin tức & Sự kiện
  • DN cùng ngành
  • Tài liệu
  • Giao dịch nội bộ
  • Trái phiếu

Báo cáo kiểm toán nhà nước về agribank năm 2024

Modal Heading

Modal Heading

Tệp tinKích thướcXem

Tính đến hết năm 2023, Agribank, Vietcombank, Vietinbank và PGBank... là những ngân hàng nằm trong danh sách chưa thực hiện theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước với số tiền lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 91/2023/QH15 của Quốc hội và Quyết định số 02/2022/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã công bố danh sách các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN tính đến thời điểm 31/12/2023.

Danh sách này được Vụ Tổng hợp (Kiểm toán nhà nước) rà soát, thống kê dựa trên Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2023 của các đơn vị chủ trì kiểm toán năm 2022 đối với niên độ ngân sách Nhà nước 2021 và các kiến nghị từ các năm trước chưa hoàn thành.

Theo danh sách này, tổng số tiền kiến nghị liên quan đến tài chính chưa được thực hiện lên tới trên 67.000 tỷ đồng, trong đó có những kiến nghị kéo dài, tính đến thời điểm 31/12/2023. Trong danh sách có tên 5 ngân hàng chưa thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

Báo cáo kiểm toán nhà nước về agribank năm 2024

Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có tổng con số chưa thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước là 18,8 tỷ đồng bao gồm 18,6 tỷ đồng tại Báo cáo kiểm toán năm 2021 và 190 triệu đồng năm kiểm toán 2020 trở về trước (niên độ ngân sách Nhà nước 2019 trở về trước).

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) có 109,8 tỷ đồng chưa thực hiện theo kết luận của Kiểm toán nhà nước. Trong đó, đối với năm kiểm toán 2021 (niên độ NSNN 2020), tại Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Vietinbank ghi nhận hơn 96,4 tỷ đồng.

Đối với năm kiểm toán 2019 (niên độ NSNN 2018), KTNN ghi nhận tại Báo cáo kiểm toán Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và việc triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, KTNN xác định số chưa thực hiện là hơn 13,3 tỷ đồng.

Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Kiểm toán nhà nước cũng xác định còn 5,079 tỷ đồng chưa thực hiện tính đến ngày 31/12/2023. Con số này được ghi nhận tại Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2021 của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam; Kiểm toán việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 được ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2027 của Thủ tướng Chính Phủ.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển, PGBank) ghi nhận 3,503 tỷ đồng chưa thực hiện tại Báo cáo kiểm toán Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex năm 2020.

Cũng có tên trong danh sách này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được xác định có 121,2 tỷ đồng chưa thực hiện theo kết luận của KTNN. Trong đó, 120 tỷ đồng được ghi nhận tại Báo cáo kiểm toán BCTC, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2014. Còn 1,13 tỷ đồng ghi nhận tại Hoạt động xây dựng và việc quản lý sử dụng vốn đầu tư dự án Trung tâm đào tạo cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (niên độ 2017)

Ngoài ra, danh sách của Kiểm toán nhà nước còn nêu tên nhiều Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước như: PVN, EVN, TKV, GVR... với số tiền chưa thực hiện hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

Theo antt.nguoiduatin.vn Copy link

Link bài gốc Lấy link! https://antt.nguoiduatin.vn/pgbank-va-4-ngan-hang-chua-thuc-hien-ket-luan-kien-nghi-cua-kiem-toan-nha-nuoc-15979.html

Agribank bao nhiêu phần trăm vốn nhà nước?

Với vai trò là ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, Agribank là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế “Tam nông” với tỷ trọng đầu tư chiếm gần 70% tổng dư nợ.

Ngân hàng Agribank ghi tắt là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 571/2002/QĐ-NHNN năm 2002 thì Agribank là tên tiếng anh viết tắt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Phát hành báo cáo kiểm toán là gì?

Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.

Thuyết minh báo cáo tài chính nộp khi nào?

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày; Đối với các loại doanh nghiệp khác.