Báo cáo sự chênh lệch dự toán ngân sách năm 2024

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước [bao gồm cả ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ], Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Phương pháp xác định số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định như thế nào?

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định phương pháp xác định số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động như sau:

Lập dự toán thu
...
2. Phương pháp xác định số dự toán thu:
d] Số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Theo đó, số dự toán thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Lập dự toán thu
...
3. Thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động:
Căn cứ quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về thu phần chênh lệch vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định số dự toán/dự kiến thu và tổng hợp vào dự toán thu ngân sách theo phân cấp; gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước.

Như vậy, thu chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động sẽ được căn cứ dựa trên quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về thu phần chênh lệch vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Cơ quan đại diện chủ sở hữu trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định số dự toán/dự kiến thu và tổng hợp vào dự toán thu ngân sách theo phân cấp;

Sau đó gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước.

Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước khoản thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động quy định ra sao?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định như sau:

Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước và mẫu tờ khai
...
4. Thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp cấp 1 đang hoạt động:
Trong thời hạn mười [10] ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định về việc nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm khai, nộp vào ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 36/2021/TT-BTC ngày 26/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018; Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ [sau đây gọi là Thông tư số 36/2021/TT-BTC] theo Tờ khai số thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CLVCSH-VDL kèm theo Thông tư này.
...

Chiếu theo quy định này, trong thời hạn mười [10] ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định về việc nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp có trách nhiệm khai, nộp vào ngân sách nhà nước quy định tại:

- Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BTC và thực hiện theo Tờ khai số thu từ chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp - Mẫu số 01/CLVCSH-VDL kèm theo Thông tư 57/2022/TT-BTC.

Tại phiên họp thứ 23, sáng 09/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho rằng cần có những giải pháp chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước, thực hiện tốt 7 giải pháp để hoàn thành dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

KHAI MẠC PHIÊN HỌP LẦN THỨ 23 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển

Tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai cho biết, kinh tế - xã hội ba tháng đầu năm 2023 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; phục hồi kinh tế chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn. Sự bất ổn của một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu ảnh hưởng đến niềm tin của người dân trên thế giới đối với hệ thống ngân hàng trong khi các ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng lãi suất và sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa.

Bên cạnh đó, giá năng lượng thế giới tăng cao; tình hình quốc tế căng thẳng kéo dài. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, tuy nhiên, với độ mở kinh tế lớn, năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế thì rủi ro, thách thức tới tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô là rất lớn. Dưới tác động không thuận, việc triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước [NSNN] năm 2023 còn khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt là cơ quan thuế và hải quan để hoàn thành cao nhất mục tiêu đề ra.

Toàn cảnh phiên họp

Về thu NSNN, theo Báo cáo của Chính phủ, thu NSNN 4 tháng ước đạt 39% dự toán, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu nội địa bằng 39,5% dự toán, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2022 . Đặc biệt thu từ 03 khu vực kinh tế ước đạt 41,3% dự toán, tăng 0,8% so với cùng kỳ song nếu loại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thì số thu 03 khu vực này giảm 10% so với cùng kỳ cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong 4 tháng vẫn còn tăng trưởng khá chậm so với cùng kỳ.

Thu nội địa còn bị ảnh hưởng từ thực hiện miễn, giảm, thuế, phí, lệ phí, ước tính số tiền miễn giảm 4 tháng đầu năm khoảng 18,3 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, có một số khoản thu 4 tháng đầu năm tăng trưởng khá tốt, thu từ hoạt động xổ số tăng 24,7% so với cùng kỳ, thu cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi ngân hàng tăng 71,6% so với cùng kỳ, thu khác NSNN tăng 76,5% so với cùng kỳ.

Về chi và cân đối NSNN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển còn khá chậm, mới đạt 15,2% dự toán Quốc hội quyết định [thấp hơn so với cùng kỳ], sẽ tạo áp lực khá lớn trong những tháng còn lại. Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, cùng với việc còn một lượng vốn xây dựng cơ bản chưa được phân bổ, thì thời gian triển khai thực hiện nhiệm vụ đề ra càng cấp bách, đặc biệt là đối với các địa phương cần phải giải ngân trước thời điểm vào mùa mưa sắp tới. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ tình hình giải ngân vốn ODA do nguồn vốn này có xu hướng giải ngân chậm, phải thực hiện hủy dự toán trong các năm gần đây.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai

Đối với chi thường xuyên, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đối với nguồn kinh phí sự nghiệp chưa phân bổ. Đối với khoản chi đã phân bổ, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã ban hành, tránh thất thoát, lãng phí.

7 giải pháp để hoàn thành dự toán ngân sách nhà nước

Trước bối cảnh kinh tế, chính trị trên thế giới đang có những biến động không thuận, sản xuất, kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn, việc triển khai dự toán NSNN năm 2023 sẽ chịu nhiều tác động. Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị cần có những giải pháp chủ động trong điều hành NSNN.

Thứ nhất, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2023 để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thu vào NSNN; có giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp

Thứ hai, cần thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh phát triển. Triển khai nhanh chóng, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Kiểm soát chặt chẽ lạm phát. Tăng cường kỷ luật tài chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân người đứng đầu. Tiếp tục thực hiện các biện pháp hữu hiệu, cơ cấu lại thu, chi NSNN, nợ công, giữ mức nợ công không vượt quá giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Quản lý chặt chẽ chi NSNN, siết chặt hơn chi thường xuyên, chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi có nguồn đảm bảo. Đồng thời, thực hiện cắt giảm chi tương ứng khi thu không đạt dự toán.

Thứ ba, cần tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc phân bổ, giao dự toán, chống thất thu, xử lý nghiêm và kịp thời hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chây ỳ nộp thuế, đặc biệt đề nghị tăng cường công tác thanh tra chuyển giá với khu vực đầu tư nước ngoài để chuẩn bị đồng bộ với việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu trong thời gian tới; đôn đốc nộp kịp thời các khoản thu vào NSNN mà cơ quan thanh tra, kiểm toán đã kết luận, kiến nghị; tăng cường quản lý các nguồn thu từ đất đai, đánh giá, tổng kết, triển khai quyết liệt việc huy động và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá cụ thể hiệu quả của các chính sách miễn, giảm thuế đối với sản xuất, kinh doanh để tạo căn cứ trong xây dựng chính sách trong thời gian tới. Chỉ đạo hướng dẫn rà soát các quy định liên quan đến việc tổ chức, sắp xếp lại các quỹ tài chính ngoài ngân sách, năng lực đầu tư của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để có kế hoạch huy động và sử dụng phù hợp.

Thứ tư, Chính phủ cần sớm hướng dẫn, chỉ đạo Bộ ngành, địa phương về việc xây dựng, thẩm định, bàn hành định mức kinh tế - kỹ thuật về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN tại các lĩnh vực, đồng thời ban hành các quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công lập, cơ chế giám sát, đánh giá kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ năm, cần kịp thời phân bổ, giao vốn theo đúng kế hoạch. Đối với nguồn vốn nay không thuộc thẩm quyền xem xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền. Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hạn chế tối đa chuyển nguồn qua các năm. Tăng cường quản lý tài sản công, đặc biệt là đất đai, tài nguyên.

Thứ sáu, cần kịp thời hoàn chỉnh, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ số tăng thu NSTW năm 2022 đúng quy định tại Điều 59 của Luật NSNN và các Nghị quyết của Quốc hội; sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội phân bổ số kinh phí chưa phân bổ của NSTW và các nội dung khác theo quy định tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 về phân bổ NSTW năm 2023.

Thứ bảy, cần tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng NSNN, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh tiêu cực, thất thoát, lãng phí.

Chủ Đề