Cách xử lý mua hàng không có hóa đơn năm 2024

Các chi phí không có hóa đơn nhưng vẫn được chấp nhận là chi phí hợp lệ thường bao gồm một số khoản chi dưới đây. Tham khảo để chuẩn bị hồ sơ hợp lệ nhé!

1/ Các chi phí được lập mẫu 01/TNDN

Về cơ bản, mẫu này có thể hiểu là 1 chứng từ thay thế cho hóa đơn trong các trường hợp bên bán không phải là đối tượng xuất được hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ.

Tải về tại: //manaboxvietnam.com/mau-01-tndn-song-ngu/

Cụ thể, xem tại bài viết

Cách lập mẫu 01/TNDN và các trường hợp cần lưu ý

2/ Trường hợp chi phí thuê cá nhân kinh doanh

Ngày 10/6/2019, Tổng Cục thuế có công văn số 2355/TCT-DNNCN hướng dẫn rõ trường hợp chi phí thuê cá nhân kinh doanh. Theo đó:

Trường hợp Điều kiện chi phí được trừ Thuế của cá nhân Ký hợp đồng lao động với cá nhân kinh doanh Tương tự chi phí tiền lương [Có hợp đồng lao động, chứng từ chi lương…] Khấu trừ theo diện tiền lương, tiền công Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân kinh doanh cùng ngành nghề Nếu doanh thu của cá nhân kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống: Mẫu 01/TNDN kèm hồ sơ liên quan [Hợp đồng, chứng từ thanh toán…] Không chịu thuế TNCN, GTGT, môn bài Nếu doanh thu của cá nhân kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm: Hóa đơn kèm hồ sơ liên quan [Hợp đồng, chứng từ thanh toán…] Cá nhân kinh doanh tự kê khai thuế của hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp không phải khấu trừ thuế

Tham khảo công văn 2355/TCT-DNNCN: Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên:

– Trường hợp Công ty TNHH Manabox Việt Nam-TP Hà Nội [Công ty] ký hợp đồng lao động với cá nhân thì Công ty thực hiện các quy định về khấu trừ Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thực hiện quyết toán Thuế TNCN theo ủy quyền của cá nhân theo quy định, không phân biệt cá nhân là chủ hộ kinh doanh hay không phải là chủ hộ kinh doanh.

– Trường hợp Công ty ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân đáp ứng tác điều kiện là thương nhân như: có đăng ký kinh doanh cùng ngành nghề hoặc có đăng ký thuế theo hình thức hộ kinh doanh cùng ngành nghề với hợp đồng dịch vụ, thì Công ty không khấu trừ thuế TNCN mà cá nhân [hộ kinh doanh] phải cấp hóa đơn [nếu thuộc diện được sử dụng hóa đơn] hoặc lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu số 01/TNDN [nếu không thuộc diện được sử dụng hóa đơn].

Trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân khác với trường hợp nêu trên thì Công ty thực hiện khấu trừ theo quy định về tiền lương, tiền công theo thuế suất 10% trước khi trả cho cá nhân.

Hồ sơ thuê khoán và xử lý chi phí nhân công – Tax documents for labor cost

Ngoài ra, nếu như trước đây, việc mua hàng hóa dịch vụ từ các cá nhân cũng đều cần có hóa đơn liên quan thì từ năm 2014, trên tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính và cũng hạn chế hành vi lạm dụng hóa đơn cho các mục đích không hợp pháp, không phải giao dịch mua hàng hóa dịch vụ nào doanh nghiệp cũng cần có hóa đơn như trước, việc ghi nhận một giao dịch căn cứ không phải chỉ theo hình thức hóa đơn mà dựa theo thực tế từng trường hợp và các chứng từ chứng minh khác đi kèm như biên bản nghiệm thu [dịch vụ], biên bàn bàn giao [hàng hóa], hợp đồng…

Mua bán hàng hóa không hóa đơn hành vi bất hợp pháp, trừ những trường hợp được cho phép bởi pháp luật hiện hành. Do đó, việc bị xử phạt mua hàng không có hóa đơn là điều tất cả các bên mua bán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý với sai phạm mình gây ra.

Mua bán hàng không hóa đơn đúng hay sai?

1. Mua bán hàng không hóa đơn có bất hợp pháp không?

Hóa đơn được hiểu là chứng từ do bên bán lập ra, ghi nhận đầy đủ thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, chứng từ này còn là một trong những căn cứ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dùng để lưu trữ thông tin, phục vụ trong quá trình hoạt động của các DN sau này. Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, việc không xuất trình được hóa đơn trong một số hoạt động mua bán hàng hóa có thể khiến các bên bán và mua phải chịu xử phạt hành chính. Tại Khoản 1, Điều 18 của Thông tư 39/2014/ TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định: “Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” Điều này đồng nghĩa rằng: các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tổng giá thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc bên bán phải lập hóa đơn cho bên mua. Như vậy, trừ một số trường hợp ngoại lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động mua bán hàng hóa không hóa đơn sẽ bị quy vào hành vi bất hợp pháp và phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật. \>> Tham khảo: Hóa đơn đỏ là gì?

2. Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn

Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn.

Căn cứ vào Điểm 4, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, một số trường hợp mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới đây sẽ được phép không cần có hóa đơn: - Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất hay đánh bắt trực tiếp bán ra; - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc các nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của những người sản xuất thủ công, không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua đất, đá, cát hay sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác và trực tiếp bán ra; - Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; - Mua tài sản, dịch vụ của các hộ hay cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hay hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT [100 triệu đồng/năm]. \>> Có thể bạn quan tâm: Các đối tượng không chịu thuế GTGT.

3. Quy định xử phạt khi mua hàng hóa không có hóa đơn

Trừ những trường hợp ngoại lệ, các DN khi mua hàng hóa có trị giá trên 200.00 đồng nếu không có hóa đơn, không thể chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì đều phải chịu xử phạt mua hàng không có hóa đơn.

Không có hóa đơn đầu vào xử lý thế nào?

– Không xuất trình được hóa đơn đầu vào và phải chịu xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn. – Cơ quan thuế chứng minh được doanh nghiệp không có hóa đơn đầu vào nhằm mục đích trốn doanh thu. Trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành vi trốn thuế.

Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Ngoài ra, theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định này thì người bán sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng, đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua.

Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là gì?

Theo đó, chi phí hợp lý được hiểu là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bao nhiêu tiền thì phải có hóa đơn đỏ?

1.3 Xuất hóa đơn đỏ tối thiểu bao nhiêu tiền Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” ⇒ Như vậy khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn.

Chủ Đề