Bao lâu hết đau khi sinh mổ

Tạm thời chưa nên ăn uống trong 6 tiếng sau sinh mổ. Ảnh: Internet

Sau khi phẫu thuật, chị em nên nghỉ ngơi, nhưng không nên ngủ nhiều vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Mẹ cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm, tránh trường hợp bị dính ruột, tắc mạch máu. Nên cho con bú sữa sớm, không nên để sữa chảy, vú căng. 24 giờ sau sinh, sản phụ nên vận động, đi bộ nhẹ nhàng để ngăn ngừa máu đông, tăng quá trình lưu thông máu ra khắp cơ thể, giảm táo bón,…

Bên cạnh đó, bác sĩ và điều dưỡng sản phụ sẽ chăm sóc, vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh tránh những biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra.

Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể có gối kê sau lưng [tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng] hoặc dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.

Vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên sau vài ngày sinh mổ. Ảnh: Internet

Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Sau khi mổ do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời

Sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu

Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Chị em cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên. Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, nếu người mẹ được khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu thì bác sĩ sẽ kiểm tra và cắt chỉ, nếu sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh, không ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Sau khi tắm rửa, cần dùng bông sạch thấm khô ở vết thương, không cần băng kín, giữ vết mổ khô sạch, thoáng. Có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo hơn.

Cần chăm sóc vết mổ cẩn thận. Ảnh: Internet

2.3 Một tháng sau khi mổ

Chị em nên kiêng sinh hoạt tình dục trong 4-5 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì các stress có thể gây nguy hại cho sức khỏe và gây thiếu sữa.

Sau khi mổ đẻ, ruột bị kích thích, dạ dày bị ức chế, sự hoạt động của ruột giảm. Do đó, việc ăn nhiều sẽ khiến tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu, dẫn tới táo bón và tăng thêm khi trong ruột, khiến bạn bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.

Mẹ nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.

2.4 Hai tháng sau khi mổ

Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít.

Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em bé. Ảnh: Internet

Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.

Trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục.

Hãy để người nhà giúp đỡ các việc trong gia đình. Ảnh: Internet

3. Giải pháp thay thế cho việc dùng thuốc để giảm đau sau sinh mổ

Thay vì sử dụng thuốc giảm đau, việc ngồi dậy và đi chậm quanh nhà cũng giúp bạn giảm đau và phục hồi nhanh chóng. Đi bộ sau khi sinh sẽ giúp giảm áp lực trong ổ bụng, khiến cơn đau giảm đi phần nào, làm tăng lưu thông máu và giúp ngăn ngừa viêm phổi, táo bón và các cục máu đông.

Ở nhiều nơi còn sử dụng phương pháp thắt bụng để giảm đau cho phụ nữ sau sinh mổ bằng cách sử dụng một loại vật liệu co giãn như vải thun để thắt quanh bụng. Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2015 tại Canada đã cho thấy việc thắt bụng làm tăng khả năng đi lại của bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bụng và ngăn ngừa những cơn đau nặng so với các bệnh nhân không thắt bụng. Việc này chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu mà chưa có công bố chính thức, vì vậy, bạn không nên thử nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.

Việc ngồi dậy và đi chậm quanh nhà cũng giúp bạn giảm đau. Ảnh: Internet

Như vậy, qua những thông tin trên bạn đã biết được sau khi sinh mổ đau bao lâu thì hết hoàn toàn và chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào mới đúng cách. Nếu như thấy bất kì dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc bục chỉ bạn cần tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc bé cưng vừa chào đời.

Việt Thư tổng hợp

  Sinh mổ bao lâu thì hết đau và sinh hoạt bình thường là những vấn đề mà các chị em phụ nữ thường đặt ra sau khi thực hiện sinh mổ và không rõ phải mất bao lâu mới có thể hồi phục như bình thường. Vậy để nắm rõ hơn về các kiến thức này, thì xin mời các chị em cùng theo dõi các chia sẻ mới nhất của chúng tôi tại bài viết bên dưới.

Sinh mổ bao lâu thì hết đau?

  Thông thường, các mẹ bầu được siêu âm phát hiện thai lớn, thể trạng yếu, khó sinh, gặp vấn đề bất thường về thai hoặc có nhu cầu chỉ định thì sẽ được bác sĩ tiến hành cho sinh mổ.

  Dựa trên kích thước thai nhi, vết mổ thường có độ dài từ 11 - 15cm. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài đến 8 tuần là phổ biến. Nhưng cũng có một số trường hợp bị đau mổ đến vài tháng, đó là vì khả năng phục hồi của các chị em sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  ✠ Số lần sinh mổ: Càng về sau, thời gian mà cơ thể phục hồi cũng như hết cảm giảm giác đau sẽ càng kéo dài do chịu tác động từ những lần mổ trước.

  ✠ Ngưỡng chịu đau: Yếu tố này chỉ ra rằng thời gian hết đau còn phụ thuộc vào khả năng chịu đau của các chị em. Cùng một vết mổ và thời gian làm thủ thuật tương tự, nhưng ở người chịu đau tốt thì sẽ mau hết đau, và ngược lại sức chịu đựng kém thì sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài dai dẳng.

  ✠ Chế độ chăm sóc: Đây là yếu tố quan trọng nhất và giữ vai trò quyết định quá trình phục hồi của các mẹ sẽ sớm hay muộn. Bởi khi vết mổ không được chăm sóc đúng cách thông qua vệ sinh và có chế độ ăn uống phù hợp sẽ không chỉ lâu lành, gây đau mà còn có nguy cơ viêm nhiễm.

  Nhìn chung, nếu mẹ bầu có cơ địa bình thường và được chăm sóc tốt thì khoảng 10 ngày đầu vết mổ sẽ dần khép lại, qua tuần thứ 2 – 3 thì bị sưng, phồng nhẹ, đến tuần 6 thì sẹo liền và lồi lên. Cho đến khi qua tháng thứ 3, vết khâu mới hoàn toàn lành cũng như hết đau.

Sinh mổ xong có nên uống thuốc để giảm đau?

  Rất nhiều chị em do vừa mới làm mẹ nên không biết bản thân khi nào mới hết đau sau khi sinh mổ. Bởi thế, không ít trường hợp muốn nhờ đến sự giúp đỡ của thuốc nhằm làm giảm các cơn đau dai dẳng ở vết mổ sau sinh.

  Tuy nhiên, việc sinh mổ xong có được dùng thuốc giảm đau hay không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp chị em thấy tê ở vị trí tủy sống hoặc ngoài màng chứng, thì nên báo lại cho bác sĩ và được cho tiêm một số thuốc giảm đau đến 24h sau. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể kê thêm một số thuốc khác có thành phần giảm đau nhằm giúp sản phụ cảm thấy tốt hơn sau khi vượt cạn.

  Còn trường hợp bác sĩ không chỉ định dùng thuốc, thì sản phụ tuyệt đối không được tự ý sử dụng vì điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa hoặc các phản ứng phụ khác rất nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy các cơn co bóp tại tử cung, từ đó giúp mang lại tác dụng tích cực trong việc hồi phục cũng như giảm đau.

Sinh mổ bao lâu thì sinh hoạt bình thường?

  Tuy không tiến hành rạch tầng sinh môn để lấy thai, nhưng sản phụ sinh mổ lại phải chịu không ít đau đớn từ vết mổ, áp lực cũng như các biến đổi trên cơ thể sau tác động của cuộc phẫu thuật lấy thai.

  Thế nên, cánh mày râu nên kiên nhẫn chăm sóc cho người vợ của mình trong suốt khoảng thời gian nghỉ ngơi cho đến khi vết thương liền hẳn. Nếu như không được chăm sóc và giữ cẩn thận, vết khâu sẽ có nguy cơ rách và xảy ra viêm nhiễm. Bởi thế, họ cần phải kiêng khem cẩn thận và ngừng hẳn hoạt động chăn gối với thời gian tối thiểu là 3 tháng sau sinh để đảm bảo an toàn.

  Sinh mổ nên kiêng nước lạnh bao lâu cũng là thắc mắc của nhiều chị em đặt ra. Thường thì qua 2 – 3 tháng sau sinh mới được uống cũng như tiến hành tắm bằng nước lạnh. Việc dùng nước đá quá sớm sẽ có thể khiến các mẹ xảy ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng và tiêu chảy gây ảnh hưởng đến cho cả mẹ và bé.

  Sinh mổ bao lâu mới được ăn uống như thường? Theo thông lệ, trong vòng 6 tiếng đầu mới mổ xong sẽ không được ăn gì cả. Bởi thời điểm này mẹ vẫn còn yếu do chưa hết thuốc mê, đồng thời các cơ quan vẫn chưa hoàn toàn hoạt động lại bình thường, nhất là hệ tiêu hóa. Việc ăn uống lúc này sẽ khiến cho họ cảm thấy khó tiêu, đầy hơi và càng lâu hồi phục. Do đó, các mẹ tốt nhất là nên dùng uống nước ấm hoặc húp chút cháo lỏng cho đến khi bản thân có dấu hiệu xì hơi thì mới được ăn uống bình thường. Tuy nhiên, thời gian đầu các mẹ vẫn nên hạn chế các món ăn quá cứng hoặc kích thích mà hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm thanh đạm để giúp bản thân mình nhanh chóng khỏe lại.

  Ngoài trừ vấn đề trong sinh hoạt, sẽ có một số chị em đặt câu hỏi về việc nghỉ ngơi bao lâu mới có thể đi làm lại sau sinh cũng như làm các công việc nhà trong gia đình. Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, với những công việc văn phòng bình thường thì khoảng 6 tuần sau sinh là có thể đi làm lại, còn với những công việc nhiều áp lực hoặc cần phải lao động tay châ thì phải đợi một khoảng thời gian ít nhất là nửa năm sau sinh. Song, với những công việc nhẹ nhàng hoặc làm việc nhà thì mẹ hoàn toàn có thể quay lại chỉ sau 1 tháng.

  Phía trên là những giải đáp về các vấn đề “Sinh mổ bao lâu thì hết đau và sinh hoạt bình thường”, hy vọng sẽ giúp cho các sản phụ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc, kiêng cữ cũng như nghỉ ngơi phù hợp nhằm có được sự hồi phục tốt nhất sau sinh.

  Nếu còn có thắc mắc liên quan, mọi người có thể nhắn tin vào KHUNG CHAT để gửi lại câu hỏi hoặc gọi trực tiếp đến HOTLINE bên dưới để được hỗ trợ thêm.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ

[Được Sở y tế cấp phép hoạt động]

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chủ Đề