Bé bị sốt và tiêu chảy uống thuốc gì

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng đi ngoài bất thường, kèm các dấu hiệu mệt mỏi, sốt… Nếu biết cách xử lý, trẻ có thể tự hồi phục tại nhà. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu cũng như cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại đây nhé!

Khi bé bị tiêu chảy, bé sẽ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng như nước hay có lẫn máu, kéo dài dưới 14 ngày. Thông thường, trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài khoảng 5-7 lần/ngày, phân dạng sệt, lợn cợn màu xanh và có mùi chua, thường đi ngay sau bữa bú, trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ.

Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị tiêu chảy cấp đó là sốt, nôn ói, đau bụng, biếng ăn và mất nước trong cơ thể. Nặng hơn trẻ có thể mệt vật vã, bứt rứt tay chân hoặc thậm chí dẫn đến li bì khó đánh thức, mắt trũng, thóp lõm [ở trẻ nhũ nhi], môi khô tiểu ít, đòi uống nước liên tục.

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường đi ngoài nhiều lần, mệt mỏi, khó chịu, sốt

Để biết trẻ có bị tiêu chảy cấp hay không, bạn nên quan sát số lần đi ngoài của con cũng như hình dạng phân. Bình thường, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, số lần đi ngoài trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày. Phân của trẻ có thể ở dạng sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.

Trẻ bú sữa mẹ thường đi ngoài nhiều hơn trẻ uống sữa công thức. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 – 2 lần đi ngoài trong 1 ngày.

Với trẻ dưới 1 tuổi, trường hợp được xem là tiêu chảy khi bạn thấy trẻ đi ngoài gấp đôi bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi ngoài phân lỏng từ 3 lần một ngày trở lên.

2/ Vì sao bé bị tiêu chảy cấp?

Nguyên nhân thường gặp nhất đó là do nhiễm siêu vi [virus], một số ít đến từ vi khuẩn và ký sinh trùng hoặc do tự ý dùng kháng sinh kéo dài, rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi trẻ đổi sữa.

Những trường hợp dễ bị tiêu chảy cấp:

Khi trẻ từ 6-11 tháng tuổi và bắt đầu tập ăn dặm.

Bé bị suy dinh dưỡng.

Cơ thể suy giảm miễn dịch.

Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa khô lạnh là thời điểm vi khuẩn rotavirus phát tán mạnh mẽ trong môi trường bên ngoài.

Những thói quen không tốt khiến trẻ bị tiêu chảy cấp: Bú chai, ăn dặm không đúng cách, uống nước lã, bố mẹ không vệ sinh tay kỹ sau khi dọn phân cho bé, chế biến thức ăn không hợp vệ sinh…

3/ Chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy cấp

Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy cấp đó là cho trẻ uống nhiều nước.  Cụ thể, đối với trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên và lâu hơn bình thường vì lúc này trẻ đang cần năng lượng cũng như tăng hệ miễn dịch để hồi phục.

Bố mẹ có thể cho trẻ uống dung dịch oresol với cách làm như sau: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50-100ml sau mỗi lần trẻ tiêu tiêu chảy [áp dụng với trẻ dưới 2 tuổi và 100-200ml ở trẻ trên 2 tuổi]. Ngoài ra, cần cho trẻ uống thêm nước cháo, nước đun sôi mỗi ngày.

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt do tiêu chảy, cách xử lý là dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol để giảm các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi do sốt. Bố mẹ có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol cho trẻ, thuốc dễ dàng hòa tan trong nước, giúp trẻ hấp thu nhanh chóng.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp

Khi bé bị tiêu chảy cấp, bạn cứ cho trẻ ăn uống như bình thường, chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng và đa dạng trong mỗi bữa ăn, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ tiêu.

Một số lưu ý

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ không nên tự ý sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Vì cho uống điện giải có thể làm trẻ giảm cữ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và từ đó có thể làm trẻ mệt mỏi hơn. Đối với những trẻ trên 1 tuổi và đã ăn dặm, bạn có thể sử dụng dung dịch điện giải dễ dàng.

Nhiều người cho rằng nên bổ sung nước trái cây giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn không nên cho trẻ uống nước trái cây vì sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn, vì trong nước trái cây chứa nhiều đường. Một cách khác là cho trẻ uống nước trái cây pha loãng với nước lọc. Những loại nước ngọt, nước “điện giải” bán trong siêu thị chứa nhiều chất bảo quản, đường hóa học không tốt cho hệ đường ruột còn non yếu của trẻ, thậm chí còn khiến trẻ đi ngoài nhiều hơn.

Với những thông tin trên, mong rằng bậc phụ huynh đã hiểu rõ về hiện tượng tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách xử lý tại nhà sao cho nhanh hồi phục nhất rồi nhé!

Nguồn tham khảo: //pasteur.com.vn/bai-viet/tre-bi-tieu-chay-cap

Sốt cao đi ngoài rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở trẻ, bố mẹ cần chú ý theo dõi và có chế độ chăm sóc trẻ sao cho phù hợp. Vậy cách nhận diện sốt tiêu chảy ở trẻ nhỏ là gì? Điều trị ra sao? Mời bố mẹ cùng theo dõi tại đây!

Sốt và đi ngoài là 2 đặc điểm dễ nhận biết nhất của bệnh tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể xảy ra trong khoảng thời gian ngắn 2-3 ngày, tuy nhiên cũng có những trường hợp kéo dài từ 1 – 2 tuần.

Dấu hiệu đặc trưng đó là trẻ bị sốt [sốt nhẹ hoặc sốt cao], đi ngoài nhiều lần [trên 3 lần/ngày], phân lỏng, nhiều nước, các triệu chứng đi kèm như đau bụng, nôn trớ, quấy khóc, bỏ bú…

Nguyên nhân chủ yếu của sốt cao đi ngoài ở trẻ là do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Mặt khác, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ bị các mầm bệnh tấn công. Vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây loạn khuẩn, đồng thời sinh ra các độc tố khiến cơ thể trẻ phản ứng lại, do đó xảy ra hiện tượng sốt tiêu chảy, nôn trớ. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột từ việc uống sữa mẹ bảo quản không đúng cách, vệ sinh bình sữa không cẩn thận, thói quen mút tay, ngậm đồ vật của trẻ… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột gây sốt tiêu chảy

2/ Sốt tiêu chảy ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo thống kê, với trẻ dưới 3 tuổi, trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-2 đợt tiêu chảy. Nếu được chăm sóc tốt, hiện tượng đi ngoài nôn trớ kèm sốt ở trẻ sẽ dứt điểm trong vài ngày. Nhưng ngược lại, nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ kéo dài và rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như mất nước, co giật, rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.

Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy cấp thường dưới 1 tuổi và tập trung chủ yếu tại những nước đang phát triển, có chế độ chăm sóc y tế còn hạn chế. Ngoài ra, nếu trẻ bị tiêu chảy thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cũng như hoạt động thường ngày của bé.

3/ Điều trị sốt cao đi ngoài ở trẻ như thế nào?

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Với trẻ còn bú mẹ, trong sữa mẹ có kháng thể giúp bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt kèm tiêu chảy, mẹ vẫn nên cho bé bú bình thường và tăng dần cữ bú. Thêm nữa, sữa mẹ cũng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước khi bé bị sốt và đi ngoài nhiều lần. Mẹ cần lưu ý vệ sinh đầu ti thật sạch sẽ trước khi cho bé bú để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ cần chú ý lựa chọn các loại thực phẩm và có cách chế biến phù hợp để trẻ dễ ăn. Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo, đồ tanh, nước ngọt… Thức ăn của trẻ cần được chế biến ở dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.

Bổ sung nước và cân bằng điện giải

Trẻ đi ngoài nôn trớ kèm sốt khiến cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể. Điều này có thể khiến cơ thể trẻ suy yếu, người lừ đừ, mắt trũng, quấy khóc không chịu bú. Nguy hiểm hơn, khi trẻ bị mất nước nặng mà không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Bù nước cho bé bằng cách nào? Bố mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước cháo loãng, nước hoa quả và các dung dịch điện giải như oresol theo hướng dẫn sử dụng.

Thường xuyên đo thân nhiệt của trẻ khi bị sốt

Uống thuốc hạ sốt

Nếu trẻ sốt lên tới 38,5 độ, bố mẹ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt đồng thời áp dụng các phương pháp làm mát từ bên ngoài như chườm khăn, lau người… để giúp con hạ thân nhiệt. Trường hợp bé vẫn không giảm sốt thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy khi bé bị sốt tiêu chảy vì các thuốc này không có tác dụng kháng virus – nguyên nhân gây sốt tiêu chảy. Với sức đề kháng còn non yếu, bố mẹ phải thật cẩn trọng trước khi muốn dùng bất kì loại thuốc nào cho trẻ.

Trên đây là một số thông tin các bậc cha mẹ cần biết khi thấy con bị sốt cao đi ngoài, nôn trớ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu tiêu chảy kèm sốt, bố mẹ nên nhanh chóng xử lý bằng các phương pháp trên và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con thường xuyên nhé!

Nguồn tham khảo:

//alittleitalian.com.vn/cho-chu-quan-khi-tre-so-sinh-bi-sot-kem-tieu-chayce1w7k/

//www.duocphamvinhgia.vn/tre-so-sinh-bi-sot-va-tieu-chay/

Video liên quan

Chủ Đề