Bé bú khi ngủ có tốt không

Chỉ bú khi ngủ là một thói quen ăn uống không tốt của trẻ sơ sinh mà mẹ nên điều chỉnh càng sớm càng tốt.

  • Nguyên nhân khiến con chỉ bú lúc ngủ
  • Ảnh hưởng lâu dài của thói quen bú lúc ngủ của trẻ
  • Cùng mẹ điều chỉnh thói quen bú khi ngủ của con

Nhiều mẹ phàn nàn về việc con chỉ bú lúc ngủ nên bú sữa không được nhiều và dễ bị tỉnh giấc khi đang ngủ vì đói mà không biết phải làm thế nào để điều chỉnh lại thói quen ăn uống này của trẻ. 

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc hình thành thói quen xấu này ở trẻ mà mẹ có thể tham khảo đó là:

  • Cữ bú và giờ ngủ của con quá gần nhau hoặc mẹ cho con bú khi trẻ đang buồn ngủ

  • Mẹ thường xuyên cho trẻ bú để ru con ngủ nên con dần hình thành thói quen

  • Tư thế bú, khớp ngậm của trẻ không đúng khiến con mất nhiều sức khi bú mà không bú được nhiều nên con ngủ quên

  • Con đang  gặp một số vấn đề sức khỏe nên không muốn bú khi tỉnh táo, ví dụ như trẻ bị đầy hơi, tưa lưỡi,... vì bú khi tỉnh con thường đau và khó chịu hơn là khi vừa ngủ vừa bú

  • Mẹ nhầm tưởng phản xạ chóp chép miệng khi ngủ của con là do con đói nên cố cho con ăn khi con đang ngủ

Thói quen vừa bú vừa ngủ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ [Ảnh: Internet]

Điều dễ dàng nhận thấy nhất là con không bú đủ lượng sữa cần thiết, nhất là sữa sau giàu chất béo nên trẻ sẽ nhanh đói và chậm tăng cân. Cơn đói còn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con, khiến trẻ ngủ không sâu giấc, thường tỉnh dậy đòi ăn, ăn chưa đủ lượng lại buồn ngủ và tạo thành một vòng sinh hoạt luẩn quẩn không tốt cho sức khỏe của bé.

Trẻ vừa bú vừa ngủ còn làm tăng nguy cơ sặc sữa rất nguy hiểm vì khi con bú một cách thụ động như vậy thì sữa rất dễ chảy vào đường thở của trẻ.

Bên cạnh đó, thời gian ngủ là khi các cơ quan trong cơ thể con nghỉ ngơi, bao gồm cả hệ tiêu hóa, nếu mẹ cho trẻ bú trong khi ngủ thì lâu ngày con có thể mắc một số bệnh về đường tiêu hóa.

Thói quen không tốt này còn có thể khiến con bị sâu răng sớm vì mẹ khó có thể vệ sinh răng miệng cho con khi con đang ngủ.

Chắc chắn không mẹ nào lại muốn con phải chịu những ảnh hưởng sức khỏe mà thói quen ăn uống không tốt này mang lại. Và trước khi điều chỉnh thói quen cho trẻ thì mẹ cần xác định đúng nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng ăn uống này của con.

  • Nếu nguyên nhân là do cữ bú và giờ ngủ quá gần nhau thì mẹ nên giãn cách khoảng thời gian này ra một chút, giúp con hiểu rõ giờ ăn và giờ ngủ là hai giờ khác nhau bằng cách cho con ăn ngay sau khi con vừa thức dậy, sau đó cho con chơi rồi mới ngủ giấc tiếp theo, khi con ngủ dậy lại cho con ăn và cứ lặp lại như vậy

  • Không nên cho trẻ bú như một phương pháp ru ngủ con, mà mẹ có thể thay bằng cách hát ru, đu đưa hoặc tốt nhất là luyện cho trẻ có thể tự ngủ thành thạo

  • Điều chỉnh tư thế bú và khớp ngậm cho con thật chuẩn để trẻ bú hiệu quả hơn

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trước khi con bú để đảm bảo con không gặp khó chịu hay đau đớn gì khi được cho ăn

  • Đọc đúng dấu hiệu đói của trẻ để giúp con ăn uống đúng giờ và hiệu quả hơn

Thói quen ăn uống của trẻ trong giai đoạn đầu đời sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như thói quen sinh hoạt sau này của con, vì thế mẹ nên uốn nắn và điều chỉnh cho con càng sớm càng tốt.

Nhiều bố mẹ để cho bé ngủ với một bình sữa trong tay và một núm ti trong miệng để bé ngủ ngon giấc và không quấy khóc. Vậy có nên cho trẻ uống sữa khi ngủ không. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1Phương pháp cho trẻ bú khi ngủ là gì? 

Cho trẻ bú khi ngủ là phương pháp mẹ cho trẻ bú lúc bé đang buồn ngủ hoặc đang ngủ. Bé có thể vừa bú, vừa thiếp ngủ và tiếp tục bú khi thức dậy. Với các bé có vấn đề về giấc ngủ hoặc bữa ăn thì bố mẹ hay thực hiện phương pháp này.

Phương pháp cho trẻ bú khi ngủ

2Nguyên nhân khiến bố mẹ phải cho bé bú khi ngủ

Cho trẻ bú khi ngủ không hề đơn giản và việc này đôi khi là do bé thích hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ cũng như ăn uống và bố mẹ bắt buộc phải làm như vậy. Cùng xem qua một số nguyên nhân sau đây nhé:

  • Trẻ từ chối bú khi thức hoặc chỉ tỏ ra hợp tác khi được bú trong trạng thái buồn ngủ. Nên bố mẹ phải cho trẻ bú trong trạng thái buồn ngủ hoặc thậm chí khi ngủ.
  • Trẻ sơ sinh thường bú sữa ở trạng thái tỉnh táo và sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi thỏa mãn cơn đói và tiếp tục bú khi ngủ. Khi bú hết bình hoặc khi ngủ sâu giấc, trẻ sẽ dừng bú.
  • Trẻ bú liên tục trong khi ngủ, việc bú có thể trở thành một dấu hiệu giúp trẻ nhận biết giấc ngủ đang đến gần. Nếu được cho bú, trẻ sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Điều này làm cho bé hình thành thói quen vừa bú vừa ngủ.
  • Việc cố gắng ép trẻ bú hoặc tiếp tục bú khi trẻ không muốn gây khó chịu, căng thẳng cho cả bố mẹ và bé. Điều này làm trẻ không thích bú, từ đó sẽ quấy khóc và từ chối bú. Nhưng khi sắp ngủ, trẻ sẽ mất cảnh giác và chấp nhận bú. 

Bình sữa thuỷ tinh Philips Avent SCF671/13 120 ml

3Có nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ không?

Ngủ là giai đoạn để các tế bào phục hồi và phát triển, giấc ngủ được xem là quan trọng không kém bữa ăn. Nếu cho trẻ uống sữa khi đang ngủ, não không được nghỉ ngơi tuyệt đối và máu, oxy phải chia đều đến hệ tiêu hoá để làm việc, giảm lượng máu và oxy đến xương và não. Dẫn đến chẳng nơi nào nhận đủ lượng máu, oxy và chất dinh dưỡng từ sữa.

Đồng thời khi ngủ, cơ thể bé không nhận biết được vai trò và tác dụng của việc bú, không thích bú, các vùng trung khu thần kinh tiếp nhận cảm giác đói, khát,... sẽ không phát triển tốt. Từ đó hình thành thói quen xấu và có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Vậy nên bố mẹ không nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ.

Mẹ không nên cho trẻ uống sữa khi đang ngủ

4Tác hại của việc cho trẻ bú khi ngủ

4.1 Ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé

Việc mẹ cho trẻ vừa bú vừa ngủ có thể gây gián đoạn giấc ngủ, làm cho trẻ bị căng thẳng, quấy khóc thường xuyên vì thiếu ngủ. Điều này không có lợi cho sự phát triển của trẻ, nhất là gián đoạn giấc ngủ ban đêm khiến trẻ chậm lớn. 

Cho bé vừa bú vừa ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bé

4.2 Bé bú không đủ hoặc bú quá nhiều

Có thể bé đã ngủ thiếp đi trước khi bú xong, từ đó làm cho lượng sữa bú không đủ. Điều này làm cơ thể bé thiếu chất dinh dưỡng. Cũng có thể bé sẽ bú quá nhiều do phản xạ bú vô thức trong lúc ngủ, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và quá trình phát triển của bé.

Bình sữa silicone Gluck Baby Premium 150 ml màu xanh

4.3 Vấn đề về răng miệng

Lúc trẻ bú khi ngủ, sữa đọng lại trong răng miệng, đây là lúc vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt khi trẻ đã có răng, mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé trước khi ngủ để ngăn vi khuẩn sâu răng phá huỷ răng của trẻ.

Vệ sinh răng miệng cho bé

4.4 Kích ứng da

Nếu bú trong lúc ngủ, sữa có thể bị rò rỉ và chảy ra ngoài, thấm vào da khiến da của bé bị ẩm ướt, khó chịu, ngứa rát và thậm chí là kích ứng.

Da bé bị kích ứng

4.5 Bé bị sặc

Nếu bé đã ngủ say giấc mà núm ti vẫn còn trong miệng, sữa vẫn chảy sẽ dễ khiến trẻ bị sặc ho, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ.

Bộ 2 núm ti Wesser cổ rộng size S

4.6 Ảnh hưởng hệ hô hấp của bé

Cổ họng của con người có 2 đường dẫn vào phổi và vào dạ dày. Vậy nên khi nằm, đường vào phổi sẽ mở, vô tình sữa đi vào đường phổi sẽ có nguy cơ làm nhiễm trùng đường hô hấp, gây nguy hiểm cho hệ hô hấp của trẻ.

Ảnh hưởng đến hô hấp của bé

4.7 Áp lực tài chính khi tập cho bé bú trở lại lúc thức

Việc tìm kiếm giải pháp giúp bé bú trở lại khi thức có thể là một giải pháp tốn kém. Điều này sẽ làm cho bố mẹ phải thử chuyển loại sữa bột, rồi lựa chọn núm ti và bình sữa khác sao cho phù hợp với bé nhà mình. Thậm chí là phải đến gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn nếu tình trạng không thay đổi.

Bố mẹ bị áp lực tài chính nặng nề

4.8 Bố mẹ bị căng thẳng

Để trẻ bú trong trạng thái buồn ngủ, vừa đảm bảo cho trẻ ăn đúng giờ, vừa cung cấp đủ lượng sữa với nhiều lần bú hơn,... đôi khi khiến bố mẹ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, dễ dẫn đến stress thậm chí trầm cảm sau sinh.

Sữa bột Frisolac Gold số 1 850g [0 - 6 tháng]

5Cách để cho trẻ bú trước khi ngủ an toàn

Để trẻ bú trước khi ngủ một cách an toàn, bố mẹ có thể thử áp dụng một số cách như sau:

  • Giảm ánh sáng trong phòng để bé không bị chói mắt và khó chịu.
  • Hạn chế tiếng ồn ở mức thấp nhất để bé ngủ ngon giấc hơn.
  • Nếu bé cần bú, mẹ hãy ôm bé vào lòng hoặc kê gối để bé bú trong tư thế nửa ngã, khi trẻ bú xong mẹ cần tháo gối, đặt bé nằm phẳng xuống giường nhẹ nhàng.
  • Không để trẻ tự bú một mình hoặc có gối trong nôi em bé khi không có người quan sát.
  • Nếu thấy bé cần ợ hơi sau khi bú, mẹ nhẹ nhàng đặt bé ngồi thẳng và xoa lưng.
  • Mẹ chỉ nên thay bỉm cho bé nếu tã, bỉm bị ướt hoặc bẩn, tránh làm bé thức giấc.

Tã quần Merries size L 56 miếng [9 - 14 kg]

6Hướng dẫn cách cho bé bú an toàn

Để bé bú an toàn mẹ cần xây dựng cho bé các thói quen đi ngủ và tập cho bé đi ngủ đúng giờ. Nếu có thể tranh thủ cho trẻ ngủ thêm những giấc ngắn vào buổi trưa sau khi ăn, bú sữa, để bé dễ ngủ hơn vào buổi tối.

Hoặc cũng có thể đặt bé vào giường, không cho bé bú mà chỉ để bé nằm đó rồi cảm nhận được sự có mặt của bạn, bé sẽ an tâm và ngủ ngon giấc hơn.

Nôi tự động Autoru Eco 22 cho bé từ sơ sinh đến 3 tuổi

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách cai bú đêm cho bé hiệu quả và một số điều mẹ nên biết
  • Cách tăng lượng sữa cho bé bú bình giúp bé ăn ngon, ngủ ngoan, bụ bẫm
  • 8 cách tập cho bé bú bình hiệu quả, không quấy giúp mẹ nhàn, con khỏe

Tóm lại, việc cho trẻ bú khi ngủ không thực sự có lợi mà còn mang đến những tác hại nhất định đến sức khoẻ của bé. Hy vọng qua bài viết trên bố mẹ sẽ biết cách cho bé bú cũng như ngủ an toàn hơn. Nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 [7:30 - 22:00] hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Chủ Đề