Bệnh quai bị kiêng bao lâu

Khi phát hiện bệnh nhân mắc bệnh quai bị, cách ly bệnh nhân quai bị cần được tiến hành ngay. Thời gian cách ly có thể kéo dài từ 14-21 ngày kể từ khi bị viêm tuyến mang tai với các biện pháp chính bao gồm nghỉ học hoặc nghỉ làm, người bệnh hạn chế tiếp xúc với người lành, thường xuyên khử khuẩn,...

Cách ly bệnh nhân quai bị là một trong những nguyên tắc bắt buộc trong điều trị bệnh. Vậy nội dung trong cách ly bệnh nhân quai bị bao gồm những gì? Thời gian cách ly là bao lâu?

1. Tại sao bị quai bị cần phải cách ly?

Bệnh quai bị là căn bệnh truyền nhiễm do virus quai bị gây nên. Virus quai bị từ người bệnh chủ yếu bị phát tán ra ngoài thông qua các giọt bắn nước bọt từ các động tác như nói chuyện, hắt xì, ho,... Người lành hít phải các giọt bắn này sẽ là cơ hội để virus có thể xâm nhập vào cơ thể mới.

Khi xâm nhập vào cơ thể người lành, virus nhanh chóng nhân lên ở đường hô hấp trên và các hạch cổ. Sau đó, virus sẽ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, theo dòng máu và di chuyển đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Bệnh quai bị là căn bệnh truyền nhiễm do virus quai bị gây nên [Ảnh: Internet]

Người ta nhận thấy rằng, sự phát tán virus ở một người mắc bệnh quai bị có thể diễn ra rất sớm từ khoảng 6 ngày trước khi toàn phát viêm tuyến mang tai do quai bị và virus có thể tồn tại kéo dài trong nước bọt đến 2 tuần sau đó. Tuy nhiên, thời điểm được ghi nhận sự phát tán virus mạnh nhất và dễ lây lan bệnh nhất ở bệnh nhân quai bị là khoảng từ 1-2 ngày trước khi tuyến mang tai bị sưng.

Ngoài việc tìm thấy virus quai bị ở trong nước bọt của người bệnh, virus quai bị cũng có thể được tìm thấy ở nước tiểu của bệnh nhân trong một thời gian kéo dài đến 3 tuần sau khi viêm tuyến mang tai.

Đọc thêm: Viêm tuyến mang tai do quai bị và cách điều trị

2. Cách ly bệnh nhân quai bị trong thời gian bao lâu?

Vì bệnh quai bị có thể lây truyền dễ dàng từ người bệnh sang người lành, do đó vấn đề phòng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. Trong đó, cách ly bệnh nhân quai bị đúng cách là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn để có thể phòng chống lây lan bệnh quai bị ra cộng đồng.

Như đã nói, bệnh quai bị có thể lây lan từ sớm trước khi tuyến mang tai bị sưng đến 6 ngày và virus vẫn có khả năng phát tán qua nước bọt hoặc nước tiểu trong hai đến 3 tuần sau đó. Vì thế, thời gian để cách ly bệnh nhân quai bị phải đảm bảo chắc chắn rằng bệnh nhân không còn khả năng phát tán virus ra ngoài môi trường sống và không lây bệnh cho người khác.

Do đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay thì bệnh nhân quai bị cần phải được cách ly ngay khi phát hiện ra bệnh và thời gian cách ly bệnh nhân quai bị tối thiểu là 14 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh quai bị diễn ra kéo dài do các nguyên nhân khác nhau như xảy ra biến chứng,... thì thời gian cách ly bệnh nhân có thể kéo dài hơn so với các trường hợp bình thường.

Cách ly bệnh nhân quai bị trong thời gian từ 14-21 ngày từ khi có biểu hiện viêm tuyến mang tai [Ảnh: Internet]

3. Các nội dung chính trong cách ly bệnh nhân quai bị

- Ngay khi phát hiện bệnh quai bị, bệnh nhân cần được bắt đầu thực hiện cách ly ngay lập tức, trẻ em cần được cho nghỉ học và người lớn cần nghỉ làm tại nhà.

- Người bệnh hạn chế tiếp xúc với người lành, nếu cần thiết tiếp xúc phải đeo khẩu trang để ngăn các giọt bắn đường hô hấp phát tán ra không khí làm lây truyền virus.

- Trong thời gian cách ly bệnh nhân quai bị, các vật dụng cá nhân của bệnh nhân chỉ được dùng riêng cho một mình người bệnh, xử lý diệt khuẩn bề mặt thường xuyên để hạn chế nguy cơ lây lan.

- Trong trường hợp bệnh nhân tự cách ly tại nhà, nếu phát hiện bệnh nhân có các biểu hiện bất thường nhiều như lơ mơ, đau bụng nhiều, sốt cao, nôn mửa, đau tinh hoàn, đau đầu,... thì người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Có thể thấy rằng, chỉ với các biện pháp rất đơn giản khi cách ly bệnh nhân quai bị ta đã có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây lan bệnh quai bị từ người bệnh sang người lành. Do đó, mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp cách ly bệnh nhân quai bị để có thể tự bảo vệ bản thân và phòng ngừa nguy cơ cho cộng đồng.

3 giai đoạn của bệnh quai bị mà người mọi người cần biết

Quai bị là căn bệnh phổ biến tại nước ta, mà hầu hết mọi người đều có thể mắc phải. Tuy quai bị là căn bệnh lành tính nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi mắc bệnh quai bị kiêng gì và ăn gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm, với biểu hiện đặc trưng là sưng các tuyến nước bọt. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi, cũng có thể gặp ở nhóm trẻ lớn, thành niên hoặc người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Tại Việt Nam, bệnh quai bị có tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100.000 dân, tập trung cao ở các vùng miền Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ tử vong do bệnh quai bị thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, nhưng nhiều ca bệnh nặng có thể dẫn đến viêm não – màng não hoặc viêm nhiều tuyến.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh quai bị đầy đủ. Nếu mắc bệnh, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nắm được những thông tin về việc bệnh quai bị kiêng gì và nên ăn gì để tránh khiến bệnh phát triển nặng.

Tỷ lệ mắc bệnh quai bị ở nam giới thường cao hơn nữ giới

Gió và nước lạnh là hai yếu tố khiến vùng mắc quai bị sưng và đau hơn. Do đó, người bệnh cần lưu ý mặc quần áo dài tay để che chắn gió trong trường hợp cần phải ra ngoài, để hạn chế tối đa nguy cơ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, không phải kiêng nước là đồng nghĩa với việc người bệnh không cần tắm và vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Thực tế, người bệnh quai bị nên đặc biệt lưu ý việc vệ sinh cơ thể hàng ngày để tiêu diệt sạch sẽ vi khuẩn, vi trùng. Thay vì tắm bằng nước lạnh, người bệnh nên tắm bằng nước ấm và không nên ngâm mình quá lâu.

Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh nên sắp xếp thời gian biểu hợp lý để có thể nghỉ ngơi giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Không hiếm những trường hợp biến chứng quai bị sưng đau tinh hoàn ở nam giới, do người bệnh vận động mạnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà, mà nên đến các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên môn để theo dõi và điều trị, đề phòng những biến chứng có thể xảy ra. Bệnh quai bị hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu dựa trên các nguyên tắc hạn chế vận động, an thần và chăm sóc bệnh nhân tốt, điều trị chống viêm tinh hoàn, buồng trứng, viêm màng não – viêm não, viêm tụy. Các bác sĩ chỉ định kháng sinh trong những trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn. Với các thể nặng có thể dùng Globulin miễn dịch kết hợp.

Những thực phẩm chua, cay sẽ khiến tình trạng bệnh quai bị trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian hồi phục của bệnh nhân. Nguyên nhân bởi những loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt của người bệnh hoạt động nhiều hơn, làm tăng tiết nước bọt khiến chỗ quai bị sưng to hơn. Tương tự, những món ăn được làm từ nếp như xôi, bánh chưng, bánh trôi,…, cũng có thể gây ra tình trạng này.

Bên cạnh đó khi mắc bệnh quai bị, người bệnh nên kiêng ăn thịt gà. Vì gà là món ăn khá dai, có thể ảnh hưởng đến tuyến nước bọt đang sưng viêm khi người bệnh cố gắng nhai. Ngoài ra, thịt gà là thực phẩm khó tiêu hóa, không tốt cho người bệnh.

Người bệnh quai bị nên kiêng ăn đồ chua, cay, thịt gà và các món ăn làm từ nếp

Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bệnh quai bị. Xây dựng thực đơn phù hợp giúp người bệnh dễ hấp thu chất dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.

Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, người thân nên ưu tiên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng như: canh trứng, ngó sen, gạo tẻ,… Hệ tiêu hóa của người bệnh trong thời gian này khá nhạy cảm, nên người thân cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp, lượng ít và hạn chế nhai mạnh. Tốt nhất nên chia nhỏ thực đơn ra thành nhiều bữa trong ngày.

Món ăn chế biến từ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các loại vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1… Chính vì lý do đó, ăn những món ăn được chế biến từ đậu là phương pháp hiệu quả chống lại bệnh tật. Người thân ninh nhừ đậu tương, đậu xanh với số lượng ngang nhau cho người bệnh quai bị ăn mỗi ngày. Sau khi ăn 3 đến 5 ngày liên tiếp, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Không chỉ riêng người bệnh quai bị, mà đối với rất nhiều căn bệnh khác rau xanh luôn là món ăn được ưa chuộng hàng đầu. Nguyên nhân là do vitamin A có nhiều trong rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng trưởng thể chất và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng nhờ vào cơ chế tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhất là các bạch cầu lympho T, lympho B và bạch cầu đa nhân trung tính, cả về số lượng lẫn chất lượng.

Người bệnh quai bị nên bổ sung Vitamin A từ rau xanh

Người bệnh quai bị thường có triệu chứng sốt và mất nước, vì vậy bù đủ lượng nước và chất điện giải mất đi để cơ thể được cân bằng là việc rất quan trọng. Người bệnh quai bị không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, thay vào đó nên dùng nước lọc thông thường hoặc nước ấm [có thể làm giảm cơn đau].

Ngoài ra, súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng và tránh khô miệng.

Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó khi mắc bệnh quai bị, người bệnh cần đặc biệt lưu ý quai bị kiêng gì và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Trần Phúc

Video liên quan

Chủ Đề