Bệnh thán thư trên cây thanh long là gì

Thanh long ruột đỏ thường hay mắc các bệnh như đốm trắng, đốm nâu, thối đầu cành hay thán thư... Khi cây mắc phải các bệnh này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ giới thiệu cho bà con biện pháp phòng trừ một số bệnh trên cây thanh long ruột đỏ.

Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số bệnh trên thanh long ruột đỏ và biện pháp phòng trừ

Thanh long ruột đỏ là giống cây dễ gặp sâu bệnh hại nếu không được chăm sóc cẩn thận. Những bệnh của cây thanh long ruột đỏ thường phát sinh vào nhiều thời điểm trong năm do khí hậu thay đổi, nấm hoặc các loại vi khuẩn gây ra. Thông thường, bà con thường bắt gặp một số bệnh trên cây thanh long ruột đỏ như: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư và bệnh thối đầu cành,... Do đó, trong số phát sóng hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu một số bệnh trên cây thanh long ruột đỏ và biện pháp phòng trừ.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh trên cây thanh long ruột đỏ và biện pháp phòng trừ

1. Bệnh đốm trắng

Khi cây thanh long ruột đỏ mắc bệnh đốm trắng, cành phía trên trụ - đặc biệt là những cành khuất gió, nằm ở phía Tây - chuyển sang màu vàng, mềm và thối nhũn. Cây phát triển chậm, thậm chí là không thể phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ mất khả năng cho trái.

Biểu hiện bệnh đốm trắng trên cây thanh long ruột đỏ.

Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa [tháng 5 - 11 dương lịch]. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 30 - 350C. Ẩm độ càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan nhanh.

Để phòng trừ bệnh này cho cây thanh long ruột đỏ, bà con có thể áp dụng một số biện pháp.

Cách phòng trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long ruột đỏ.

2. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư cũng là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng quả và sự phát triển của cây thanh long ruột đỏ. Bệnh thường xuất hiện trên cành, hoa và quả thanh long gây thiệt hại nặng nề với các dấu hiệu như: Thân thối mềm, vết thối bắt đầu từ ngọn, gai rồi ăn dần vào phần thịt và lõi cành.

Ngoài ra, hoa xuất hiện những chấm màu đen li ti, sau chuyển sang quầng màu vàng, khiến hoa bị khô và rụng, giảm tỷ lệ đậu trái. Còn trái thì có những đốm nhỏ màu vàng, sau chuyển sang nâu đen, làm giảm chất lượng và số lượng quả.

Biểu hiện bệnh thán thư trên cây thanh long ruột đỏ.

Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, khi cây ra cành non nhiều là môi trường lí tưởng để bệnh thán thư phát triển mạnh. Khi cây ra hoa nếu có mưa hay sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên và gây hại nặng thêm.

Khi phát hiện ra bệnh thán thư, bà con có thể xử lý bằng các biện pháp.

Cách phòng trị bệnh thán thư trên cây thanh long ruột đỏ.

Khi trồng cây thanh long ruột đỏ bà con cần phải lưu ý tránh để cây mắc những bệnh trên hoặc sâu hại phá cây. Nếu cây mắc bệnh, bà con sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí chăm sóc. Đối với trường hợp bệnh nặng bà con sẽ khó có khả năng thu hồi vốn.

Trên đây là một số bệnh trên thanh long ruột đỏ và cách phòng trừ.

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Quản lý bệnh thán thư hại thanh long

21/01/2019

Bệnh thán thư là một trong những bệnh gây hại rất quan trọng trên cây thanh long. Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây ra hoa, trái sắp thu hoạch và sau thu hoạch làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của trái thanh long. Bệnh tấn công lên tất cả các bộ phận của cây như thân, cành, hoa và cả trái. 1. Tác nhân gây hại: Do nấm Collectotrichum gloeosporiodes gây ra. 2. Triệu trứng bệnh: - Trên cành: bệnh bắt đầu từ mép cành lan dần vào bên trong, đốm bệnh có màu nâu đen, viền vàng. Bệnh nặng có thể làm thối cành. - Trên hoa: bệnh tấn công cả phần nụ hoa, làm cho nụ hoa biến màu nâu, sau đó rụng. - Trên trái: ban đầu bệnh xuất hiện với những đốm màu vàng nhỏ sau đó lớn dần chuyển sang màu nâu đen, có hình vòng tròn đồng tâm.

Bệnh thán thư gây hại trên cành

Bệnh thán thư gây hại trên cành 3. Điều kiện phát sinh nguồn bệnh và sự lây lan: Bệnh phát triển mạnh và bộc phát ở điều kiện ẩm độ cao đặc biệt là trong mùa mưa. Bệnh thường tồn tại trong xác bả thực vật có trên vườn hoặc trên cành, trái bệnh. Bệnh gây hại nặng nhất trong giai đoạn đang ra hoa, thu hoạch và sau thu hoạch. Các bào tử nấm có thể lan truyền qua gió, nguồn nước… 4. Biện pháp phòng trị: - Lên liếp cao cần xẻ rãnh thoát nước để vườn không bị đọng nước trong mùa mưa. - Tuyệt đối không lấy hom ở những vườn đã bị bệnh thán thư làm giống cho vườn mới. - Không trồng quá dầy để vườn luôn thông thoáng. Có thể trồng cây xung quanh che chắn nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh từ vườn khác vào. - Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali không bón thừa phân đạm. Tăng cường bón phân hửu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma và vôi để tăng cường sức chống chịu cho cây. - Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc trồng cây đậu phộng dại vào gốc thanh long để giữ ẩm mà không cần tủ rơm rạ. - Thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát hiện các cành, trái bị bệnh để cắt bỏ, gom các cành, trái bị bệnh đem tiêu hủy. Tuyệt đối không được vứt bỏ cành, trái xuống nguồn nước vì sẽ làm bệnh lây lan nhanh. - Khi thanh long bị bệnh có thể phun một số thuốc trừ nấm có hoặt chất Mancozeb + Metalaxyl [Ridomil gold, Ridozeb], Azoxystrobin [Amistar top, Amistar, Trobin top], Defenoconazole [Score, Curegold, Tilt Super] hoặc các thuốc gốc đồng [Coc 85, Norshield] có thể ngăn ngừa bệnh phun khoảng 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần sử dụng theo bao bì hướng dẫn trên sản phẩm. Phun theo nguyên tắc 4 đúng.

Nguyễn Thành Đông

Chi cục Trồng trọt và BVTV

×

Chủ Đề