Bệnh tim mạch nào gây tử vong nhiều nhất

Không phải bệnh ung thư, tim mạch mới đang là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất hiện nay. Thế nhưng, nhiều người còn rất chủ quan, đến khi xảy ra tai biến thì đã quá muộn.

Thống kê cho thấy, bước sang thế kỷ 21, bệnh tim mạch trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nếu như trước năm 1900, nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chiếm khoảng dưới 10% các nguyên nhân gây tử vong thì đến nay đã vượt 30%. Mỗi năm các bệnh lý tim mạch làm chết 18,6 triệu người, chiếm tới 44% tổng số tử vong do các bệnh không lây nhiễm và chiếm khoảng 31% tổng số người tử vong toàn cầu. Một thực tế đáng lo ngại, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng nhanh ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Bên cạnh tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất, chi phí chăm sóc điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng, lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật đã thay đổi rất nhanh, bên cạnh các bệnh truyền nhiễm vẫn lưu hành (mặc dù đã giảm) thì có sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, như tim mạch, ung thư, đái tháo đường...

Bệnh tim mạch cũng đã trở thành nguyên nhân gây tử vong và mắc bệnh hàng đầu ở Việt Nam. Theo GS, TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tim mạch học Việt Nam, trong nhóm các bệnh tim mạch, nếu như các bệnh do thấp tim, van tim có xu hướng giảm đi thì tăng huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… lại đang tăng rất cao.

Kết quả một số điều tra, khảo sát cho thấy, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, chiếm khoảng 1/3 số ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Cứ bốn người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp và trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều người mắc bệnh khi đang còn trong độ tuổi lao động. Thế nhưng vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. Từ tăng huyết áp rất dễ dẫn tới rất nhiều biến chứng khác, điển hình là đột quỵ.

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, toàn cầu hóa và đô thị hóa, sự thay đổi môi trường là những tác nhân làm tăng lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu, bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực và chính những yếu tố nguy cơ này làm phát triển các bệnh không lây nhiễm. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, 80% số ca mắc bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá.

GS, TS Nguyễn Lân Việt phân tích rõ hơn, do thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, lối sống ít vận động kèm theo chế độ thực phẩm, ăn uống không hợp lý, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh... dẫn tới béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và cuối cùng là các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, do sức ép và áp lực công việc của lối sống hiện đại diễn ra trong thời gian dài khiến cơ thể của nhiều người bị căng thẳng, đây là nguyên nhân dẫn đến những cơn co thắt tim tại nhóm người trẻ tuổi...

PGS, TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch học Việt Nam khẳng định, hầu hết các bệnh tim mạch hiện nay có thể phòng ngừa được một cách hiệu quả thông qua việc điều chỉnh lối sống, từ bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe như bỏ hút thuốc lá; không lạm dụng rượu, bia... Mặt khác có chế độ ăn lành mạnh, tăng cường tập luyện thể lực.

Những người đã bị bệnh tim mạch hoặc người có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch (khi có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid) cần được đánh giá sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh và sử dụng thuốc phù hợp.

Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch học Việt Nam, số bệnh nhân bị tăng huyết áp đã gia tăng với mức ước tính trung bình xấp xỉ 1% mỗi năm, khoảng 25% người Việt trưởng thành mắc căn bệnh này. Điều đáng lo ngại là số người tăng huyết áp mà không biết bị bệnh lên tới 50% và số người xác định tăng huyết áp được điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp cũng chỉ đạt khoảng 30%.

Để phòng bệnh tim mạch, Hội Tim mạch học Việt Nam đã, đang tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong việc thực hiện lối sống khỏe mạnh bao gồm ăn uống, luyện tập, tránh thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều... cho đến khám sức khỏe định kỳ.

Tuyên truyền để người dân biết được các chỉ số về cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu... và đặc biệt phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ đi kèm khác để có phương án điều trị kịp thời nhằm tránh các biến cố tim mạch cũng như tránh tái phát.

Đại hội có sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu trong nước, khu vực và các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch trên thế giới.

Đây là lần thứ hai Việt Nam vinh dự là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội khoa học này. Đại hội Khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 là một diễn đàn khoa học uy tín của các thầy thuốc tim mạch trong khu vực và trên thế giới diễn ra hằng năm. Đồng thời, góp phần cho sự phát triển của cộng đồng y khoa trong khu vực, trên thế giới, đặc biệt cho Việt Nam trong thời gian tới.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết: Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi trong những thập kỷ qua, trong đó các bệnh không lây nhiễm đang tồn tại và tiếp tục phát triển mạnh, bao gồm các bệnh lý như: đái tháo đường, bệnh ung thư, tâm thần… và đặc biệt nhất là các bệnh lý tim mạch.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, nếu như trước đây tử vong chủ yếu liên quan đến các bệnh nhiễm trùng, chấn thương, tử vong sơ sinh, thì nay chủ yếu là do các bệnh không lây nhiễm (chiếm tới 81%) mà hàng đầu đã là bệnh tim mạch. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2020, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200 nghìn người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 39,5 % tổng số ca tử vong và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Sớm nhận thấy vấn đề nêu trên, Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó chú trọng đối với phòng, chống các bệnh không lây nhiễm như: Ban hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; Luật Phòng, chống tác hại rượu bia. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025…

Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế. Hiện, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ để xây dựng các Nghị định; đồng thời xây dựng các Thông tư của Bộ Y tế để hướng dẫn triển khai Luật, trong đó có lĩnh vực về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhận định: Ngành tim mạch trên thế giới là một trong những ngành phát triển năng động nhất trong y học. Các thầy thuốc tim mạch khu vực Đông Nam Á cũng rất năng động, có sự gắn kết chặt chẽ và có trình độ tay nghề tiệm cận với các nước phát triển. Đáng mừng, chuyên ngành tim mạch Việt Nam cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Công tác khám và chữa các bệnh lý tim mạch đã có nhiều kết quả đáng tự hào; nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm đã được điều trị có hiệu quả; nhiều phương thức tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện Trung ương mà còn được phổ biến đến các bệnh viện tuyến dưới.

Đáng ghi nhận, chuyên ngành tim mạch Việt Nam cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Công tác khám và chữa các bệnh lý tim mạch đã có nhiều kết quả đáng tự hào; nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm đã được điều trị có hiệu quả; nhiều phương thức tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện Trung ương mà còn được phổ biến đến các bệnh viện tuyến dưới.

Nhiều bác sĩ tim mạch của Việt Nam được bạn bè, đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao nhờ làm chủ các kỹ thuật khó, trị được nhiều bệnh hiểm nghèo; tham gia hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật can thiệp tim mạch cho một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ vậy, người bệnh tim mạch Việt Nam đã được hưởng lợi ích của các tiến bộ khoa học và không còn cần phải ra nước ngoài chữa bệnh như trước.

Thời gian tới, các yếu tố nguy cơ gây bệnh liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu, thói quen lười vận động, thừa cân, béo phì, chế độ ăn không khỏe mạnh… lại vẫn có xu hướng gia tăng và là những thách thức lớn cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; số người bị bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch vẫn gia tăng.

Thay mặt Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan chia sẻ mong muốn các thầy thuốc tim mạch khu vực Đông Nam Á nói chung, các thầy thuốc tim mạch Việt Nam nói riêng luôn gắn kết, nỗ lực cập nhật những kiến thức mới nhất; đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong thực hành lâm sàng, đưa chuyên ngành tim mạch ASEAN sánh ngang các nước tiên tiến trên thế giới.

Đối với ngành tim mạch nước nhà, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố đẩy mạnh chương trình phòng, chống bệnh không lây nhiễm, trong đó nổi bật là bệnh lý tim mạch; thống nhất mô hình quản lý bệnh tim mạch từ tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương; quy hoạch một mạng lưới chuyên ngành tim mạch phát triển đồng bộ trong đó đầu mối là Viện Tim mạch quốc gia và các trung tâm tim mạch lớn sao cho phù hợp với tình hình cụ thể bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt nhất.