Bị nhọt trong tai phải làm sao

Bị nhọt trong tai phải làm sao

Nhọt ống tai là một bệnh do vi khuẩn staphylococcus xâm nhập vào tuyến bã nhờn và nang lông ở ống tai ngoài.

Những chấn thương nhẹ (ngoáy tai) hoặc eczêma, hoặc chảy mủ tai là nguyên nhân khởi phát của bệnh. Nhọt ống tai cũng hay gặp ở những thể địa suy kém hoặc ở những người đái tháo đường.

TRIỆU CHỨNG

Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Bệnh nhân kêu đau rất nhiều ở ống tai, đau tỏa lan ra các vùng lân cận như thái dương, gáy… há mồm cũng đau, nhai cũng đau. Đau làm cho họ mất ăn, mất ngủ. Nhọt ở ống tai đau nhiều hơn nhọt ở các vùng khác vì ở đấy da dính chặt vào sụn, càng đi sâu vào trong da càng dính nhiều và triệu chứng đau càng tăng. Nhọt ở cửa tai không đau nhiều như nhọt của ống tai..

Thính lực vẫn bình thường hoặc giảm nhẹ. Soi tai sẽ thấy hình ảnh khác nhau tùy theo khối lượng và tuổi của nhọt.

Trong trường hợp nhọt nhỏ và non chúng ta thấy một nốt gờ bằng hạt ổi màu đỏ hồng, chạm vào đau điếng. Khi nhọt đã lớn, ranh giới trở nên lu mờ vì da chung quanh bị phù nề, lòng ống tai bị thu hẹp, màng nhĩ khó xem được.

Ở đầu nhọt thường có điểm trắng chứng tỏ rằng nhọt sắp vỡ. Nếu trong tai có nhiều nhọt thì lòng ống tai sẽ bị tắc tịt. Gặp trường hợp này chúng ta nên đặt vào ống tai một cái bấc con thầm mecurôcrôm. Hôm sau chúng ta rút bấc ra và có thể đặt ống soi tai nhỏ vào xem được. Ống soi tai cho chúng ta thấy màng nhĩ bình thường.

Khi chúng ta nắn vùng chung quanh tai, bệnh nhân có những điểm đau đặc biệt. Nếu nhọt ở thành trên hoặc thành sau thì bệnh nhân sẽ bị đau nhiều nhất khi chúng ta kéo vành tai lên, nếu nhọt ở thành trước, bệnh nhân sẽ kêu đau điếng khi chúng ta ấn vào bình tai (nắp tai), nếu nhọt ở thành dưới ống tai, bệnh nhân sẽ thét lên khi chúng ta ấn mạnh vào vùng dưới ống tai hoặc nâng dái tai lên.

Một số ít nhọt có thể tan được nếu chúng ta điều trị tích cực. Nhưng phần lớn nhọt ống tai sẽ mưng mủ và vỡ trong vòng 4 hay 5 hôm. Mủ, máu và ngòi sẽ thoát ra bằng cửa tai, đồng thời bệnh nhân hết đau. Nhọt có thể lành và khỏi hẳn. Nhưng nó cũng có thể tái phát lại nhiều lần, cái này vừa vỡ thì cái khác mọc lên bên cạnh.

Nhọt ống tai có thể gây ra một số biến chứng tuy không nguy hiểm nhưng cũng khá phiền phức :

Viêm bạch mạch sau tai : đa vùng sau tai bị sưng, đỏ, nóng và đau, làm cho chúng ta nghĩ đến viêm xương chũm nhưng không có triệu chứng Giăcơ (Jacques-rãnh sau tai không mất). Ngón tay ấn vào bờ sau xương chũm không làm đau bệnh nhân.

-Viêm hạch chung quanh tai: Riêng trong trường hợp thể địa suy kém, viêm hạch có thể đưa đến mưng mủ hạch.

Trong chẩn đoán phân loại nên nghĩ đến hai bệnh : viêm tai giữa mạn tính và viêm xương chũm cấp.

– Nhọt ống tai có thể tồn tại song song vơi viêm tai giữa mạn tính. Chúng ta nghĩ đến viêm tai giữa khi thấy mủ đặc trong đáy spêculum, hoặc khi nhìn thấy thủng màng nhĩ. Trong trường hợp chưa rõ ràng, nên điều trị nhọt ống tai và đợi năm hôm sau xem màng nhĩ lại.

– Viêm xương chũm cấp : trong viêm xương chũm cấp, điểm đau chính ở sau và trên tai : trong nhọt ống tai điểm này ở sau và dưới tai. Trong viêm xương chũm, rãnh sau tai mất (triệu chứng Jacque) ; trong nhọt ống tai rãnh này chẳng những không mất mà còn rõ hơn bình thường.

Trong viêm xương chũm các điểm ấn đau là : sào bào, bờ sau xương chũm và mỏm chũm. Trong nhọt ống tai các điểm ấn đau là nắp tai, dưới dái tai và kéo vành tai. Trong viêm xương chũm, góc nhị diện (sau và trên) giữa màng nhĩ và ống tai bi sụp trong nhọt ống tai chỉ có phần sụn của ống tai ngoài bị nề.

Nếu còn nghi ngờ chúng ta cho chụp X quang xương chũm. Phim sẽ cho chúng ta thấy những bệnh tích xương trong viêm xương chũm. Trong nhọt ống tai có kèm theo viêm bạch mạch sau tai, hình ảnh xương chũm có thể bị mờ chút ít bởi phù nề ngoài da, nhưng các tế bào xương chũm vẫn nguyên vẹn.

Trong giai đoạn sưng nề chưa nên chích vội. Phải dùng thuốc kháng sinh, uống aspirin, chườm nước nóng, chấm cồn iốt hoặc bấc thấm cồn nguyên chất vào ống tai. Cách chữa chặn bệnh nầy đôi khi cho kết quả tốt làm tan nhọt.

Trong giai đoạn chín chúng ta nên chích mủ. Thủ thuật này rất đau, nên gây tê bằng bấc thấm Bô nanh đặt vào ống tai.

Muốn chích nhọt ống tai phải có dao đặc biệt gọi là dao chích nhọt (furonculotome) vừa nhỏ vừa nhọn.

Sau khi nhọt đã vỡ ra rồi chúng ta nên đặt bấc thấm cồn bôric hoặc meccurôcrôm vào tai mỗi ngày thay hai lần.

Đối với nhọt hay tái phát chúng ta phải điều trị thêm bằng vacxin chống staphylococcus, tự huyết liệu pháp, men bia, lưu hùynh, tẩy ruột bằng thuốc tẩy.

Mụn là những kẻ đáng ghét thường xuất hiện trên mặt hoặc lưng, gây cho chúng ta vô vàn phiền toái. Tồi tệ hơn, trong nhiều trường hợp, chúng còn xuất hiện và sưng tấy trên tai, thậm chí là trong ống tai của bạn, gây đau đớn. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân mụn hình thành trên tai và mách bạn một vài cách đơn giản để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng.

Nguyên nhân nổi mụn trong tai

Mụn trứng cá là chứng bệnh ngoài da thông thường xảy da do sự bài tiết dầu quá mức từ các tuyến dầu của da. Các loại mụn nhọt mọc trong tai (tên gọi y tế là u nang bã nhờn) có thể xuất hiện ở bất kì phần nào của tai, từ vành tai, phía sau tai và cả trong ống tai. Chúng gây ngứa ngáy và khó chịu. Đặc biệt, các nốt mụn xuất hiện bên trong tai thường gây đau đớn, trong khi các nốt mụn mọc bên ngoài thì không. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra mụn tai.

Bị nhọt trong tai phải làm sao

Viêm tai

Chứng bệnh viêm tai này thường xảy ra do bơi trong vùng nước bị nhiễm khuẩn. Lúc này, các vi khuẩn có trong nước gây nhiễm trùng tai ngoài và ống tai, làm mụn xuất hiện. Ngoài ra, nếu bạn gãi tai bằng các vật dụng không sạch sẽ, bạn cũng có thể bị viêm tai.

Bị nhọt trong tai phải làm sao

Nhiễm trùng do xỏ khuyên

Những kích ứng gây ra do việc xỏ khuyên có thể dẫn đến sự hình thành của vết sưng nhỏ trên dái tai hoặc trong ống tai gần khu vực có khuyên. Bụi bẩn, sáp và dầu sẽ tích tụ lại, kết hợp cùng vết sưng khiến mụn phát triển gây đau đớn.

Bị nhọt trong tai phải làm sao

Vệ sinh kém

Tai là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với các vật cứng hoặc sắc nhọn, tai rất dễ bị xây xát và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tay bẩn, tai nghe không vệ sinh và tóc cũng có thể đưa vi khuẩn có hại vào tai. Tại đây, chúng phát triển và gây nổi mụn.

Bị nhọt trong tai phải làm sao

Thay đổi nội tiết

Những thay đổi về mức độ hormone trong cơ thể cũng có thể dẫn đến sự hình thành mụn ở tai, đặc biệt là với phái nữ.

Các nguyên nhân khác

Các bệnh mãn tính như ung thư cũng có thể chịu trách nhiệm cho các nốt mụn hình thành ở tai. Nếu vết sưng trên tai của bạn quá lâu không tự lành hay trông khác với mụn thông thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Làm thế nào để loại bỏ mụn trong tai?

Mụn tai thường tự lành và biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Nếu bạn muốn tăng tốc quá trình này, có một số biện pháp đơn giản sẽ giúp ích cho bạn. Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là luôn rửa tay thật sạch trước khi chạm vào tai. Bàn tay không sạch có thể làm mụn phát triển nặng thêm.

Các sản phẩm y tế

Nếu mụn trong tai là mụn trứng cá, bạn có thể dùng tăm bông nhúng vào cồn để nhẹ nhàng lau tai và vùng nốt mụn hai lần một ngày. Cồn có thể khử trùng giúp nốt mụn mau khô, đồng thời ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn qua các vùng khác.

Sử dụng oxi già cũng là một biện pháp hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần làm là thấm bông y tế với oxi già và thoa bông lên nốt mụn vài lần một ngày. Oxi già không có tính chống viêm và kháng khuẩn nên đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem trị mụn có chứa benzoyl peroxide để thoa lên nốt mụn.

Bị nhọt trong tai phải làm sao

Các liệu pháp tự nhiên

Húng quế, hành tây, dấm táo hay trà đen đều là các nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm. Ép húng quế và hành tây lấy nước hoặc dùng dấm táo chấm nốt mụn một vài lần mỗi ngày giúp mụn xẹp đi nhanh chóng. Với trà đen, bạn hãy nhúng túi trà vào nước nóng trong một phút, loại bỏ nước dư thừa, chờ nguội bớt rồi đặt lên nốt mụn.

Cách đơn giản nhất là dùng một miếng gạc ấm đắp lên mụn trong khoảng 10 – 15 phút. Nhiệt độ ấm áp từ miếng gạc giúp vùng mụn bớt sưng viêm và giúp mụn lên đầu nhanh hơn.

Bạn cũng cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tai bởi hành động này có thể đưa thêm vi khuẩn vào nốt mụn khiến mụn nặng hơn, làm lây lan mụn hoặc để lại sẹo.

Bị nhọt trong tai phải làm sao

Nguồn: Stylecraze