Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Parkinson là hội chứng thoái hóa của hệ thần kinh khiến cho cơ thể không thể tự làm chủ các vận động của mình dẫn tới liên tục run rẩy, cứng khớp các chi, mất thăng bằng,...Nắm được nguyên nhân bệnh run tay Parkinson sẽ nâng cao khả năng phục hồi trong thời gian ngắn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các thông tin về căn bệnh này trong bài chia sẻ dưới đây.

Bệnh parkinson là gì?

Bệnh parkinson là chứng rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống vận động biểu hiện bởi tình trạng run, cơ căng cứng, vận động tứ chi khó khăn. Bệnh tiến triển nặng hơn sẽ tạo ảnh hưởng tới nhận thức và người bệnh sẽ không thể kiểm soát được hành vi của mình.

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Bệnh Parkinson là một trong các bệnh về thần kinh khiến chân tay bị run

Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Những người mắc Parkinson thường là do một số các tế bào thần kinh trong não bị phá vỡ và chết đi dẫn tới giảm lượng dopamine - chất truyền tin của hệ thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động của cơ thể.  Khi nồng độ dopamine suy giảm sẽ khiến cho phần não kiểm soát chuyển động không hoạt động tốt như bình thường. Hệ quả là các cử động trở nên chậm chạp và gây ra một loạt triệu chứng khác của bệnh Parkinson như run tay chân, mất khả năng tự cân bằng,...

Bệnh Parkinson cũng có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân khác: 

  • Nguyên nhân di truyền: các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 10-20% các trường hợp bệnh nhân mắc Parkinson là do yếu tố di truyền. Đây chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho thắc mắc được khá nhiều người quan tâm là bệnh Parkinson có di truyền không?
  • Ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường: Bệnh Parkinson có thể xuất hiện từ yếu tố môi trường khi bệnh nhân tiếp xúc nhiều với các chất độc hại, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, là tăng nguy cơ nhiễm độc thần kinh và gây bệnh. Dù tỷ lệ này chiếm số ít nhưng cũng đáng để lưu ý và phòng ngừa. 

Khi bệnh nhân bị Parkinson, não của người bệnh sẽ có một số thay đổi:

  • Xuất hiện khối Lewy: Đây là các khối vật chất được coi là tác nhân chính gây bệnh Parkinson. 
  • Trong thể lewy chứa các chất alpha - synuclein: Đây là một protein tự nhiên phổ biến. Chất này có mặt trong tất cả các khối u ở các thể lewy mà các tế bào không thể nào tiêu diệt được. Đến nay, các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Parkinson vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này.

Triệu chứng bệnh Parkinson là gì? 

1. Các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson

  • Run không tự ý xảy ra khi nghỉ ngơi
  • Tư thế gù
  • Cứng khắp cơ thể
  • Vấn đề với đi bộ và thăng bằng
  • Vận động chậm (bradykinesia)
  • Thiếu biểu cảm trên khuôn mặt (thường được gọi là “mặt nạ Parkinson”)
  • Cơ bắp cứng đơ đột ngột khiến bệnh nhân cảm thấy như bị dính chặt xuống sàn

2. Các triệu chứng không vận động bao gồm:

  • Các vấn đề về đường tiêu hóa như chậm rỗng dạ dày, táo bón hoặc cả hai
  • Rối loạn tâm trạng như trầm cảm hoặc lo âu
  • Tụt huyết áp tư thế đứng
  • Suy giảm nhận thức
  • Các vấn đề về nuốt
  • Rối loạn giấc ngủ có thể liên quan đến cử động vô thức
  • Đau không giải thích được
  • Mất âm lượng giọng nói
  • Chảy nước dãi
  • Thay đổi chức năng tiết niệu (tăng tần suất và mức độ mót tiểu)

Đối tượng nào có có nguy cơ mắc Parkinson cao? 

Những tác nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh có thể bao gồm: 

  • Tuổi tác: Đối tượng trung niên và người già có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson cao, bệnh Parkinson ở người trẻ cũng có nhưng tỷ lệ thấp hơn.  Đa số người bệnh bắt đầu bệnh ở độ tuổi 60.

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Người già là đối tượng dễ mắc bệnh Parkinson

  • Di truyền: cha mẹ có thể truyền gen đột biến cho con cái hoặc nhiều thành viên trong gia đình cũng mắc Parkinson thì đối tượng này dễ mắc bệnh
  • Giới tính: Nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ. 
  • Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học độc hại: Các công nhân hay người tiếp xúc với các chất diệt cỏ, trừ sâu có nguy cơ mắc Parkinson cao. 

Chẩn đoán điều trị bệnh Parkinson 

Để chẩn đoán bệnh Parkinson, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ khảo sát tiểu sử, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Một số bài kiểm tra về thần kinh cũng được thực hiện với cơ thể bạn. 

Một số xét nghiệm như thử máu được thực hiện để loại bỏ những khả năng có thể gây bệnh. Có thể bạn cũng bị các bệnh khác, bác sĩ sẽ cho kiểm tra từ các xét nghiệm như chụp MRI, siêu âm não, chụp SPECT, PET. 

Để chẩn đoán Parkinson, bạn cũng có thể được yêu cầu dùng một số loại thuốc điều trị Parkinson như carbidopa và levodopa. Nếu tình trạng bệnh khá hơn sau một thời gian dùng thuốc thì có thể bạn đã mắc Parkinson. 

Nhiều trường hợp phải tốn nhiều thời gian, xét nghiệm kiểm tra mới có thể xác định bệnh. Tái khám thường xuyên với diễn biến bệnh để có thể xem xét tình hình biến chuyển của bệnh. Để chữa Parkinson, thông thường bác sĩ sẽ được cải thiện bằng thuốc. Nếu rơi vào một số biến chứng hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. 

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không? 

Parkinson là bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng xấu như khó nuốt, người bệnh lúc này có thể bị tắc nghẽn hô hấp và ngừng hô hấp đột ngột. 

Bệnh Parkinson giai đoạn cuối cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng vận động của bàng quang và ruột. Từ đó gây nên các biến chứng như táo bón, tiêu chảy, són phân,... 

Rối loạn giấc ngủ cũng là một biến chứng của Parkinson. Người bị Parkinson dễ rơi vào trạng thái mộng du, bồn chồn, ngưng thở khi ngủ hoặc gặp ác mộng. 

Có tới 50% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm bởi những thay đổi hóa học trong não. Từ đó, tình trạng sa sút trí tuệ đi theo, gây mất trí nhớ, khó tập trung, cáu gắt,... 

Khi có những biểu hiện của Parkinson, người bệnh nên tới bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán. Phát hiện nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị bệnh parkinson sớm nhất.

Cách đẩy lùi bệnh Parkinson

Để có thể trì hoãn tiến triển của bệnh Parkinson cũng như kiểm soát tốt tình trạng bệnh cần sử dụng phối kết hợp sử dụng thuốc điều trị, kiểm soát chế độ ăn uống, rèn luyện vật lý trị liệu,...

1. Sử dụng thuốc Tây

Theo Tây y, bệnh Parkinson không thể chữa khỏi nhưng để có thể trì hoãn tiến triển của bệnh Parkinson thì người bệnh cần phải kiên trì sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu chuyên sâu.

Các loại thuốc Tây được chỉ định sử dụng đều là nhóm thuốc hỗ trợ làm tăng hoặc thay thế cho hormone dopamine để giảm thiểu các vấn đề về đi lại, vận động hay làm giảm tình trạng run rẩy

  • Carbidopa-levodopa
  • Chất đồng vận dopamine
  • Thuốc ức chế MAO-B
  • Thuốc kháng cholinergic

Thế những khi sử dụng thuốc Tây thì cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều lượng để hạn chế tình trạng nhờn thuốc cũng như gặp biến chứng. 

2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, để giúp kiểm soát Parkinson tốt hơn người bệnh cần nhận đủ lượng calo, chất dinh dưỡng để duy trì sức mạnh, cấu trúc xương và khối lượng cơ. 

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Các loại đậu rất tốt cho người bị parkinson

NÊN ĂN:

  • Thực phẩm chứa thành phần chống oxy hóa: cà chua, súp lơ, rau cải xanh,...
  • Thực phẩm giàu Dopamine: các loại đậu, các loại hạt, chuối,...
  • Thực phẩm giàu Omega 3: cá thu, cá hồi, cá ngừ,...
  • Các loại chất xơ: rau xanh, trái cây,...

KHÔNG NÊN ĂN

  • Thực phẩm giàu protein
  • Đường
  • Các chất kích thích: rượu, bia, cafe,...

>> Xem thêm: 7+ Cách chữa trị Parkinson

3. Tập thể dục kết hợp vật lý trị liệu

Nhiều nghiên cứu cho rằng tập thể dục có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson. Biện pháp này giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn cả về thể chất và tinh thần. Tập thể dục nhịp điệu có thể có tác động tích cực đến tình trạng bệnh đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thêm vào đó, người bệnh có thể tập các bài vật lý trị liệu chuyên sâu để thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như giúp cho các cơ, khớp linh hoạt hơn. 

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

4. Điều trị chuyên sâu bằng Đông y

Trong điều trị bệnh Parkinson, Đông y cũng được coi là hướng điều trị tích cực với hiệu quả dài lâu mà lại an toàn. Bởi cách chữa của Đông y là cách chữa vào gốc bệnh theo đúng nguyên tắc điều trị bệnh của Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông “Chữa bệnh phải chữa vào gốc. Chữa vào gốc trăm bệnh đều khỏi. Chữa vào ngọn trăm thứ rối bời”

Theo các lý giải của Đông y bệnh Parkinson thuộc Ma Mộc, Tứ Chi Nhuyễn Nhược, Chấn Chiến với giai đoạn cuối cùng của bệnh được xếp vào loại Nuy Chứng là do Can huyết và Thận âm bị suy yếu. 

  • Huyết bị suy kém không nuôi dưỡng được các khớp và các mạch máu gây nên co rút, co cứng, run giật. Âm hư thì dương vượng sẽ khiến cho Can phong nội động hợp với đờm thấp thì kinh lạc sẽ bị ngăn trở gây ra run. 
  • Tỳ Thận hư không vận hóa được thuỷ dịch trong cơ thể, thuỷ dịch hóa thành thấp, tụ lại thành đờm. Đờm thấp ngăn trở trong kinh mạch hóa thành nhiệt, khiến cho phong quấy động gây nên run.

Từ nguyên nhân này Đông y điều trị Parkinson theo hướng bổ huyết, dưỡng âm, trừ hàn, lợi thấp bằng bài thuốc "Nhu Can Dưỡng Huyết Thang" (Theo thiên gia diệu phương, trang 770). Tinh hoa của bài thuốc này đã được cô đọng trong sản phẩm PQA Thư Can Dưỡng Huyết của Dược phẩm PQA để giúp người bệnh vượt qua căn bệnh Parkinson với công dụng:

  • Lưu thông kinh mạch, giảm hẳn tình trạng run tay chân, run đầu, run môi, nói run run...
  • Phục hồi chức năng vận động, tự chủ vận động, cầm nắm đồ vật chính xác, viết vẽ dễ dàng, làm việc tỉ mỉ không bị run
  • Bồi bổ khí huyết giúp người bệnh ngủ ngon hơn, bớt lo âu, hồi hộp, tinh thần thoải mái, minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh.

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

PQA Thư Can Dưỡng Huyết dùng cho người Parkinson

Việc kết hợp điều trị Parkinson bằng Đông y sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả điều trị từ đó người bệnh có thể cải thiện vận động, giảm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và kéo dài tuổi thọ.

PQA Thư Can Dưỡng Huyết của Dược phẩm PQA đã giúp rất nhiều người bệnh thoát khỏi căn bệnh Parkinson để trở lại cuộc sống vui vầy cùng con cháu: 

  • Bác Ánh đã nhiều năm mắc Parkinson không làm chủ được hoạt động của cơ thể, thường xuyên phải trói lại để ăn và uống thuốc. Nhưng sau khi kiên trì sử dụng Thư Can Dưỡng Huyết PQA tình trạng bệnh tình của bác đã chuyển hóa tích cực. Bác đã có thể tự chủ trong việc ăn uống và sinh hoạt: 

  • Anh Cảnh - Hà Nội có bố 75 tuổi bị mắc bệnh Parkinson luôn run tay và không làm chủ được vận động của mình. Sau khi tìm hiểu biết tới sản phẩm Thư Can Dưỡng Huyết PQA anh đã đặt cho bố sử dụng và vui mừng chia sẻ kết quả:

  • Chúc mừng anh Đỗ Minh Vương, 42 tuổi, ở quận 9, TP Hồ Chí Minh, đã hoàn toàn khỏi bệnh parkinson. Điều trị bằng tây y suốt 7 năm nay mà không hiệu quả, sau khi tìm thấy Thư can dưỡng huyết, anh vui mừng chia sẻ: "với anh như này quá tuyệt vời, anh khỏi rồi, khỏi thực sự rồi".

Đặc biệt, khi sử dụng PQA Thư Can Dưỡng Huyết người bệnh sẽ được các dược sĩ chăm sóc tận tình, chu đáo xuyên suốt lộ trình điều trị. 

Dược phẩm PQA cam kết:

  • Sản phẩm là chính hãng, khách hàng sẽ luôn được nhận lô hàng sản xuất mới nhất từ công ty. 
  • Chúng tôi sẽ vận chuyển tận nơi mới thanh toán. Khách hàng được phép kiểm tra trước khi nhận hàng. 
  • Nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái kém chất lượng chúng tôi cam kết hoàn tiền 100%.

Nếu bạn đang có dấu hiệu của bệnh parkinson hoặc muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Thư Can Dưỡng Huyết PQA hãy để lại thông tin hoặc gọi cho Dược phẩm PQA theo số hotline 0818-288-717 hoặc để lại thông tin ở phần CHAT (dưới góc phải màn hình), chuyên gia PQA sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn đau tiến triển và đẩy lùi căn bệnh, đảm bảo cho bạn cuộc sống luôn khỏe mạnh!

 Tìm hiểu cả ngày không bằng nghe tư vấn một phút!!! 

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Chúng tôi luôn đặt chữ TÂM lên hàng đầu với mong muốn cùng đồng hành với bệnh nhân trị khỏi bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm nhất! 

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

 Nhà máy sản xuất của Dược phẩm PQA đạt chuẩn quốc tế GMP-WHO

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Giải thưởng cao quý mà Dược phẩm PQA vinh dự được nhận

Bị run khắp cơ thể do nguyên nhân gì

Đội ngũ dược sĩ tư vấn tận tình, chu đáo

Theo dõi fanpage của Thuốc Nam PQA TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ công ty.


Có thể bạn quan tâm: 

  • PQA Thư Can Dưỡng Huyết có tốt không?