Bị thoái hóa khớp có nhên đi bộ không

Tôi năm nay 54 tuổi, bị thoái hóa khớp gối. Tôi có thể tập thể dục bằng hình thức đi bộ hàng ngày được không? [Trần Minh Thành, TP.HCM].

Trả lời

Đi bộ là một trong những môn thể dục nhẹ nhàng, rất tốt cho sức khỏe. Đi bộ thường xuyên giúp tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ - xương - khớp.

Nếu hệ thống mô mềm của cơ thể nhận dinh dưỡng từ máu nuôi liên tục được cung cấp, thì sụn khớp lại được nuôi dưỡng bởi dịch khớp tiết ra. Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, giúp dịch khớp tiết ra nuôi dưỡng sụn tốt hơn, bôi trơn và hoạt động khớp gối hiệu quả hơn, ngăn ngừa khô cứng, đau khớp.

Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân thoái hóa khớp gối và các bệnh về xương khớp khác như viêm khớp gối, cứng khớp khi đi bộ đúng cách sẽ cải thiện bệnh, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, duy trì khối lượng cơ, đốt cháy calo để giảm cân, giúp giảm sức nặng đè nén lên khớp gối.

Tuy nhiên, khi đi bộ nói riêng và hoạt động đứng, di chuyển nói chung thì cơ thể dồn sức nặng về phía chân, trong đó khu vực khớp gối chịu sức nặng khá lớn. Vì thế, với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đi bộ là bài tập tốt song cần biết tập đúng cách. Nếu không bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đi bộ đúng cách bao gồm nhiều yếu tố: Lựa chọn giày đi bộ phù hợp, khởi động trước khi đi bộ, đi bộ với cường độ thích hợp, đi bộ nơi bằng phẳng, thoáng mát và không ngưng đi đột ngột.

ThS-BS QUÁCH KHANG HY, khoa Chấn thương chỉnh hình BV Đại học Y Dược TP.HCM

Có nên tiêm thuốc trị tiểu đường Ozempic để giảm cân?

[PLO]- Nếu tự mua Ozempic theo đơn thuốc của bệnh nhân tiểu đường để giảm cân sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ tiềm ẩn mắc ung thư tuyến giáp, viêm tụy..

Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn và xương, đôi lúc còn kèm theo viêm khớp và suy giảm dịch nhầy trong khớp, dẫn đến sưng khớp và đau nhức. Khi người bệnh vận động sẽ làm tăng ma sát giữa các đầu xương gây đau nhức, khó chịu. Đó là lý do nhiều người bệnh e ngại các hoạt động như đi bộ hay chạy bộ.

Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, việc tránh vận động hoàn toàn có thể khiến khớp gối mất dần độ linh hoạt, lưu thông máu kém hiệu quả và làm co cứng nhiều bộ phận khác như cơ, gân, dây chằng. Điều này không những làm tăng cảm giác đau nhức mà còn làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Trái lại, vận động đều đặn, đi bộ đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác đau mà còn duy trì sự linh hoạt, cải thiện chức năng của khớp gối. Vậy nên, duy trì thói quen đi bộ là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Đi bộ là hoạt động phù hợp với người bị thoái hóa khớp gối

Lợi ích của việc đi bộ đối với người thoái hóa khớp gối

Đối với người bị thoái hóa khớp gối, việc đi bộ không chỉ là một phương pháp vận động đơn giản mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể:

  • Nuôi dưỡng và bảo vệ khớp gối: Sụn khớp không được nuôi dưỡng trực tiếp qua mạch máu mà thông qua tiết dịch khớp từ màng hoạt dịch. Đi bộ đều đặn giúp kích thích sản xuất dịch khớp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sụn, từ đó bảo vệ khớp gối khỏi các tổn thương.
  • Giảm đau và tăng linh hoạt cho sụn khớp: Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu, làm giảm cảm giác đau nhức và co cứng, đồng thời cải thiện khả năng vận động và tăng tính linh hoạt cho khớp gối.
  • Kiểm soát cân nặng và giảm áp lực lên khớp gối: Trọng lượng cơ thể cao tạo áp lực lớn lên khớp gối. Đi bộ thường xuyên giúp đốt cháy calo, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, từ đó giảm bớt gánh nặng cho khớp.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện thăng bằng: Đi bộ cũng giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp xung quanh khớp gối, nâng cao khả năng giữ thăng bằng và ổn định.
  • Cải thiện giấc ngủ và giảm stress: Đi bộ còn giúp cải thiện giấc ngủ và giảm bớt căng thẳng, hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện thoái hóa khớp gối.

Hướng dẫn kỹ thuật đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối

Người bệnh thoái hóa khớp gối khi đi bộ nên tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và tránh làm tổn thương thêm khớp gối:

  • Khởi động trước khi tập luyện: Bạn nên dành 5 - 10 phút để thực hiện các động tác khởi động. Bước này giúp làm nóng cơ thể, thư giãn cơ bắp và khớp gối, giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi vận động. Khi kết thúc buổi tập luyện, hãy nhẹ nhàng xoa bóp và vận động khớp gối để giúp cơ thư giãn.
  • Đi bộ đúng kỹ thuật: Người bị thoái hóa khớp gối nên:
    • Đi chậm rãi và sải bước vừa phải.
    • Khi đi nên giữ tư thế nhìn thẳng về phía trước, cằm song song với mặt đất, toàn thân thư giãn, tay vung nhẹ nhàng.
    • Chân tiếp đất từ gót chân, sau đó là toàn bộ bàn chân và cuối cùng là mũi chân.
  • Cường độ tập luyện phù hợp: Khi bắt đầu tập luyện bạn không nên đi bộ quá 60 phút mỗi ngày và lựa chọn thời điểm bạn cảm thấy thoải mái nhất để tập luyện. Có thể bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn, khoảng 5 - 10 phút mỗi lần và nghỉ ngơi giữa các đoạn đường. Dần dần, khi đã quen, hãy cố gắng tăng cường thời gian và quãng đường đi bộ để nâng cao hiệu quả tập luyện.

Bắt đầu luyện tập bằng cách đi bộ với cường độ nhẹ nhàng

Một số lưu ý cho người thoái hóa khớp gối khi đi bộ

Ngoài đi bộ đúng cách, người bệnh thoái hóa khớp gối cần lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả tối ưu và tránh gây tổn thương cho khớp:

  • Chọn trang phục và giày phù hợp: Mặc quần áo thoải mái và đi giày thể thao vừa vặn giúp hỗ trợ tốt cho bàn chân và khớp gối, đồng thời giúp bạn vận động dễ dàng hơn.
  • Kiểm soát nhịp tim khi tập luyện: Nhịp tim trong lúc tập luyện nên được duy trì ở mức 50 - 70% nhịp tim tối đa. Nhịp tim tối đa được tính bằng cách lấy số 220 trừ đi tuổi thực tế của bạn. Điều này giúp đảm bảo bạn không gắng sức quá mức khi tập luyện.
  • Chọn địa hình tập luyện phù hợp: Khi mới bắt đầu, hãy lựa chọn những tuyến đường bằng phẳng, không gồ ghề, với ít phương tiện qua lại như vỉa hè hay công viên.
  • Dừng lại khi cảm thấy đau: Trong quá trình đi bộ, nếu bạn cảm thấy đau nhiều ở khớp gối, hãy tạm ngừng và không nên cố gắng đi tiếp. Điều này giúp tránh làm tổn thương thêm khớp.
  • Lựa chọn thời gian tập luyện lý tưởng: Đi bộ vào sáng sớm và buổi tối đều mang lại những lợi ích riêng biệt. Buổi sáng giúp khởi động xương khớp và cải thiện tập trung, đồng thời giảm tần suất và cường độ đau. Đi bộ buổi tối hỗ trợ điều hòa cơ thể và cải thiện giấc ngủ, giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.

Khi tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý về cách đi bộ sẽ giúp người thoái hóa khớp gối có thể giảm thiểu tối đa rủi ro chấn thương và cải thiện khớp gối hiệu quả.

Khớp gối cần được chăm sóc và nuôi dưỡng từ bên trong

Chăm sóc khớp gối không chỉ dừng lại ở việc luyện tập thể chất mà còn cần sự nuôi dưỡng từ bên trong. Để hỗ trợ quá trình cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối, bạn nên bổ sung dưỡng chất có khả năng nuôi dưỡng sụn và xương dưới sụn, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp như Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate,... có trong sản phẩm JEX.

Các dưỡng chất có trong viên uống JEX đã được nghiên cứu, chứng minh có tác dụng hỗ trợ ức chế sản sinh các yếu tố tiền viêm, ngăn chặn quá trình viêm tiến triển, từ đó bảo vệ màng hoạt dịch và sụn khớp. Đồng thời, hỗ trợ kích thích tế bào sụn sản xuất Collagen và Aggrecan, nhằm hỗ trợ tái tạo sụn và xương dưới sụn, bảo vệ màng hoạt dịch và tăng cường chất lượng dịch khớp.

Viên uống JEX giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp - XEM SẢN PHẨM

Vận động đều đặn, đúng cách kết hợp bổ sung dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc xương khớp được xem là giải pháp khoa học, giúp duy trì sự linh hoạt và giảm thiểu các triệu chứng của thoái hóa khớp gối.

Đi bộ là hoạt động cần thiết đối với người bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, để giảm đau và cải thiện vận động tốt hơn, người bệnh nên chủ động bổ sung sản phẩm chăm sóc xương khớp từ bên trong và có kế hoạch đi bộ phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Chủ Đề