Biến chứng và di chứng là gì

Bệnh thần kinh đái tháo đường là hậu quả của thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, ảnh hưởng trực tiếp của tăng đường máu trên tế bào thần kinh, và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Có nhiều dạng, gồm

Bệnh đa dây thần kinh đối xứng là phổ biến nhất và ảnh hưởng đến phía xa bàn chân và bàn tay [phân bố kiểu đi tất hoặc găng tay]; bệnh biểu hiện như dị cảm,rối loạn cảm giác, hoặc không đau, mất cảm giác xúc giác, rung, cảm giác bản thể, hoặc nhiệt độ. Ở chi dưới, những triệu chứng này có thể dẫn đến giảm cảm nhận về chấn thương bàn chân do giày không phù hợp và mang trọng lượng bất thường, có thể dẫn đến loét chân và nhiễm trùng hoặc gãy xương, sai khớp, và trật khớp hoặc phá hủy cấu trúc bàn chân bình thường [Khớp Charcot ]. Bệnh thần kinh sợi nhỏ được đặc trưng bởi cảm giác đau, tê và mất cảm giác nhiệt độ với bảo tồn cảm giác rung và cảm giác vị trí . Bệnh nhân dễ bị loét chân và thoái hóa khớp thần kinh và có tỷ lệ mắc bệnh thần kinh tự động cao. Bệnh thần kinh sợi lớn chiếm ưu thế được đặc trưng bởi yếu cơ, mất rung và cảm giác vị trí, và giảm phản xạ gân sâu. Phổ biến tình trạng teo cơ bên trong của bàn chân và bàn chân rủ

Bệnh lý thần kinh tự động có thể gây hạ huyết áp tư thế, không dung nạp hoạt động thể lực, tim nhanh khi nghỉ, buồn nôn và nôn [do liệt dạ dày], táo bón và tiêu chảy [bao gồm hội chứng dạ dày rỗng], đại tiện mất tự chủ, bí tiểu và không kiểm soát, rối loạn chức năng cương dương và xuất tinh ngược, và khô âm đạo.

Bệnh rễ thần kinhthường ảnh hưởng đến các rễ thần kinh từ L2 đến L4, gây đau, yếu và teo chi dưới [đái tháo đường teo cơ], hoặc rễ thần kinh từ T4 đến T12, gây đau bụng [bệnh đa rễ thần kinh ngực].

Bệnh thần kinh sọ gây ra nhìn đôi, sụp mi và đồng tử không đều khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 3 hoặc liệt vận nhãn khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 4 hoặc số 6.

Bệnh đơn dây thần kinh gây yếu và tê ngón tay[dây thần kinh giữa hoặc bàn chân rủ [dây thần kinh mác]. Bệnh nhân đái tháo đường cũng dễ bị tổn thương chèn ép thần kinh, như hội chứng đường hầm cổ tay. Bệnh có thể xảy ra ở một số vị trí khác nhau cùng một lúc [viêm đơn thần kinh phối hợp]. Tất cả có xu hướng ảnh hưởng chủ yếu đến bệnh nhân lớn tuổi và thường giảm xuống trong nhiều tháng; tuy nhiên. Tổn thương chèn ép thần kinh thì không.

Điện cơ và thần kinh có thể cần thiết cho tất cả các dạng bệnh thần kinh và đôi khi được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác của các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như bệnh rễ thần kinh không đái tháo đường và hội chứng ống cổ tay.

Quản lý bệnh lý thần kinh cần một cách tiếp cận đa chiều bao gồm kiểm soát đường máu, chăm sóc bàn chân thường xuyên và quản lý đau. Kiểm soát đường máu chặt có thể làm giảm bệnh thần kinh. Điều trị để giảm triệu chứng bao gồm kem capsaicin tại chỗ, thuốc chống trầm cảm ba vòng [ví dụ amitriptyline], thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine [ví dụ, duloxetine] và thuốc chống co giật [ví dụ, pregabalin, gabapentin]. Bệnh nhân bị mất cảm giác nên kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện chấn thương bàn chân nhỏ và ngăn chặn nó tiến triển đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Dụng cụ đo áp kế monofilament 10 g được chạm vào các vị trí cụ thể trên mỗi chân và được đẩy cho đến khi nó uốn cong. Kiểm tra này cho một kích thích áp lực liên tục, hằng định [thường là một lực 10 g], có thể được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của cảm giác theo thời gian. Cả 2 bàn chân được kiểm tra, và xuất hiện [+] or không có [] của cảm giác tại mỗi vị trí sẽ được ghi lại.

  • Tái tưới máu cho một số trường hợp đột quỵ thiếu máu não cục bộ

  • Các biện pháp hỗ trợ và điều trị các biến chứng

  • Chiến lược dự phòng đột quỵ về sau

Chăm sóc hỗ trợ, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm [ví dụ như sốt, thiếu oxy máu, mất nước, tăng đường máu, đôi khi tăng huyết áp] và phòng và điều trị các biến chứng là rất quan trọng trong giai đoạn cấp tính cũng như giai đoạn hồi phụcxem Bảng: Các chiến lược phòng và điều trị các biến chứng của đột quỵ Các chiến lược phòng và điều trị các biến chứng của đột quỵ Đột quỵ là một nhóm bệnh không đồng nhất liên quan đến sự gián đoạn đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh. Đột quỵ có thể là Thiếu máu cục bộ [80%], điển hình là do... đọc thêm ]; những biện pháp này cải thiện rõ ràng kết cục lâm sàng [1 Tài liệu Tham khảo về điều trị Đột quỵ là một nhóm bệnh không đồng nhất liên quan đến sự gián đoạn đột ngột và cục bộ của dòng máu não gây ra tổn thương thần kinh. Đột quỵ có thể là Thiếu máu cục bộ [80%], điển hình là do... đọc thêm ]. Trong quá trình hồi phục, các biện pháp phòng sặc, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm trùng tiết niệu, loét tỳ đè và suy dinh dưỡng có thể cần thiết. Các bài tập thụ động, đặc biệt là chân tay bên liệt, và các bài tập thở được bắt đầu sớm để phòng co cứng cơ, suy kiệt, và viêm phổi.

Trầm cảm sau đột quỵ có thể cần dùng thuốc chống trầm cảm; nhiều bệnh nhân được hưởng lợi nhờ các biện pháp tư vấn.

  • 1. Jauch EC, Saver JL, Adams HP Jr, et al: Hướng dẫn quản lý sớm bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính: Một hướng dẫn cho các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ từ Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ / Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ. Stroke 44 [3]:870–947, 2013. doi: 10.1161 / STR.0b013e318284056a.


1. THẾ NÀO LÀ TÌNH TRẠNG “HẬU COVID-19”?

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO]  thì đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19, nhưng có khoảng từ 10  đến 20% bị ảnh hưởng lâu dài biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng  thì gọi đó là tình trạng hậu COVID-19. Bệnh sau khi mắc COVID là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, mà mọi người có thể gặp phải  trong khoảng bốn tuần trở lên sau lần đầu tiên bị lây nhiễm vi-rút COVID-19, thậm chí những người không có các triệu chứng COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm có thể có các biểu hiện hậu COVID-19. Những tình trạng này có thể xuất hiện rất đa dạng có thể đồng thời  cùng một  lúc hoặc trong khoảng thời gian khác nhau.

Tình trạng hậu COVID-19 là có các biểu hiện bệnh sau khi mắc COVID- 19  có thể được biết đến  với các tên khác nhau như di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mạn tính. Hiện nay, các chuyên gia trên toàn thế giới đang nỗ lực tìm hiểu thêm về các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan đến COVID-19. Tính đến tháng 7 năm 2021 hội chứng "COVID kéo dài," còn gọi là di chứng hậu COVID có thể được coi là một dạng khuyết tật theo Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ [ADA].

Còn theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO] định nghĩa hậu covid -19 là tình trạng bệnh lý xuất hiện ở những người trong tiền sử nhiễm SARS-COVID2, thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi khởi phát covid 19 với triệu chứng có tác động đến cơ thể và kéo dài ít nhất 2 tháng. Các triệu chứng và ảnh hưởng của nó cũng cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.

2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA TÌNH TRẠNG HẬU COVID 19:

Một số người có thể gặp phải một số triệu chứng ngay từ khi mắc covid 19 và  có thể kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng kể từ lần đầu tiên bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 nhưng cũng có thể phát sinh hoặc tái phát triệu chứng ở giai đoạn hồi phục. Không giống như một số loại hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, còn hậu covid -19  có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc thậm trí trong thời gian mắc bệnh  họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị “ Hậu COVID-19” với các biểu hiện sau:

-Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi.

- Mệt mỏi hay chóng mặt.

-Các triệu chứng sẽ nặng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần.

- Ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ.

- Ho kéo dài.

-Đau ngực.

- Thay đổi giọng nói.

- Đau cơ.

- Mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác.

- Đau đầu.

- Đau cơ hay đau khớp.

- Trầm cảm hoặc lo lắng.

- Sốt.

Ở những người mắc tình trạng hậu covid 19 sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động trong cuộc sống, ảnh hưởng cả trong  công việc, nội trợ và sinh hoạt hằng ngày.

Chúng ta cần chú ý tới những ảnh hưởng đa cơ quan của COVID-19: Một số người đã từng mắc bệnh do COVID-19 nặng  gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi mắc COVID-19. Ảnh hưởng đa cơ quan có thể tác động tới nhiều các cơ quan hệ thống trong cơ thể, bao gồm các chức năng tim, phổi, thận, da và não. Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể. Mặc dù rất hiếm nhưng một số người, chủ yếu là trẻ em, gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19. Hội chứng viêm đa hệ thống là tình trạng khi đó các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm. Hội chứng  này  có thể dẫn đến các tình trạng sau khi mắc COVID nếu tiếp tục gặp các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc có các triệu chứng khác.

Cuối cùng ta cần chú ý tới ảnh hưởng khi bệnh nặng phải nhập viện do COVID-19: Nhập viện và mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến phổi do COVID-19 có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như suy nhược nặng  và kiệt sức trong thời gian hồi phục. Ảnh hưởng của việc nhập viện cũng có thể bao gồm hội chứng hậu săn sóc đặc biệt ở phòng hồi  sức cấp cứu, tức là các ảnh hưởng sức khỏe bắt đầu khi một người ở trong phòng săn sóc đặc biệt và có thể vẫn tồn tại sau khi xuất viện. Những ảnh hưởng này có thể gồm suy nhược cơ thể nặng, ảnh hưởng  đến trí nhớ, tư duy và  rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý. Hiện khó có thể  biết liệu những triệu chứng này là do ảnh hưởng của việc nhập viện, tác động kéo dài của vi-rút hay do cả 2 yếu tố này hay không.  Ngoài ra, những tình trạng này cũng có thể phức tạp hơn do các tác động khác liên quan đến đại dịch COVID-19, bao gồm các yếu tố khác  ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do bị  cách ly y tế, tình hình kinh tế của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng tiêu cực  của đại dịch và thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quản lý các bệnh đồng mắc hoặc các bệnh tiềm ẩn. Những tác nhân này ảnh hưởng tới cả những người đã từng mắc hoặc chưa từng mắc COVID-19.

3. BẠN NÊN LÀM GÌ  KHI CÓ BIỂU HIỆN CỦA TÌNH TRẠNG HẬU COVID 19:

Khi bạn thấy có những biểu hiện trên sau khi mắc COVID-19, bạn nên tìm đến nhân viên y  tế. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết. Hiện nay, việc điều trị tình trạng hậu COVID 19 là điều trị không đặc hiệu, có nghĩa là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng. Hiện nay, chúng ta còn đang tiếp tục nghiên cứu xem tại sao một số người lại mắc tình trạng này, trong khi đa số không mắc, cơ chế bệnh sinh dẫn đến tình trạng này ra sao và cách xử trí điều trị tốt nhất cho tình trạng này.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các di chứng COVID là phòng ngừa tránh mắc bệnh COVID-19.  Đối với những người không có phản chỉ định tiêm phòng COVID 19, hãy tiêm vắc-xin chống lại COVID-19 ngay khi có thể là cách tốt nhất để phòng tránh COVID-19 và cũng có thể giúp những người xung quanh nguy cơ mắc bệnh này.

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến

Video liên quan

Chủ Đề