Biểu hiện trong văn nghị luận là gì năm 2024

Cô Đinh Thị Thuỷ, giáo viên Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa chia sẻ với học sinh về kỹ năng viết nghị luận xã hội trong bài thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT.

Biểu hiện trong văn nghị luận là gì năm 2024

Ảnh minh họa

Nghị luận xã hội là kiểu văn trình bày quan điểm, ý kiến đánh giá, bàn bạc của người viết về một vấn đề xã hội nhằm thuyết phục người đọc đồng tình quan điểm với mình.

Chính vì mục đích lớn nhất của nghị luận xã hội thuyết phục, nên bài viết cần thể hiện được tư duy logic, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ sắc sảo, thái độ đúng đắn, tình cảm chân thành của người viết trước vấn đề xã hội. Cụ thể:

Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Thí sinh khi viết nghị luận xã hội trước hết cần bảo đảm cấu trúc đoạn văn, gồm: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận(có thể hiện nhìn nhận khái quát của bản thân về vấn đề).

Thân đoạn: Cần bảo đảm nội dung sau:

Thứ nhất: Giải thích khái niệm/câu nói/hiện tượng.

Thứ hai: Phân tích, chứng minh, cụ thể:

Nêu những biểu hiện, ý nghĩa của vấn đề đối với cá nhân, cộng đồng. Nếu là vấn đề tiêu cực thì chú ý biểu hiện/tác hại của vấn đề đối với cá nhân, cộng đồng.

Lưu ý: Phần này, học sinh cần khai thác ngắn gọn nhưng triệt để, trọn vẹn. Luôn luôn đặt ra câu hỏi: Vấn đề này có tác dụng/tác hại gì với trí tuệ/tâm hồn của cá nhân; có tác dụng/tác hại gì đối với sự phát triển của cộng đồng, nhân loại?

Một thực tế học sinh dễ mắc phải lỗi, khiến đoạn nghị luận chưa sắc sảo, chỉ tập trung vào tính cá nhân mà chưa khai thác, nhìn vấn đề trong phạm vi cộng đồng

Ví dụ: Khi bàn về Ý nghĩa của lòng kiên trì, cùng một ý: Kiên trì giúp con người có được thành công, xác lập giá trị của bản thân. Học sinh thường khai thác được ở phạm vi cá nhân và ví dụ về các nhân vật tiêu biểu như Edison, Jack Ma…

Tuy vậy, bài viết sẽ thuyết phục hơn, thể hiện cái nhìn rộng mở hơn nếu học sinh nêu được lòng kiên trì đem đến những giá trị lớn lao cho cộng đồng, dân tộc, nhân loại.

Ví dụ, sự kiên trì của Edison không chỉ đem lại thành công cho cá nhân Edison, nó còn giúp ông trở thành “vĩ nhân thắp sáng nhân gian”. Hoặc cũng có thể nhấn mạnh: Sự kiên trì của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ; sự nỗ lực không mệt mỏi của cộng đồng y tế thế giới trong việc tìm kiếm vắc-xin phòng chống Covid-19…)

Thứ ba: Lý giải nguyên nhân (chủ quan/khách quan). Vấn đề tích cực hay tiêu cực đều có nguyên nhân chủ quan/khách quan. Khi đánh giá, người viết cần có thái độ khách quan, nhân văn, tích cực, thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân.

Ví dụ: Lối sống thực dụng có nguyên nhân khách quan (đời sống xã hội, môi trường giáo dục…, nhưng cần chú trọng nguyên nhân có tính quyết định là nhận thức, hành động của chính bản thân. Hướng phát huy/khắc phục (nếu cần).

Thứ tư: Bàn luận, mở rộng. Phần này, thí sinh cần nêu được 2 ý: Phản đề và mở rộng vấn đề.

Phản đề, nêu những biểu hiện tích cực/tiêu cực liên quan đến vấn đề. Ví dụ, đề yêu cầu về ý nghĩa của lòng kiên trì thì phần phản đề: trăn trở, phê phán những biểu hiện thiếu kiên trì, nóng vội.

Mở rộng vấn đề(thể hiện cái nhìn biện chứng): Mở rộng ý, không tuyệt đối hóa vấn đề một cách cực đoan, một chiều

Ví dụ: Kiên trì có ý nghĩa quan trọng, song cùng với kiên trì ta cần có sự linh hoạt, sáng tạo, khi ấy, sự kiên trì mới phát huy hết ý nghĩa, nhất là trong kỉ nguyên số.

Kết đoạn: Chốt lại vấn đề, nêu bài học nhận thức và hành động (bài học cần nêu đủ: nhận thức về vấn đề ra sao, sẽ hành động như thế nào).

Biểu hiện trong văn nghị luận là gì năm 2024

Cô Đinh Thị Thủy – Giáo viên Phenikaa School

Yêu cầu về lập luận, về ngôn ngữ, diễn đạt

Yêu cầu về lập luận, ngôn ngữ và diễn đạt trong bài văn nghị luận là:Lập luận chặt chẽ, kết hợp lý lẽ, dẫn chứng (dẫn chứng cần tiêu biểu, có tính thời sự).

Tránh lối viết kể lể dài dòng nhưng cũng không đại khái, lý thuyết. Ý kiến phải sâu sắc, toàn diện, mới mẻ. Có thể trích dẫn câu nói hay, danh ngôn để đoạn văn sinh động, hấp dẫn, có cảm xúc…

Yêu cầu về dung lượng, đáp ứng trọng tâm vấn đề

Bài viết phải đảm bảo khoảng 200 chữ (tối đa học sinh có thể viết trong khoảng gần 1 trang giấy thi).

Một đề nghị luận xã hội kiểu đoạn văn có thể tập trung vào một khía cạnh của vấn đề. Khi ấy, học sinh cần chú trọng nhất vào việc bàn luận, biện giải ý trọng tâm đó. Các ý khác chỉ trình bày với mục đích bổ trợ, tạo sự kết nối, làm sáng rõ ý trọng tâm mà đề yêu cầu.

Yêu cầu đối với người viết: Cần có lý tưởng, đạo lý (tôn trọng pháp luật và quy tắc đạo đức, trân quý cái đúng, cái đẹp); có khả năng lập luận, tư duy ngôn ngữ nhạy bén; có ý thức quan tâm, cập nhật các vấn đề xã hội; có tâm hồn nhạy cảm, phong phú, chân thành.

Vừa qua, có một số giáo viên ngữ văn hỏi tôi: Trong chương trình Ngữ văn mới (2018) có còn các kiểu bài nghị luận giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh... như chương trình và sách giáo khoa hiện hành nữa không? Sao học sinh lớp 6 đã phải học văn nghị luận?

Biểu hiện trong văn nghị luận là gì năm 2024
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách trong giờ dạy học môn văn (ảnh minh họa). Ảnh: Đỗ Yến

1. Có thể trả lời ngay là chương trình Ngữ văn 2018 không phân chia ra các kiểu văn bản (VB) nghị luận dựa trên các thao tác lập luận. Bởi vì không có VB nghị luận nào lại chỉ sử dụng một thao tác lập luận cả mà bao giờ cũng có sự kết hợp các thao tác: Giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ, bình luận... Chương trình Ngữ văn 2018 lấy tiêu chí mục đích viết để phân chia ra ba loại VB: VB văn học, VB nghị luận và VB thông tin. Mục đích của VB nghị luận là thuyết phục người đọc, người nghe. Để thuyết phục được thì trước hết người viết/nói phải có ý kiến (quan điểm) rõ ràng; phải có lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy. Lý lẽ giúp người ta hiểu và dẫn chứng để người đọc tin. Khi vừa hiểu, vừa tin thì sẽ bị thuyết phục. Để có lý lẽ, người viết cần vận dụng linh hoạt tất cả các thao tác: Khi giải thích, khi chứng minh, lúc phân tích, khi bình luận, cần thì so sánh, bác bỏ... Kể cả vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả; biểu cảm, thuyết minh... Chỉ khác là các phương thức kết hợp ở đây vẫn tập trung nhằm mục đích thuyết phục. Khi nêu ra các dẫn chứng, tức là đã dùng thao tác chứng minh.

Tóm lại, chương trình Ngữ văn 2018 không chia các kiểu bài nghị luận theo thao tác mà chỉ phân loại theo nội dung đề tài. Kết quả chỉ có nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Cả hai đều có mục đích thuyết phục (về một vấn đề xã hội hoặc về một vấn đề văn học). Để thuyết phục thì phải vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt như đã nêu. Cũng do quan niệm này mà khi dạy cho học sinh đọc hiểu hoặc tạo lập VB nghị luận, giáo viên cần chú ý giúp các em nhận biết các thành tố chính của VB nghị luận, gồm: Thứ nhất, ý kiến (quan điểm), thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định của người viết về đối tượng nghị luận. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết. Thứ hai, lý lẽ: Trong bài nghị luận, lý lẽ thường tập trung trả lời câu hỏi nghĩa là gì, vì sao, do đâu, như thế nào, có những gì, giống và khác nhau thế nào... nên thường dùng thao tác giải thích, phân tích, so sánh, đối chiếu, bác bỏ... Thứ ba, dẫn chứng (bằng chứng) là những biểu hiện cụ thể có trong cuộc sống, sách vở, văn chương, thường là các số liệu, các ví dụ về con người, sự việc hoặc miêu tả sự vật; những bằng chứng xác thực... chính là chứng minh.

Đây là toàn bộ yêu cầu viết văn nghị luận ở bậc trung học trong chương trình 2018: Lớp 6, bước đầu viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm. Lớp 7, bước đầu viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống và bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Lớp 8, viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống và bài phân tích một tác phẩm văn học. Lớp 9, viết văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết và bài phân tích một tác phẩm văn học. Lớp 10, viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội và bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; viết bài luận về bản thân hoặc thuyết phục một người khác. Lớp 11, viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng. Lớp 12, viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội và bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ; bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

Có thể thấy từ lớp 7 đến lớp 12, lớp nào cũng có nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

2. Khi nào thì có thể dạy văn nghị luận cho học sinh? Có thể nói, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã thực hành văn nghị luận rồi. Khi các em hỏi và lý giải các câu hỏi vì sao về các hiện tượng xung quanh mình hoặc giải thích vì sao thích hay không thích một nhân vật trong câu chuyện thì đã làm văn nghị luận rồi. Tuy nhiên, phải đến bậc THCS, chương trình mới bắt đầu cho học sinh làm quen với văn nghị luận. Lớp 6 chủ yếu là yêu cầu đọc hiểu văn nghị luận, còn viết VB nghị luận chỉ yêu cầu “bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm”. Trong sách Ngữ văn 6 (bộ Cánh Diều), chỉ có 1/10 bài viết yêu cầu nêu ý kiến của mình về hiện tượng đời sống như: Tại sao phải trồng nhiều cây xanh; tại sao cần tiết kiệm nước ngọt... Phần thực hành viết, học sinh chỉ làm quen với đề văn: “Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?” (bài 8). Để học sinh có thể viết được bài nghị luận này thì trong phần đọc hiểu trước đó, các em đã được đọc hiểu các VB về vật nuôi như “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” và “Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?”. Như thế yêu cầu viết bài nghị luận ở đây không có gì khó cả.