Bộ test nhanh covid bán ở đâu

Một bộ kit test nhanh COVID-19 được nhập khẩu về Việt Nam - Ảnh: THANH HƯƠNG

Theo ông Đặng Hồng Anh, nếu Chính phủ cử bộ phận liên hệ trực tiếp với các đơn vị ở nước ngoài, với số lượng mua lên đến 100 triệu test, giá bán sẽ còn khoảng 1 USD, dưới 25.000 đồng/test. 

Trong khi các địa phương đấu thầu các test này khoảng 70.000 - 80.000 đồng. Nếu giảm được 50.000 đồng/test, 100 triệu test giảm được 5.000 tỉ đồng...

Giá loạn cào cào

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-9, ông Đặng Hồng Anh cho biết Bộ Y tế đã công bố về các sinh phẩm, trang thiết bị y tế để xét nghiệm SARS-CoV-2... Với mức giá công bố này, các doanh nghiệp nhập khẩu cộng thêm nhiều chi phí, song giá vốn chỉ khoảng 50.000 đồng. Nếu mua trực tiếp từ nhà sản xuất số lượng lớn, giá sẽ rẻ hơn rất nhiều. 

Theo ông Anh, các nhà sản xuất tại Đức, châu Âu và kể cả Mỹ đều bán giá gốc dưới 1,5 USD.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chủ hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam cho biết có thể cung cấp test nhanh xét nghiệm loại sản xuất ở Hàn Quốc với giá 60.000 đồng/test [loại không thuế], nếu nhập khẩu chính ngạch, giá sẽ cao hơn chút đỉnh.

Theo ghi nhận, kit test nhập khẩu về Việt Nam đang có rất nhiều mức giá. Vừa qua đã có tình trạng giảm giá liên tục, đặc biệt là một số kit nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... 

So với giá kê khai trên cổng công khai giá của Bộ Y tế, giá bán kit test sẽ tùy thuộc vào số lượng mua và sẽ được giảm nhiều nếu mua sỉ. Đặc biệt, giá bán lẻ rẻ hơn nhiều so với giá kê khai. Cụ thể loại test kê khai giá 160.000 - 198.000 đồng/test nhưng giá bán lẻ chỉ 150.000 đồng, bán sỉ 130.000 đồng, mua nhiều lại một mức giá khác nữa.

Giá test loạn cào cào nên giám đốc một sở y tế khu vực phía Nam đã phàn nàn trong cuộc họp trực tuyến do Bộ Y tế tổ chức, là tỉnh này sử dụng test nhanh cho công nhân nhưng không biết giá nào hợp lý bởi xem trên cổng công khai giá thì giá rất cao, đơn vị bán test lại tiếp thị giá rất thấp, sở y tế dù thấy giá thấp cũng không biết chuẩn chưa vì không có cơ sở so sánh.

Giá rẻ dần theo số lượng

Liên hệ với một doanh nghiệp nhập khẩu bộ xét nghiệm nhanh từ Hàn Quốc có mức giá công bố cập nhật 128.000 đồng/test [giá đã công bố trước đó là 198.000 đồng/test], đại diện doanh nghiệp này cho hay hiện cung cấp 2 loại test nhanh, loại dùng cho chuyên gia ngoáy dịch tỵ hầu và loại tự sử dụng vừa được Bộ Y tế cấp giấy phép mang tên Home test.

Về giá cả, vị này cũng cho hay giá bán thực tế thấp hơn nhiều so với giá công bố, song doanh nghiệp này không bán trực tiếp cho khách mà bán qua đại lý. Tùy theo lợi nhuận, các đại lý sẽ bán loại test tỵ hầu chênh lệch 5.000 - 7.000 đồng/test, có nơi thành 95.000 đồng/test, song có nơi sẽ bán 100.000 đồng/test. 

Còn đối với loại ngoáy mũi Home test, giá bán sẽ cao hơn loại ngoáy tỵ hầu 5.000 - 10.000 đồng/test. Để mua hàng trực tiếp, vị đại diện của doanh nghiệp này giới thiệu chủ đại lý tên S..

Ông S. cho hay với loại lấy dịch tỵ hầu mà các lực lượng y tế đang sử dụng, giá 91.000 đồng/test nếu lấy dưới 5.000 test, lấy 10.000 test còn 89.000 đồng/test. Còn với loại Home test tự dùng, đại lý này bán với giá từ 105.000 - 110.000 đồng/test, tùy theo số lượng và các mức giá trên đã bao gồm VAT, phí vận chuyển.

Sao không đấu thầu tập trung?

Hôm 23-9, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra các vi phạm về giá dịch vụ chẩn đoán nhanh và xét nghiệm PCR, việc sản xuất, kinh doanh sinh phẩm, thuốc... nhằm phòng chống việc đầu cơ, tăng giá, bán hàng giả, hàng nhái...

Bộ Y tế cho biết có cập nhật giá trên trang dmec.moh.gov.vn. Tuy nhiên giá này do doanh nghiệp công bố và tự chịu trách nhiệm, kit test và các trang thiết bị y tế không thuộc danh mục quản lý giá [trong khi thuốc thuộc nhóm này và có quy định rất rõ về đàm phán giá, đấu thầu tập trung giúp giảm giá].

Nhu cầu sử dụng kit test xét nghiệm tăng rất cao và tỉ lệ rất lớn trong số này là sử dụng ngân sách nhà nước để mua. Tại sao không đàm phán giá, đấu thầu tập trung để giá kit test hợp lý hơn, hoặc có hình thức cạnh tranh để giá phù hợp hơn? Câu hỏi này xin gửi tới Bộ Y tế.

"Cần cơ chế cởi mở hơn"

Nhân viên y tế phường 5, quận Gò Vấp hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 nhanh tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện thị trường có 1 loại test nhanh kháng nguyên sản xuất trong nước được cấp phép và 20 sản phẩm test nhanh kháng nguyên nhập khẩu từ nước ngoài [loại đã được cấp phép], với mức giá dao động từ gần 80.000 - 200.000 đồng/test. Với test PCR, thị trường có 5 sản phẩm trong nước với giá khoảng 180.000 - 470.000 đồng và 25 sản phẩm nhập khẩu giá 250.000 - 600.000 đồng/test.

Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết trước 20-8, giá test nhanh cao hơn, nhưng đến 25-9 đã có nhiều đơn vị giảm giá, giảm 20.000 - 70.000 đồng/test. Do giá test nhiều mức, có tình trạng mỗi đơn vị một giá test khác nhau; cùng dịch vụ test nhanh cho tài xế xe luồng xanh, có nơi thu 70.000 đồng, có nơi thu 200.000 đồng và có nơi cao hơn nữa.

Ông Đặng Hồng Anh đề xuất cần có một cơ chế cởi mở hơn để các doanh nghiệp nhập khẩu. "Ví dụ bộ xét nghiệm nhanh đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] cấp phép rồi thì Việt Nam nên cho phép nhập khẩu. Còn hiện nay cơ chế xin - cho nên phải xin giấy phép mới nhập được. Đôi khi nhà nhập khẩu độc quyền sản phẩm của hãng sẽ bán đắt hơn" - ông Anh nói.

TP.HCM tiếp nhận 4 triệu kit test COVID-19

LAN ANH - NGỌC HIỂN

Bảng niêm yết giá kit xét nghiệm nhanh COVID-19 tại một cửa hàng thuốc Long Châu ở Hà Nội chiều 4-3 - Ảnh: NAM TRẦN

Số ca nhiễm COVID-19 tại nhiều tỉnh thành cũng như ở TP.HCM, Hà Nội đang gia tăng, từ đó nhu cầu người dân mua bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tăng theo trong tình hình bình thường mới. Và tình trạng loạn giá, khan hàng đã xảy ra.

Các cơ quan y tế cần làm gì để dẹp tình trạng ghim hàng, đầu cơ?

Tăng chóng mặt, 2 ngày tăng hơn 20.000 đồng/kit

Ông Nguyễn Trung Tín [ngụ phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM] cho biết cách đây 3 ngày ông đi mua bộ xét nghiệm nhanh loại Humasis COVID-19 Ag Test của Hàn Quốc tại một tiệm thuốc tây với giá 89.000 đồng, thế nhưng hôm nay ông Tín mua cùng loại trên thì giá đã lên 110.000 đồng. 

"Giá tăng lên chóng mặt, hơn 20.000 đồng/kit. Tôi mua bộ xét nghiệm về tự test cho tiện lợi và an toàn mà giá cao muốn ngang với chi phí đi xét nghiệm tại những cơ sở y tế", ông Tín chia sẻ.

Tại một hiệu thuốc trên đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh [TP.HCM], chúng tôi được người bán giới thiệu 2 sản phẩm xét nghiệm nhanh gồm Humasis COVID-19 Ag Test và GenBody COVID-19 Test của Hàn Quốc đồng giá 110.000 đồng/kit. 

"Giờ tất cả loại kit đều tăng giá liên tục do các đơn vị nhập về tăng giá nên giá bán cho khách cũng phải tăng theo. Hàng bây giờ đứt nguồn nhiều, bên anh chỉ còn mấy loại này, em đi đâu giá cũng vậy thôi", người bán tại tiệm thuốc này cho hay.

Dọc tuyến đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, hầu hết các hiệu thuốc đều bán một loại kit xét nghiệm vì nguồn hàng khan hiếm. Hỏi mua hàng tại nhà thuốc TH, chúng tôi được cung cấp bộ RAPID Antigen Test với giá 95.000 đồng/kit. 

"Giờ bên chị chỉ nhập và bán loại này thôi vì nó rẻ. Những loại khác hiếm hàng giá cao quá, khách mua họ cũng ngán tiền", người này nói.

Khác với các nhà thuốc nhỏ lẻ, tại các hiệu thuốc lớn như Pharmacity, giá bán bộ xét nghiệm nhanh được niêm yết trên toàn hệ thống, dù không lên xuống liên tục nhưng mức giá cũng khá cao với 110.000 đồng/kit.

Không chỉ tại các nhà thuốc, thị trường bộ xét nghiệm nhanh bán online cũng "hét giá" khá cao khi trước đây chỉ ở mức 60.000 - 70.000 đồng/kit thì nay đã lên 85.000 - 105.000 đồng/kit. 

"Chi phí vận chuyển mỗi lúc mỗi khác, đang gãy nguồn hàng nên phí nhập giờ khá cao, mua đi bán lại, sang tay nhiều lần nên cứ qua mỗi người thì giá lại lên. Mình phải tăng giá bán cho khách mới có thể lời", một người bán online kit xét nghiệm chia sẻ.

Người dân mua kit xét nghiệm tại một nhà thuốc tây trên đường Hai Bà Trưng [quận 1, TP.HCM] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các nhà thuốc phải niêm yết giá

Theo chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai, thời gian qua sở đã nhận được phản ảnh từ các đơn vị y tế với nội dung giá kit xét nghiệm nhanh COVID-19 không ổn định và có chiều hướng tăng cao. 

Việc tăng giá bán từ các công ty cung ứng kit cùng với việc nguồn cung cấp hàng không đáp ứng, có hiện tượng ghim hàng, tăng giá bán… Từ đó dẫn đến các cơ sở y tế gặp khó khăn. Sở đã có công văn gửi Bộ Y tế và các đơn vị liên quan để xem xét và chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết tình trạng này.

"Trong thời gian tới thanh tra Sở Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Quản lý thị trường, Phòng cảnh sát kinh tế TP thường xuyên tổ chức kiểm tra, tránh các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm kit xét nghiệm nhanh trên thị trường để đầu cơ, ghim hàng", bà Mai chia sẻ. 

Đồng thời nói thêm: Sở Y tế cũng kiến nghị Sở Công thương xem xét việc tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất kit xét nghiệm nhanh. Từ đó các đơn vị trong nước có thể tự sản xuất hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường tại TP.HCM.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đã chủ động họp với các bộ ngành liên quan và gần 100 doanh nghiệp được Bộ Y tế cấp phép bán bộ xét nghiệm COVID-19. Triển khai tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tránh việc găm hàng, nâng giá. 

Bộ cũng yêu cầu doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện công khai giá bán buôn, bán lẻ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, yêu cầu đại lý thứ cấp như nhà thuốc phải thực hiện niêm yết giá bán lẻ.

Nhân viên y tế Bùi Thị Luân chuẩn bị kit xét nghiệm để ứng phó tình huống học sinh nghi mắc COVID-19 tại phòng cách ly Trường THCS Võ Trường Toản, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Test mãi mới ra 2 vạch!

Đó là trường hợp chị N.T.T.N. [quận 12, TP.HCM] gặp phải khi xét nghiệm nhanh COVID-19 cho con trai học lớp 10. Chị N. kể: khi lớp con chị có bạn bị F0 và cháu trở thành F1 phải nghỉ học ở nhà. Vài ngày sau cháu có biểu hiện ho, sốt, đau họng, chị N. ra nhà thuốc gần nhà mua 2 bộ xét nghiệm.

Ngày đầu chị xét nghiệm cho con nhưng chỉ lên 1 vạch - âm tính. Nghi ngờ mình làm không đúng cách, hôm sau chị N. cẩn thận làm xét nghiệm lại cho con nhưng vẫn lên 1 vạch. Trong khi đó, cậu con học lớp 10 vẫn đang sốt đến 38,5 độ và ho sù sụ.

Nghi ngờ bộ xét nghiệm kém chất lượng, chị N. ra nhà thuốc lớn mua một bộ kit xét nghiệm khác do một hãng dược lớn của Đức sản xuất. Khi xét nghiệm lại cho cậu con trai lớp 10, kết quả lên 2 vạch rõ mồn một.

"Thật sự là trên thị trường hiện nay có nhiều nhà thuốc bán một số loại kit xét nghiệm nhanh COVID-19 kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc của những nhà sản xuất không uy tín, do đó việc xét nghiệm cho ra kết quả sai.

Tôi nghĩ các nhà thuốc nên có tâm, dù giá rẻ hay mắc cũng nên bán hàng chất lượng để người dân được nhờ. Chứ như con tôi mà không xét nghiệm lại, cho cháu đi học, khi ấy sẽ lây bệnh cho các bạn khác. Như vậy là làm lây lan dịch rồi!", chị N. chia sẻ thêm.

Đ.T.

Không nên xét nghiệm thường xuyên

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] - cho biết việc người dân tự thực hiện xét nghiệm tại nhà đã như thói quen khi áp dụng phương án thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Trong tình hình hiện nay, để tiết kiệm chi phí cho những lần xét nghiệm, người dân có thể thực hiện mẫu gộp. Tuy nhiên phải tùy vào hoàn cảnh, cần có quyết định hợp lý dựa vào đánh giá dịch tễ.

"Trong một gia đình nếu xét nghiệm mẫu gộp nên thực hiện gộp 2-3 người để phạm vi xác định bệnh khi có ca dương sẽ nhỏ hơn. Nếu gộp càng nhiều khi có một ca dương thành ra mỗi người phải tự thực hiện xét nghiệm lại, sẽ vất vả và tốn kém chi phí", ông Phu nói.

Ngoài ra, ông Phu cho rằng khi gộp mẫu nên chọn những người có triệu chứng, yếu tố nguy cơ cao để gộp chung, tách riêng với mẫu gộp những người không triệu chứng, ít nguy cơ. Như vậy, việc thực hiện xét nghiệm gộp sẽ đảm bảo hiệu quả hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đã từng có hướng dẫn để người dân xét nghiệm nhanh mẫu gộp, tuy nhiên thời điểm đó nhu cầu sử dụng xét nghiệm nhanh chưa cao như hiện nay.

"Trong một gia đình có thể xét nghiệm nhanh mẫu gộp 2 người. Với biến chủng Omicron, chu kỳ lây nhiễm là 2-3 ngày, như vậy chỉ cần xét nghiệm 2-3 ngày một lần sẽ giảm được nhu cầu sử dụng và tiết kiệm chi phí", ông Tuyên nói.

Theo các chuyên gia y tế, người dân không nên xét nghiệm thường xuyên, chỉ nên thực hiện sau 3-4 ngày tiếp xúc với nguồn lây. Nếu người dân không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0. Còn các trường hợp khác chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau họng…

Khi đó việc xét nghiệm nhanh là để khẳng định có bị nhiễm COVID-19 hay không để có hướng điều trị, xử lý cũng như báo với các cơ sở y tế địa phương theo dõi nhằm tránh lãng phí vào việc mua kit xét nghiệm nhanh không cần thiết.

Đa số nhà thuốc không niêm yết giá

Nhiều nhà thuốc lẻ ở Hà Nội vẫn bán kit xét nghiệm nhanh COVID-19 theo nhu cầu thị trường và không có bảng niêm yết giá - Ảnh: NAM TRẦN

Tại Hà Nội, nhiều nhà thuốc vẫn chưa niêm yết giá bán kit xét nghiệm nhanh COVID-19 sau yêu cầu của Bộ Y tế.

Ghi nhận tại một hiệu thuốc trên đường Trần Đăng Ninh [Cầu Giấy, Hà Nội], cửa hàng này chưa treo biển niêm yết giá bộ xét nghiệm nhanh COVID-19. Nhân viên nhà thuốc này cho biết hiện đang bán bộ xét nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ với giá 75.000 đồng/bộ.

Tương tự, việc không niêm yết giá cũng có tại một nhà thuốc ở đường Mai Dịch [Cầu Giấy]. Khi được hỏi về giá bán của các loại kit xét nghiệm nhanh, nhân viên tại đây cho biết cửa hàng đang có sẵn loại của Trung Quốc với giá 85.000 đồng/bộ.

Trước câu hỏi tại sao nhà thuốc không treo biển niêm yết giá trước cửa hàng để người mua tiện nắm bắt, nhân viên trên bắt đầu đề phòng và trả lời "cửa hàng đang tạm hết kit xét nghiệm nhanh".

Một nhà thuốc khác trên đường Đội Cấn [Ba Đình] cũng chỉ treo một tấm biển thông báo có nội dung: "Điểm bán xét nghiệm nhanh COVID-19, đã đăng ký với Sở Y tế Hà Nội" mà không có biển niêm yết giá. Khi được hỏi, nhân viên hiệu thuốc trên giới thiệu cửa hàng đang bán kit của Trung Quốc với giá 65.000 đồng/bộ.

"Hàng Trung Quốc tốt mà, cửa hàng nhà em bán hàng công ty chứ không bán hàng trôi nổi đâu, anh yên tâm", nhân viên nhà thuốc này nói.

Một hiệu thuốc khác trên đường Nguyễn Khả Trạc [Cầu Giấy] lại bán 1 bộ xét nghiệm của Trung Quốc với giá 70.000 đồng và cũng không niêm yết giá ngoài cửa hàng.

Tại hai hệ thống nhà thuốc lớn ở Hà Nội là FPT Long Châu và Pharmacity đều đang bán loại kit xét nghiệm có thương hiệu Humasis với giá 110.000 đồng/bộ. Cách đây chưa đầy một tuần, nhà thuốc FPT Long Châu từng bán bộ xét nghiệm Humasis với giá 120.000 đồng/bộ với khách hàng mua lẻ.

Theo ghi nhận, hiện còn nhiều nhà thuốc chưa niêm yết giá bán theo quy định. Tuy nhiên cũng có một số ít nhà thuốc lớn đã bắt đầu dán biển công khai giá bán.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 4-3, ông Chu Xuân Kiên - cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội - cho biết hiện nay cục đã triển khai nhiều biện pháp để kiểm tra, giám sát việc các nhà thuốc bán bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 không đúng giá, không niêm yết giá theo quy định.

"Về việc kiểm tra các nhà thuốc không niêm yết giá bộ xét nghiệm nhanh COVID-19, Hà Nội đã có chủ trương thực hiện, giám sát hơn một tuần nay. Hiện nay lực lượng quản lý thị trường đã đi các nhà thuốc để kiểm tra, đơn vị nào không tuân thủ sẽ xử lý nghiêm", ông Kiên nói.

PHẠM TUẤN

Bộ Y tế làm gì khi giá kit "nhảy múa"?

Trả lời báo chí trước thông tin khan hiếm và giá "nhảy múa" của bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 trên thị trường hiện nay, vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế [Bộ Y tế] Nguyễn Minh Lợi cho rằng Bộ Y tế khuyến cáo người sử dụng cần nghiên cứu kỹ và thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Người dân tránh mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, đồng thời tránh việc mua và sử dụng bộ xét nghiệm khi chưa có nhu cầu, gây lãng phí không cần thiết, ảnh hưởng đến thị trường.

Trường hợp cần thiết sử dụng, để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, ông Lợi khuyến cáo người dân chỉ nên mua, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và giấy phép nhập khẩu, có nhãn mác đầy đủ thông tin theo quy định và có tài liệu hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

Riêng việc giá bộ xét nghiệm nhanh "nhảy múa" những ngày qua, có tình trạng khan hiếm hàng ở một số nơi, Bộ Y tế cho biết hơn một tuần trước bộ đã có cuộc làm việc trực tuyến với các đơn vị sản xuất và nhập khẩu bộ xét nghiệm [hiện có 169 loại xét nghiệm nhanh đã được cấp giấy phép], đề nghị triển khai đồng bộ các biện pháp. Trong đó bộ đề nghị các đơn vị chủ động đẩy mạnh sản xuất, nhập khẩu phục vụ nhu cầu.

Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành nhằm phối hợp chỉ đạo các đơn vị chủ động hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cung ứng trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị y tế.

Ngoài ra, bộ yêu cầu các địa phương phối hợp chỉ đạo cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 bất hợp lý.

Để tăng cường các biện pháp nhằm ổn định giá bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 trên thị trường, Bộ Y tế cũng cho biết sẽ phối hợp với cơ quan quản lý giá, quản lý thị trường, hải quan và các đơn vị liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra một số đơn vị về việc kê khai và công khai giá bán theo quy định.

Từ đó đảm bảo giá bán ra phù hợp với các chi phí đầu vào, không bán qua nhiều cấp trung gian, tăng giá bất hợp lý để đảm bảo bình ổn giá bán trên thị trường.

L.ANH

Dịch gia tăng, TP.HCM yêu cầu tiêm vắc xin "thần tốc hơn nữa"

Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu [quận 3, TP.HCM] được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chiều 4-3, UBND TP.HCM có văn bản khẩn về tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khi thời gian gần đây tình hình dịch ở TP.HCM đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt hiện nay chủng Omicron chiếm ưu thế. Dự báo trong thời gian tới có thể xuất hiện thêm chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh và trường học.

UBND TP đề nghị các sở ban ngành, các quận huyện và TP Thủ Đức thực hiện nghiêm nghị quyết số 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; thực hiện nghiêm và hiệu quả các biện pháp y tế.

Các quận huyện cần tăng cường triển khai hiệu quả, đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại cộng đồng, trong khu công nghiệp, trường học theo các quy trình đã hướng dẫn.

Đồng thời phối hợp tổ chức tiêm vắc xin "thần tốc hơn nữa", chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc xin cho trẻ 5 - 11 tuổi ngay khi Bộ Y tế có hướng dẫn. Tiếp tục chỉ đạo triển khai mạnh mẽ chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.

THẢO LÊ

Hà Nội 21.395 ca

Tính từ 16h ngày 3-3 đến 16h ngày 4-3, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 125.587 ca COVID-19 mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 125.568 ca ghi nhận trong nước [tăng 6.788 ca so với ngày trước đó]. Các tỉnh, TP ghi nhận ca bệnh cao như: Hà Nội [21.395], Nghệ An [6.657], Bắc Ninh [6.011]...

Hệ thống cũng ghi nhận 97 ca tử vong, tại Hà Nội là 18, Nam Định [14 ca trong 2 ngày], Quảng Nam [9]...

Kit xét nghiệm lậu được bán ngày càng nhiều

Ngày 4-3, ông Trần Hữu Linh - tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường [QLTT], Bộ Công thương - cho biết những vi phạm liên quan đến mặt hàng kit xét nghiệm nhanh COVID-19, các sản phẩm điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19 được thu giữ với số lượng ngày càng lớn trong thời gian gần đây.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa nhập lậu và vi phạm không niêm yết giá tại nhà thuốc, vi phạm nhãn hàng hóa. Năm 2021, lực lượng QLTT đã kiểm tra 23 vụ, xử lý 18 vụ, xử phạt 457,5 triệu đồng; tịch thu 6.245 bộ xét nghiệm COVID-19, với trị giá 337 triệu đồng.

Tuy nhiên chỉ tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2022, lực lượng QLTT đã kiểm tra gần 100 vụ, phát hiện, xử lý 46 vụ, xử phạt vi phạm hành chính trên 500 triệu đồng, với trị giá hàng vi phạm trên 5 tỉ đồng.

Chỉ trong 3 ngày đầu tháng 3 lực lượng chức năng đã phát hiện những vụ vi phạm lớn, như việc thu giữ 1.500 que test nhập lậu tại Quảng Ninh, thu giữ trên 2.700 test và 87 hộp thuốc giới thiệu là điều trị COVID-19 tại Thái Nguyên; thu giữ 3.000 hộp thuốc điều trị COVID-19 nhãn Liên hoa thanh ôn không rõ nguồn gốc tại Hà Nội...

Đáng chú ý, ông Linh cho hay hành vi không niêm yết, công khai giá là một trong những hành vi vi phạm phổ biến được lực lượng chức năng phát hiện. Đặc biệt những người kinh doanh nhỏ lẻ, không phải là cơ sở kinh doanh vật tư y tế.

Hàng hóa được cất giấu tại nơi ở, bán hàng trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook..., không có kho hàng hay cửa hàng cụ thể, chỉ tiếp nhận đặt hàng online và phân tán hàng hóa nhiều nơi. Họ cũng chỉ giao hàng với số lượng dè dặt và nhỏ lẻ, khó xác định được kho hàng... gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát.

Theo ông Linh, Tổng cục QLTT đã và đang chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo đối với toàn lực lượng trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là các mặt hàng kit xét nghiệm liên quan đến niêm yết, công khai giá, bán đúng giá niêm yết.

N.AN

CẨM NƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề