Bơm ga máy lạnh xe hơi bao nhiêu tiền

• Nhưng trước hết, Công ty điện lạnh Hùng Cường chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về nguyên lý hoạt động của hệ thống máy lạnh ô tô. Theo TS. Trần Văn Ngữ, Trường ĐH Bách Khoa HCM, hệ thống lạnh có cùng nguyên lý hoạt động. Máy bao gồm 4 bộ phận chính: máy nén, dàn ngưng, dàn bay hơi và van tiết lưu hay ống mao dẫn.

• Máy nén lạnh cũng giống như máy nén để bơm xe, làm nhiệm vụ nén gas lạnh [môi chất lạnh] từ áp suất thấp trong dàn bay hơi [dàn lạnh] lên áp suất cao trong dàn ngưng [dàn nóng]. 

• Trong các máy nhỏ, máy nén cùng động cơ điện được đặt trong cùng một vỏ sắt và được hàn kín thành một khối đặt phía sau máy. Cả khối đó thường được gọi là blốc của máy.

• Dàn bay hơi hay thường gọi là dàn lạnh thực chất là các ống đồng hoặc nhôm mà gas lạnh đi trong đó.
Trong dàn lạnh, gas lạnh sẽ sôi ở nhiệt độ thấp và tiến hành làm lạnh các sản phẩm đặt trong dàn. Nhiệt độ sôi trong đó phụ thuộc vào nhiệt độ cần làm lạnh. 

• Thí dụ đối với máy lạnh ô tô, nhiệt độ sôi chỉ khoảng 50C, tủ lạnh thông thường nhiệt độ sôi từ - 10 đến –200C ...

• Dàn ngưng hay thường gọi dàn nóng, cũng thường là các ống đồng hoặc nhôm mà gas lạnh đi trong đó. Ở đây quá trình ngược lại với trong dàn lạnh, gas lạnh từ trạng thái hơi [áp suất cao và nhiệt độ cao] nhả nhiệt ra không khí và biến thành trạng thái lỏng giống như nước, nhưng ở áp suất cao [gần giống quá trình chưng cất rượu]. 

• Nhiệt độ ở dàn ngưng phụ thuộc vào khả năng làm mát của dàn. Nhiệt độ không khí càng thấp, không khí lưu thông tốt thì nhiệt độ ngưng càng thấp và máy lạnh làm việc càng hiệu quả.
 


Những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống điện lạnh trên ô tô

» Trong quá trình làm việc,hệ thống xuất hiện một lượng nước ngưng tụ, a xít được hình thành và nó có thể gây tắc ẩm,ăn mòn làm hỏng các bộ phận,chi tiết của hệ thống lạnh

» Các chất bẩn, mạt kim loại quá nhiều trong phin lọc gas, lá tản nhiệt dẫn tới việc hệ thống lạnh có thể bị tắc, làm giảm khả năng tỏa nhiệt,dễ gây mọt thủng dàn ngưng,đồng thời sẽ gây ồn khi sử dụng

» Dầu bôi trơn bị thất thoát hoặc biến chất sẽ làm cho máy nén[lốc]không được bôi trơn đầy đủ dẫn đến việc máy nén bị mài mòn quá mức, bó kẹt

» Gas lạnh có khả năng thẩm thấu qua một số chi tiết của hệ thống máy lạnh, dẫn đến hiện tượng thiếu gas làm công suất lạnh giảm;và máy nén[lốc] luôn phải làm việc ở chế độ tải giới hạn làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu của xe, Cần tìm một dịch vụ nạp gas ô tô uy tín - chất lượng để khắc phục sự cố

» Thêm vào đó,dàn lạnh bẩn luôn là điền kiện tốt để nấm và vi khuẩn phát triển.Không chỉ gây ra mùi khó chịu mà còn là nguyên nhân của bệnh hen suyễn,viêm phổi và các bệnh lây nhiễm

Các bước kiểm tra hệ thống lạnh trên ô tô

♦ Bước 1: Dây curoa của máy nén được căng đúng mức quy định,không bị mòn khuyết,tước sợi,chai bóng và phải thẳng hàng với các buli truyền động…

♦ Bước 2: Chân gắn máy nén được siết đủ cứng vào thân động cơ,không bị nứt,vỡ, lỏng…

♦ Bước 3: Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mòn khuyết,xì hơi và được bố trí xa các bộ phận di động…

♦ Bước 4: Phốt của trục máy nén phải kín. Nếu bị hở sẽ nhận thấy dầu quanh trục máy nén,trên mặt buli và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén…

♦ Bước 5: Mặt ngoài giàn nóng sạch sẽ bảo đảm thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí,không áp sát vào két nước động cơ

♦ Bước 6: Quan sát tất cả ống,các hộp dẫn khí,các cửa cánh gà cũng như hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí,các bộ phận này phải thông suốt hoạt động nhạy,nhẹ và tốt.

♦ Bước 7: Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch,không được bám bụi bẩn.Thông thường nếu có mùi hôi trong khí lạnh thổi ra chứng tỏ giàn lạnh đã bị bám bụi bẩn

♦ Bước 8: Động cơ điện quạt gió lồng sốc hoạt động tốt chạy đầy đủ mọi tốc độ quy định. Nếu không đạt yêu cầu này,cần kiểm tra tình trạng chập mạch của các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió

♦ Bước 9: Các bộ lọc không khí phải thông sạch.

♦ Bước 10: Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh,trên đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất lạnh.Vì khi môi chất lạnh xì ra khéo theo dầu bôi trơn.

Giá cả cho mỗi lần nạp gas điều hòa ô tô là bao nhiêu? Những loại gas thường được dùng cho điều hòa ô tô? Quy trình nạp gas được diễn ra như thế nào?... là những câu hỏi mà người dùng thường đặt ra mỗi khi bảo dưỡng máy lạnh ô tô.

Vậy bài viết sau đây, Tuning.vn sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu xem về những điều cần biết về bảo dưỡng máy lạnh ô tô. Qua đó giúp bạn trả lời những câu hỏi trên để có thêm cho mình những thông tin hữu ích.

I. Nạp gas điều hòa ô tô thường sử dụng loại nào?

Hiện nay, có khá nhiều loại gas được sử dụng cho điều hòa ô tô. Tuy nhiên, có 3 loại gas được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay là R22, R32 và R410A.

1. Loại gas máy lạnh R22

Là hợp chất hydrocloflocácbon [HCFC]. Nó còn được biết tới với mã HCFC-22, Freon 22 hay Genetron 22.

Đây là loại gas được áp dụng đầu tiên trên điều hòa ô tô và máy lạnh thông thường. Gas R22 được rất nhiều người tin dùng bởi các ưu điểm như dễ bảo trì, không gây cháy nổ, không độc hại, cũng như giá thành của loại gas này khá rẻ.

Tuy nhiên, gas R22 lại gây hại tới tầng ozone. Vậy nên, theo lộ trình phát triển thì sau năm 2040, gas R22 sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường. Đồng thời, gas R22 tuy không độc hại nhưng nếu nồng độ gas trong không khí quá cao, cũng có thể khiến người xung quanh khó thở.

2. Loại gas máy lạnh R32

Là một chất Difluoromethane, hay còn biết tới với mã HFC-32. Đây là loại gas mới nhất thị trường hiện nay, và chúng được sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản. Gas R32 được sản xuất nhằm thay thế cho loại gas R22 và R410A. Gas R32 có những ưu điểm vượt trội như:

  • An toàn: Đạt tiêu chuẩn khí thải GWP, thấp hơn nhiều lần so với gas R410. Cụ thể, gas R22 là 550 và R410A là 1980. Gas R32 giảm thiểu lượng khí thải lên tới 75%, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay, hạn chế tình trạng gia tăng nhiệt dẫn tới hiệu ứng nhà kính và sự tổn hại của tầng ozone.
  • Tiết kiệm: Dù khác nhau về công thức nhưng R32 vẫn có áp suất tương đồng với gas R410A, nên chúng vẫn có thể sử dụng chung với các thiết bị lắp đặt. Người dùng chỉ cần thay đổi đồng hồ sạc gas điều hòa hoặc dây nạp gas là được.

3. Loại gas máy lạnh R410A

Gas R410A hay còn được biết tới với các mã là AZ-20, Forane 410A, EcoFluor R410, Genetron R410A, Puron, Freon 410A và Suva 410A. Gas R410A có thành phần hòa học tương tự với gas R22, và đây là sự lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho gas R22 với những lý do sau:

  • Khả năng làm lạnh tốt hơn gas R22 gấp 1.6 lần.
  • Làm lạnh sâu hơn, qua đó tiết kiệm năng lượng hơn.
  • Đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường do không ảnh hưởng tới tầng ozone.

Thế nhưng, loại gas R410A lại có mật độ bay hơi cao hơn so với mật độ của không khí. Vậy nên, nếu xảy ra tình trạng rò rỉ môi chất lạnh trong môi trường kín thì gas R410A sẽ nằm ở tầng thấp, nhẹ thì dẫn tới tình trạng thiếu oxy, nặng thì tạo thành khí độc nếu như tiếp xúc với lửa.

II. Lưu ý khi nạp gas máy lạnh trên ô tô

Mỗi loại gas trên đều sẽ có những đặc tính và hiệu suất làm lạnh khác nhau. Vậy nên, bạn cần phải biết rằng loại gas nào thích hợp với hệ thống lạnh xe ô tô của mình.

Khi nạp gas máy lạnh ô tô, bạn chỉ nên nạp một lượng vừa đủ, không được nạp quá ít hay nạp quá nhiều so với thông số quy định của nhà sản xuất xe. Bởi vậy nên, việc nạp gas hệ thống điều hòa ô tô thường được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm, hay các kỹ thuật viên ô tô. Đối với những người chưa có kỹ năng, không nên tự ý thực hiện công việc này.

Trong trường hợp bạn nạp gas điều hòa ô tô với lượng quá ít, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới toàn hệ thống lạnh ô tô. Khiến cho hệ thống hoạt điều kém hiệu quả, thậm chí là không thể làm lạnh hoặc làm lạnh rất chậm.

Đối với trường hợp nạp thừa gas cũng sẽ dẫn tới các tình trạng nguy hiểm cho hệ thống điều hòa, và  có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính an toàn của những người ngồi trên xe như gây nổ đường ống trong hệ thống.

III. Bảng giá nạp gas điều hòa xe ô tô

Giá nạp gas điều hòa xe ô tô thường đã bao gồm trọn gói. Nghĩa là giá này đã thanh toán toàn bộ tiền gas và tiền công trong suốt quá trình bảo dưỡng.

Hiện nay trên thị trường, giá nạp gas điều hòa ô tô thường nằm trong khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng. Điều này phụ thuộc vào số lượng gas cần nạp và loại gas. Các bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây [bảng giá tham khảo được tính theo mức trung bình]:

Có khá nhiều gara sửa chữa thực hiện công việc nạp gas thủ công, không có sự hỗ trợ từ máy móc. Điều này dẫn tới những sai lệch về thông số cho hệ thống máy lạnh ô tô.

Đối với những gara ô tô chuyên nghiệp, họ sẽ có một quy trình làm việc rõ ràng và mọi công đoạn đều được tiến hành kiểm tra một cách cẩn thận với các công cụ, máy móc hỗ trợ chuyên dụng.

Vậy nên, tốt hơn hết bạn cần phải tìm kiếm riêng cho mình một gara sửa hệ thống lạnh ô tô uy tín để tiến hành công việc này. Tránh tình trạng tiền mất tật mang.

IV. Quy trình nạp gas điều hòa ô tô chuyên nghiệp

Tại Tuning Service, chúng tôi thực hiện công việc nạp gas điều hòa ô tô theo một quy trình bài bản, qua đó giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo mọi thứ diễn ra một cách chính xác nhất. Quy trình nạp gas sẽ được tiến hành theo các bước sau đây:

1. Kiểm tra loại gas và lượng gas còn lại bên trong hệ thống lạnh:

Bước 1: Kỹ thuật viên tiến hành mở điều hòa và kiểm tra hoạt động trong môi trường có nhiệt độ trong khoảng 18 độ.

Bước 2: Tháo toàn bộ vỏ điều hòa, đồng thời nối một sợi dây đồng hồ vào bên van nạp gas. Dây còn lại sẽ được nối vào bình gas nhằm kiểm tra áp suất điều hòa.

2. Làm sạch đường ống bằng cách hút chân không:

Việc hút chân không sẽ loại bỏ hết bụi bẩn và các tạp chất bên trong hệ thống điều hòa. Khi hút chân không, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng các công cụ:

  • Máy hút chân không: nhằm hút sạch các chân không bên trong hệ thống.
  • Đồng hồ áp suất: kết nối giữa máy hút chân không và dàn nóng điều hòa ô tô.

3. Tiến hành hút chấn không:

Bước 1: Nối dầy đồng hồ với máy hút chân không.

Bước 2: Mở đồng thời van cao áp và thấp áp, khởi động bơm để hút chân không. Sau đó là kiểm tra áp suất hiển thị trực tiếp trên mặt đồng hồ [740 – 760mmHg], duy trì mức áp suất này và hút chân không trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.

Bước 3: Quan sát thông số hiển thị trên đồng hồ. Nếu nhận thấy các thông số hiện thị không chính xác, cần phải kiểm tra tình trạng rò rỉ, sau đó khắc phục và tiếp tục hút chân không.

Bước 4: Khóa cả hai van cao và thấp áp, tắt bơm và giữ nguyên trạng thái trong khoảng 5 phút để kiểm tra sự rò rỉ.

Bước 5: Tháo dây đồng hồ khỏi máy và hoàn tất quá trình hút chân không.

4. Xả không khí trong hệ thống:

Trước khi tiến hành nạp gas cho điều hòa ô tô, kỹ thuật viên sẽ xả không khí trong hệ thống đường ống. Bởi nếu như để gas lẫn trong không khí sẽ ảnh hưởng tới hệ thống làm mát.

5. Tiến hành nạp gas điều hòa ô tô:

Bước 1: Lắp van vào bình nạp gas.

Bước 2: Nạp gas từ phía cao áp.

Bước 3: Nạp gas từ phía thấp áp.

6. Kiểm tra lại toàn bộ và bàn giao xe cho khách hàng:

Sau khi đã hoàn tất quá trình kiểm tra và nạp gas. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điều hòa ô tô một lần nữa. Nếu nhận thấy mọi thứ đã hoàn hảo, sẽ tiến hành làm các thủ tục bàn giao xe cho khách hàng.

V. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống điều hòa ô tô

Để hệ thống điều hòa xe ô tô có thể hoạt động hiệu quả với tuổi thọ cao nhất, bạn nên cho hệ thống điều hòa hoạt động ít nhất khoảng 3p/tuần, bất kể nhiệt độ ngoài trời như thế nào. Điều này sẽ giúp cho các đường ống, van và máy bơm được bôi trơn, tránh tình trạng bị khô dẫn tới rò rỉ.

Bất kể khi nào mang xe đi bảo dưỡng, hãy yêu cầu các kỹ thuật viên kiểm tra và đo mức chất làm lạnh cũng như nạp gas điều hòa ô tô thêm nếu cần thiết. Kiểm tra và bảo dưỡng lại toàn bộ hệ thống điều hòa ít nhất 1 lần/năm, đặc biệt là trước những mùa nắng nóng.

Vệ sinh tấm lưới lọc điều hòa định kỳ. Điều này sẽ giúp khả năng làm lạnh được diễn ra một cách hiệu quả và ổn định. Việc vệ sinh hệ thống máy lạnh ô tô khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần mở nắp máy lạnh và sử dụng súng xịt hơi để thôi bụi bẩn ra ngoài.

> Các bạn có thể xem thêm: Nguyên nhân điều hòa có mùi gas

Vậy nếu bạn đang cần nạp gas điều hòa ô tô học điều hòa đang gặp trục trặc, hãy liên hệ ngay với Tuning Garage chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. Tuning Service hận hạnh được phục vụ quý khách!.

Nạp gas điều hòa ô tô bao nhiêu là đủ?

Bạn có thể kiểm tra công suất lạnh ở phần thông số kỹ thuật. Các máy lạnh gia đình thường có công suất lạnh dao động từ 9.000 - 18.000 BTU/h. Từ công suất lạnh, chúng ta có thể suy ra áp suất gas tiêu chuẩn. Ví dụ: Công suất lạnh 9.000 BTU/h = áp suất gas 75 PSI; công suất lạnh 18.000 BTU/h = áp suất gas 80 PSI.

Vệ sinh máy lạnh xe ô tô giá bao nhiêu?

Hiện nay đa phần các chủ xe chọn cách vệ sinh dàn lạnh ô tô nội soi để tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế các rủi ro trong quá trình vệ sinh. Giá vệ sinh máy lạnh ô tô chỉ từ 400.000 – 600.000 đồng/lần. Trong trường hợp kết hợp vệ sinh luôn cả dịch vụ vệ sinh nội thất xe thì giá chỉ từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng/lần.

Bơm gas điều hòa xe ô tô dùng được bao lâu?

Khi thừa hoặc thiếu gas lạnh, điều hòa hoạt động kém hiệu quả, tiêu tốn nhiên liệu có thể dẫn tới những hư hỏng trong hệ thống làm mát. Vì thế, các chuyên gia ô tô khuyến cáo nên bảo dưỡng định kỳ gas điều hoà sau 1 năm sử dụng hoặc sau 20.000 – 30.000 km vận hành.

Điện điện lạnh ô tô là gì?

Điện lạnh ô tô là gì? Hệ thống điện lạnh trên ô tô là hệ thống không thể thiếu trên xe ô tô hiện nay. Hệ thống này giúp người dùng luôn có những phút giây thư giãn trong không gian xe. Hệ thống giúp duy trì nhiệt độ thoải mái, làm giảm độ ẩm không khí, giúp động cơ được bền bỉ hơn.

Chủ Đề