Buồn vì thi trượt lái xe

Trước mỗi kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô B2 hoặc C đều có một đợt tập xe cảm biến trước khi thi hay còn gọi là thi thử xe sát hạch trước ngày thi để tăng tỉ lệ thi đậu của thí sinh lên cao nhất có thể.

Cách thi đậu bằng lái xe trong lần đầu tiên


Thi bằng lái ô tô có dễ không?


Tính trung bình, có đến 30-40% số người trượt lần đầu trong kỳ thi sát hạch bằng lái ô tô. Nguyên nhân thì có nhiều: do tâm lý, do thiếu kinh nghiệm đi trên sân thi, do trượt lý thuyết, do xe "dở chứng" ... và do chủ quan không tham gia tập xe sát hạch cảm biến trước khi thi bằng lái B2 hoặc C.

Thực trạng cứ 100 thí sinh thi sát hạch có khoảng 5-10 người sẽ không tham gia tập xe sát hạch cảm biến trước ngày thi. Lý do được biết là họ đã có thể lái xe tốt và vì thế họ không cần tập xe cảm biến làm gì nữa cho tốn tiền.

Nhưng trên thực tế 100% những người chưa từng tập thử qua xe cảm biến thì khi thi sát hạch đều thi rớt. Họ thi rớt không phải vì họ không thực hiện được các bài thi mà rớt vì không thực hiện theo các tín hiệu mà trên xe sát hạch báo.

Lợi ích của tập xe cảm biến


- Bạn sẽ được giáo viên hướng dẫn và giải thích các tín hiệu trên xe để thực hiện theo mà không bị trừ điểm oan. Có rất nhiều tín hiệu yêu cầu bạn cần phải biết và thực hiện nếu bạn không muốn bị trừ điểm oan tại hệ thống xe cảm biến tại trường lái. Ví dụ như tín hiệu bật tắt xi nhan đúng lúc, báo dừng xe và tiếp tục khởi hành, xử lý tình huống nguy hiểm trên xe,... Những người chưa từng tiếp xúc qua thì chẳng bao giờ có thể làm được, và mỗi lần không thực hiện sẽ bị trừ từ 5 -10 điểm hoặc rớt trực tiếp.

- Bạn sẽ được giáo viên chỉ dẫn các mẹo trên sa hình sát hạch để có thể thực hiện các bài thi tốt nhất. Ở bài thi sa hình, bạn phải vượt qua các phần thi như dừng và khởi hành xe ngang dốc (đề pa), qua vệt bánh xe đường hẹp vuông góc, qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông...

Nhưng có rất nhiều lỗi bạn mắc phải trong bài thi sa hình sát hạch như thường hay bị nhả côn nhanh quá nên dẫn đến tắt máy hoặc quên không bật xi-nhan trái, đặc biệt sẽ có thêm 1 phần thi xử lý tính huống nguy hiểm, nhiều người cũng bị mất điểm ở bài này vì bị bất ngờ.

- Bạn được làm quen trước với xe mình sẽ thi, vì tập xe nào thì ngày thi có thể được chọn xe đó để thi sát hạch. Theo 90% giáo viên thì có rất nhiều thí sinh mất các lỗi đơn giản để bị mất điểm oan nhưng chỉ cần thuê xe cảm ứng để tập và làm quen sân sát hạch thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Đây là một số lợi ích giúp bạn qua từng bài thi sa hình và hạn chế mất điểm oan. Bạn nên bỏ tiền thuê xe cảm ứng chấm điểm để tập 1-2 tiếng để quên xe và quen sân sát hạch trước mỗi kì thi bằng lái ô tô. Bởi vì nhiều người lái rất tốt bên ngoài nhưng khi vào sân lại trượt vì lỗi kể trên. Giá thuê xe chip cũng không đắt, tầm 250k/giờ.

Em nghĩ thi không khó, quan trọng là tâm lý, nhiều người thi thử tốt mà tâm lý quá nên thi thật thì trượt. Cụ nhớ làm cẩn thận, đừng vội, ko để mất điểm nào, kể cả là thứ đơn giản nhất. Khi bắt đầu khởi hành thì để tránh quên tắt xi nhan, có thể cầm luôn tay vào cần xi nhan, qua vạch thì gạt lại. Leo dốc thì không có gì, quan trọng là bình tĩnh, vì thời gian thừa mứa cho người ko chết máy, nhưng lại chỉ vừa đủ cho người chết máy 1 lần, và có lẽ ko đủ cho người chết máy 2 lần. Vậy nên cứ nhả côn thật từ từ, ko vội vàng, kim chỉ vòng tua máy xuống khoảng 500 thì giữ nguyên chân côn, nhả phanh ra. Nếu xe thi mà khỏe thì ko cần ga nó cũng bò lên, lúc đó mớm ga nếu thích. Còn nếu xe yếu thì sau khi nhả côn tới 500 thì chuyển ga luôn. Quan trọng là giữ chân côn cho vững, ko bị nhảy theo chân phải, kể cả xe có hơi trôi cũng mặc kệ, nhanh chân chuyển ga đạp vào (đừng để vòng tua quá 4000 là được) rồi nhả côn thật từ từ sau khi có ga, là nó sẽ vọt lên kịp thôi.
Qua hàng đinh thì là kỹ năng căn chỉnh của cụ, nếu mắt ko bị hiếng thì ổn thôi, đi thật chậm để đảm bảo xe song song (nhìn gương phải để check), kẻo bánh trước thì qua mà bánh sau thì chém. Nhớ nhìn biển báo để ko đi nhầm vào hạng C.
Vào đường vòng quanh co thì nhớ câu tiến bám lưng, lùi bám bụng. Thế nên ở khúc cua đầu tiên thì đánh lái muộn một chút để bánh sau ko chém vạch trái, khúc cua thứ 2 thì đánh sớm hơn chút do phải trả lái.
Tương tự với đường vuông góc.
Tuyệt đối ko bám đuôi xe khác qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Một là có thể thiếu thời gian. Hai là nếu xe kia chết máy giữa ngã tư thì mình chết theo.
Tất cả các bài dừng vệt bánh xe chờ người đi bộ hay tàu hỏa đều đi thật chậm là ăn.
Khi rẽ trái ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ, mở cua rộng để tránh chém vào phần đường bên trái. Nhiều người trượt vì lỗi này, máy sẽ báo đi sai quy trình ngay.
Lùi chuồng thì quan trọng nhất là ôm cua thật sát khi vào bài. Vì nếu ôm cua được sát khi từ đường chính vào sẽ giúp xe của cụ có nhiều đất để tiến lên mà ko sợ chạm vạch giới hạn trên. Để ôm cua thật sát thì khi xe đang chạy ở đường lưu thông, qua cửa vào bài, thấy gương xe đi qua điểm giữa đường vào bài thì bắt đầu đánh lái phải ngay là được. Nếu tốc độ xe đi quá chậm so với tốc độ đánh lái của cụ thì xe sẽ ko bó vỉa sát, lúc thấy như vậy thì cần trả bớt lái để chỉnh cho xe sát vào.
Sau khi hoàn thành chuồng, lúc đi ra nhớ cẩn thận chém vạch thành chuồng bên phải. Để cẩn thận, nhiều người còn lắc đầu xe sang trái để mở cua.
Bài tăng tốc nhớ lấy đà trước khi vào bài, lấy đà ngay từ sau khi hoàn thành dừng vạch đường sắt càng tốt, để số 1 ở khoảng ngót 20km/h thì lúc vào số 2 sẽ không bị chết máy, và đạt tốc độ cần thiết nhanh hơn. Khi sang số 2, cứ nhấn ga lún sàn luôn, thấy lên được 30km/h thì côn phanh luôn.
Trong bài thi sẽ có 3 điểm có báo động, chắc mấy chú dạy xe chíp sẽ hướng dẫn cụ, nhớ kỹ rằng nó chắc chắn sẽ báo ở 1 trong 3 điểm, và duy nhất 1 trong 3 điểm, ko báo lần 2.