Business context là gì

Vai trò của chuyên viên phân tích nghiệp vụ [Business Analyst - BA] không chỉ đòi hỏi khả năng phân tích dữ liệu hợp lý mà còn kỹ năng mô hình hóa dữ liệu hiệu quả.

Một bức hình đáng giá hơn cả ngàn chữ - Mô hình trực quan phù hợp và hợp lý giúp mô hình hóa dữ liệu, giúp các bên liên quan dễ dàng xác định và hiểu chiến lược, mối quan hệ và trách nhiệm trong từng dự án. Đặc biệt, người làm BA nên có kĩ năng mô hình hóa lại thông tin mọi lúc, mọi nơi dù là sử dụng các mô hình chuẩn hay chỉ đơn giản là một mô hình nguệch ngoạc trên giấy.

Bài viết này sẽ giới thiệu một số loại hình diagram quan trọng mà BA cần biết và một số lưu ý khi thực hiện xây dựng diagram.

  1. Định nghĩa: Biểu đồ use case thể hiện sự tương tác giữa các actor trong hệ thống. Actor được dùng để chỉ người sử dụng hoặc một đối tượng nào đó bên ngoài tương tác với hệ thống.
  2. Dùng khi nào: Biểu đồ use case được sử dụng khi cần xác định và làm rõ các tính năng/hành vi mà actor thực hiện trong hệ thống.
  3. Các bước để vẽ Use Case Diagram:

B1: Xác định các Actor bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Ai sử dụng hệ thống này?
  • Hệ thống nào tương tác với hệ thống này?

Xét ví dụ về ATM ở trên, ta thấy:

  • Người sử dụng hệ thống: Customer, ATM Technician
  • Hệ thống nào tương tác với hệ thống đang được xét: Bank

Như vậy ta có 03 Actor : Customer, ATM Technician và Bank

B2: Xác định các Action bằng cách trả lời câu hỏi “Các Actor sử dụng chức năng gì trong hệ thống?”.

Sau khi trả lời được câu hỏi trên, ta sẽ xác định được các Use Case cần thiết cho hệ thống.

Xét ví dụ ở trên, ta thấy:

  • Customer sử dụng các chức năng: Check Balance, Deposit, Withdraw và Transfer
  • ATM technician sử dụng: Maintenance và Repair
  • Bank tương tác với tất cả các chức năng trên.

B3: Xác định các Quan hệ

Phân tích và các định các quan loại hệ giữa các Actor và Use Case, giữa các Actor với nhau, giữa các Use Case với nhau sau đó nối chúng lại chúng ta sẽ được bản vẽ Use Case.

Activity Diagram

  1. Định nghĩa: Activity Diagram là bản vẽ tập trung vào mô tả các hoạt động, luồng xử lý bên trong hệ thống.
  2. Dùng khi nào: Activity Diagram được sử dụng để mô tả các quy trình nghiệp vụ trong hệ thống, các luồng của một chức năng hoặc các hoạt động của một đối tượng.
  3. Các bước để vẽ Activity Diagram:

B1: Xác định các nghiệp vụ cần mô tả: Xem xét bản vẽ Use Case để xác định nghiệp vụ nào bạn cần mô tả.

B2: Xác định trạng thái đầu tiên và trạng thái kết thúc

B3: Xác định các thành phần tham gia vào luồng nghiệp vụ

B4: Xác định các hoạt động trong luồng nghiệp vụ

Xuất phát từ điểm bắt đầu, phân tích để xác định các hoạt động tiếp theo cho đến khi gặp điểm kết thúc để hoàn tất bản vẽ này.

Context Diagram

  1. Định nghĩa: Context Diagram là biểu đồ thể hiện tương tác của hệ thống với các tác nhân, hệ thống bên ngoài.
  2. Dùng khi nào: Context Diagram được sử dụng
  3. Các bước để vẽ Context Diagram:
  • Khi cần có cái nhìn tổng quan về môi trường mà hệ thống sẽ vận hành.
  • Khi cần xác định những tương tác giữa hệ thống với các hệ thống/tác nhân khác, từ đó tránh các rủi ro, hoặc thiếu sót khi thiết kế hệ thống.

3. Các bước để vẽ Context Diagram:

  • B1: Xác định hệ thống trung tâm [hệ thống đang được phát triển]
  • B2: Xác định các thực thể bên ngoài có tương tác với hệ thống trung tâm

Các thực thể có thể là các hệ thống khác, các service, hoặc các đơn vị kinh doanh [yếu tố con người], hoặc các database, …

  • B3: Xác định các tương tác giữa hệ thống trung tâm và các thực thể bên ngoài

State Transition Diagram

  1. Định nghĩa: Biểu đồ State Transition Diagram thể hiện vòng đời của một đối tượng.
  2. Dùng khi nào: Biểu đồ State Transition Diagram được sử dụng khi cần xác định các trạng thái mà một đối tượng có thể có và các sự kiện sẽ ảnh hưởng đến những trạng thái đó như thế nào dọc theo tiến trình thời gian.

Sự kiện có thể là các thông điệp nhận được, các khoảng thời gian đã qua đi, các lỗi xảy ra, các điều kiện được thỏa mãn.

3. Các bước để vẽ State Transition Diagram:

B1: Xác định đối tượng

B2: Xác định các trạng thái của đối tượng

  • Trạng thái ban đầu
  • [Các] Trạng thái kết thúc
  • Các trạng thái ở giữa

B3: Xác định sự biến đổi giữa các trạng thái

B4: Xác định những sự kiện gây nên sự biến đổi từ một trạng thái này sang trạng thái khác

  1. Một biểu đồ cần có mức độ chi tiết phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin.
  2. Tránh sử dụng từ ngữ mô tả dài dòng trong biểu đồ.
  3. Tránh vẽ các đường cắt nhau trong biểu đồ. Trong trường hợp bắt buộc thì nên sử dụng “line hop”.

4. Sử dụng ghi chú và màu sắc nổi bật để làm nổi bật chi tiết quan trọng.

5. Trong trường hợp biểu đồ quá phức tạp: Nên vẽ các cấu trúc và hành vi chính trước rồi đi vào chi tiết ở các biểu đồ riêng.

Video liên quan

Chủ Đề