Thế nào là từ Hán Việt lớp 7

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 1: yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? Từ ghép Hán Việt có

mấy loại, đó là những loại nào ?

Câu 2: Từ đồng âm là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ

nhiều nghĩa? Lấy ví dụ để chứng minh.

Câu 3: tìm các lỗi sai trong các câu sau , cho biết nhân sai và sửa lại

a. Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi

b. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phòng trào nông dân khởi ngĩa chống

chế độ phong kiến

c.Qua tác phẩm 'Chí Phèo' cho ta thấy thân phận của người nông dân trong

xã hội nửa thực dân phong kiến

Câu 4: Đọc và chho biết nghĩa của từ 'chiều' trong các câu sau:

a. Tôi đi học thêm vào chiều thứ 2 hàng tuần

b. Mẹ rất chiều hai chị en tôi

c. Chiều rộng của sân chơi khoảng 10m

?Vì sao nghĩa của 3 từ 'chiều' trên giống hoặc khác nhau

Các câu hỏi tương tự

1, Từ láy , từ ghép , đại từ [ Khái niệm , phân loại , ngôi của đại từ ]

2, Đặt 2 câu có sử dụng từ Hán Việt

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng âm

Đặt 2 câu có sử dụng từ trái nghĩa

Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa

3, a, Chỉ ra các lỗi sai của bản than khi sử dụng quan hệ từ và nêu cách khắc phục

b, Chỉ ra lỗi sai và cách sửa các quan hệ từ trong câu

- Chúng em luôn tranh thủ thời gian để học tập

- Qua phong trao thi đua Hai tốt cho thấy được sự cố gắng của thầy cô giáo và các bạn học sinh trên cả nước

- Bạn ấy có thể giúp em học môn Toán để bạn đấy học giỏi

- Nếu chúng ta không biết cách học nên chúng ta không tiến bộ

4, a, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề học tập . Trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa , một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới các cặp từ đó

b, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề quê hương . Trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt và gạch chân dưới các cặp từ đó

c, Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về chủ đề tự chọn . Trong đó có sử dụng từ một cặp từ đồng âm , một cặp từ Hán Việt , từ trái nghĩa , từ đồng nghĩa và gạch chân dưới các cặp từ đó

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

a]Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

b]Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phơi như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm đỏ quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp ở vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng hoa hỉa đường nở đỏ núi Nghĩa Linh

1/Từ ngữ, từ ghép, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm

-Khái niệm

-Tác dụng khi sử dụng

-Nhận biết cấu tạo của từ, phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ Hán Việt

2/Đại từ, quan hệ từ, chữa lỗi về quan hệ từ

-Khái niệm, vai trò ngữ pháp

-Cách vận dụng từ loại

Nội dung bài soạn Từ Hán Việt được Đọc Tài Liệu tổng hợp ngay sau đây sẽ giúp các em nắm được thế nào là yếu tố Hán Việt và cách cấu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt.

     Cùng tham khảo nhé ...

Soạn bài Từ Hán Việt lớp 7 tập 1


I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

Đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi:

1 - Trang 69 SGK 

Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu [dùng độc lập], tiếng nào không?

Trả lời

Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa [Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông], cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà [nước Nam, sông núi].

Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam.

Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …

2 - Trang 69 SGK

Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là "trời" và các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống nhau không?

- thiên niên kỉ, thiên lí mã

- [Lí Công Uẩn] thiên đô về Thăng Long.

Trả lời

Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Còn thiên trong các từ Hán Việt: thiên niên kỉ, thiên lí mã, [Lí Công Uẩn] thiên đô về Thăng Long lại có nghĩa khác.

- Thiên trong thiên niên kỉ nghĩa là nghìn năm.

- Thiên trong thiên lí mã nghĩa là nghìn dặm ngựa.

- Thiên trong [Lí Công Uẩn] thiên đô về Thăng Long có nghĩa là dời đi, dời khỏi.

==> Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

II. Từ ghép Hán Việt

1 - Trang 70 SGK 

Các từ sơn hà, xâm phạm [trong bài Nam quốc sơn hà], giang san [trong bài Tụng giá hoàn kinh sư] thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

Trả lời

Các từ sơn hà, xâm phạm [trong bài Nam quốc sơn hà], giang san [trong bài Tụng giá hoàn kinh sư] thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

2 - Trang 70 SGK 

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

b. Các từ thiên thư [trong bài Nam quốc sơn hà], thạch mã [trong bài Tức sự], tái phạm [trong bài Mẹ tôi] thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

Trả lời

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắngthuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

b. Các từ thiên thư [trong bài Nam quốc sơn hà], thạch mã [trong bài Tức sự], tái phạm [trong bài Mẹ tôi] thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

III. Soạn bài Từ Hán Việt phần Luyện tập

1 - Trang 70 SGK

Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:

- hoa 1: hoa quả, hương hoa / hoa 2: hoa mĩ, hoa lệ

- phi 1: phi công, phi đội / phi 2: phi pháp, phi nghĩa / phi 3: cung phi, vương phi

- tham 1: tham vọng, tham lam / tham 2: tham gia, tham chiến

- gia 1: gia chủ, gia súc / gia 2: gia vị, gia tăng

Trả lời

hoa 1: một bộ phận của cây

hoa 2: biểu thị vẻ đẹp

phi 1: gắn với hoạt động bay

phi 2: có nghĩa không

phi 3: vợ vua

tham 1: ham muốn một cách quá đáng

tham 2: dự phần, góp phần hoạt động

gia 1: gắn với nhà: chủ nhà, thú nuôi

gia 2: đồ được tăng thêm: bột được dùng để chế biến, làm cho nhiều hơn lên.

2 - Trang 71 SGK

Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tốt Hán Việt quốc, sơn, cư, bại [đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà].

Trả lời

- Quốc [nước]: quốc gia, quốc thể, quốc ngữ

- Sơn [núi]: sơn thủy, sơn cước, sơn tặc

- Cư [ở]: chung cư, ngụ cư, định cư, di cư

- Bại [thua]: Thất bại, thành bại, đại bại

3 - Trang 71 SGK

Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp:

a] Từ có các yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

b] Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Trả lời

a. Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

b. Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

4 - Trang 71 SGK

Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

Trả lời

- Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ

- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình

Trên đây là phần soạn bài Từ Hán Việt chi tiết với gợi ý trả lời tất cả các câu hỏi của bài học Từ Hán Việt, đừng quên tham khảo nội dung các bài soạn tiếp theo trong phần soạn ngữ văn lớp 7 chọn lọc để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp nhé !

Để giúp bài soạn được tối ưu nhất, các em có thể tham khảo soạn bài Từ Hán Việt ngắn nhất mà Đọc tài liệu đã biên tập dưới đây nhé!

Soạn bài Từ Hán Việt ngắn nhất

I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

Bài 1 trang 69 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Nam quốc sơn hà : Nam [phương nam], quốc [nước], sơn [núi], hà [sông]. Chỉ có tiếng “nam” là có khả năng đứng độc lập trong câu [ví dụ : anh ấy là người miền nam].

Bài 2 trang 69 SGK Ngữ văn 7 tập 1

- Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn

- Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển

II. Từ ghép Hán Việt

Bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san đều là từ ghép đẳng lập.

Bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau giống trật tự trong từ ghép thuần Việt.

b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. Tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước ngược so với trật tự từ ghép thuân Việt.

III. Luyện tập

Bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1

- Hoa [ hoa quả, hương hoa]: cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc

- Hoa [hoa mĩ, hoa lệ]: đẹp, tuyệt đẹp

- Tham: [tham vọng, tham lam]: ham thích một cách quá đáng không biết chán

- Tham [tham gia, tham chiến]: dự vào, góp phần vào

- Gia [gia chủ, gia súc]: nhà

- Gia [gia vị]: thêm vào

- phi [ phi công, phi đội]: bay

- phi [phi pháp, phi pháp]: trái, không phải

- phi [vương phi, cung phi]: vợ vua, chúa

Bài 2 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1

- Quốc [nước]: quốc gia, quốc thể, quốc ngữ

- Sơn [núi]: sơn thủy, sơn cước, sơn tặc

- Cư [ở]: chung cư, ngụ cư, định cư, di cư

- Bại [thua]: Thất bại, thành bại, đại bại

Bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Chính trước phụ sauChính sau phụ trước
hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏathi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Bài 4 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1

- 5 từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: ngư nghiệp, cường quốc,  quốc kì, tân binh, đại lộ.

- 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhập gia, cách mạng, thủ môn, phát tài, nhập tâm.

Tóm tắt lí thuyết về từ Hán Việt

1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:

- Trong Tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.

- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau

- Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập, ... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

2. Từ ghép Hán Việt

- Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau;

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

↪ Xem thêm: Soạn bài Từ hán việt tiếp theo

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề