Buy sell là gì

Lệnh Buy và Sell trong Forex rất quan trọng để các nhà đầu tư thực hiện mua hoặc bán, cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch.

Lệnh Buy và Sell trong Forex là hai lệnh cơ bản nhất mà các nhà đầu tư tài chính Forex cần nắm được để thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, với những trader mới có thể vẫn còn mơ hồ về hai lệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về lệnh này và một số lệnh khác rất quan trọng khi giao dịch Forex.

Định nghĩa về lệnh Buy và Sell trong Forex 

Để chắc chắn rằng bạn bắt đầu kiếm được tiền bằng cách yêu cầu mở hoặc đóng một giao dịch nào đó thì bạn cần phải nắm được một số lệnh cơ bản cũng như cách thức giao dịch Forex cơ bản, cũng như lệnh Buy và Sell trong Forex.

  • Lệnh Buy: Là lệnh mua. Lệnh này được sử dụng sau khi các trader đánh giá thị trường và nhận thấy thị trường có khả năng đi lên. Lúc này, bạn sẽ đặt lệnh Buy để kiếm tiền. 
  • Lệnh Sell: Là lệnh bán. Lệnh này sẽ giúp các nhà đầu tư kiếm được lời khi ở trong thị trường giảm giá và bán ngay ở mức giá hiện tại.

Lệnh Buy và Sell trong Forex được chia làm 2 nhóm:

  • Lệnh thị trường: Lệnh Buy và Sell.
  • Lệnh chờ xử lý: Buy Limit, Buy Stop, Sell Limit, Sell Stop.

Các loại lệnh Buy và Sell trong giao dịch Forex 

Tiếp theo, bài viết sẽ giúp các nhà đầu tư phân tích cụ thể các loại lệnh Buy và Sell trong giao dịch Forex. Khi nắm chắc được các lệnh này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giao dịch Forex.

Lệnh thị trường

Lệnh thị trường là lệnh được thực hiện ngay lập tức với giá mà các sàn của bạn đang cung cấp cho bạn. 

Ở đây, bạn sẽ sử dụng lệnh Buy và Sell trong Forex để thực hiện giao dịch với giá tốt nhất.

Ví dụ: Cặp giá EUR/USD được sàn báo giá: Sell = 1,2140 và Buy = 1,2142.

Nếu bạn muốn mua cặp EUR/USD tại thị trường, thì nhà môi giới sẽ bán cặp tiền này với giá 1,2142.

Bạn click vào nút Buy để mua và sàn giao dịch của bạn sẽ ngay lập tức thực hiện lệnh Buy với mức giá chính xác lúc đó.

Cách sử dụng lệnh Buy và Sell trong Forex

Ngược lại, với lệnh Sell, khi bạn sở hữu cặp tiền EUR/USD và muốn bán ra lúc này để thu lời thì bạn click nút Sell và bán với giá 1,2140 mà sàn đã cung cấp ngay tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, cần phải thực hiện khớp lệnh nhanh ngay sau khi sàn cung cấp giá thì bạn mới sở hữu được mức giá như mong muốn.

Lệnh giới hạn [Limit Order] 

Lệnh giới hạn là lệnh nằm trong lệnh chờ xử lý. Đây là lệnh sẽ được thực hiện sau đó với mức giá mà bạn đã chỉ định. Cụ thể, lệnh Limit Order gồm 2 lệnh như sau:

Lệnh Buy Limit

Khi tìm hiểu về lệnh Buy và Sell trong Forex, chắc chắn sẽ không bỏ qua lệnh Buy Limit. Đây là lệnh Mua giới hạn, được đặt ra để mua ở một mức giá cụ thể, nhưng mức giá đó phải ở dưới mức giá thị trường hiện tại.

Khi thị trường đạt đến “mức giá giới hạn” nào đó, bạn đặt lệnh Buy Limit và lệnh này sẽ được kích hoạt.

Tuy nhiên, trước khi bạn sử dụng lệnh này, giá của cặp tiền sẽ phải giảm xuống mức giá nhất định.

Sau khi lệnh đã kích hoạt, nếu giá tăng lên theo kế hoạch thì lệnh của bạn đã thành công và bạn đã mua được mức giá tốt hơn giá hiện tại. Chính vì thế, đây thường là lệnh mà rất nhiều trader chuyên nghiệp hay sử dụng.

Lệnh giới hạn trong Forex

Lệnh Sell Limit

Ngược lại với lệnh Buy Limit, Sell Limit chính là lệnh Bán giới hạn. Lệnh này được đặt để bán ở một mức giá cụ thể, nhưng mức giá này phải ở trên mức giá thị trường hiện tại.

Có nghĩa là, bạn muốn bán một cặp đồng tiền nào đó khi mức giá đang nằm trên mức giá hiện tại thì bạn sẽ đặt lệnh Sell Limit và sau khi lệnh này được kích hoạt, giá giảm xuống theo dự đoán của bạn thì bạn thành công.

Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD hiện được giao dịch ở mức 1,1250. Bạn muốn bán khống nếu giá đạt 1,1280.

Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn có thể ngồi chờ đợi nó chạm mức 1,1280. Khi giá chạm tới mức này, bạn click vào nút SELL và lệnh thị trường được kích hoạt.

Hoặc phương án khác là bạn sử dụng một lệnh SELL LIMIT ở mức 1.1280, sau đó bạn có thể rời khỏi máy tính đi làm việc khác.

Nếu giá tăng lên 1.1280, sàn giao dịch của bạn sẽ tự động thực hiện lệnh SELL ở mức giá tốt nhất mà bạn đã đặt ra là 1.1280.

Lệnh dừng [Stop Entry Order]

Khi bàn về lệnh Buy và Sell trong Forex, chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở lệnh giới hạn. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về lệnh Stop – Lệnh được thực hiện khi giá đạt đến mức giá mà bạn chỉ định.

Với lệnh này, bạn sẽ sử dụng khi bạn muốn mua sau khi giá tăng đến mức giá mà bạn đã chỉ định hoặc chỉ bán sau khi giá giảm xuống mức giá mà bạn chỉ định.

Lệnh Stop Entry Order được đặt để mua cặp tiền trên mức giá thị trường hiện tại hoặc bán dưới mức giá thị trường hiện tại.

Lệnh Stop Entry Order gồm 2 lệnh như sau:

Lệnh Buy Stop

Ngoài lệnh Buy và Sell trong Forex, lệnh Buy/Sell Limit thì lệnh Buy Stop chính là lệnh Mua vào với giá cao hơn giá thị trường hiện tại và lệnh này được kích hoạt khi giá thị trường chạm hoặc đi qua giá bạn chỉ định [Dừng mua]. 

Ví dụ: Cặp GBP/USD hiện được sàn đưa ra mức giao dịch là 1,3350 và có mũi tên tăng lên. Bạn dự đoán rằng giá sẽ tiếp tục tăng tiếp nếu nó chạm tới mức 1,3400.

Lúc này, bạn có 2 phương án:

  • Phương án 1: Ngồi trước máy tính và chờ đợi xem giá có lên được 1.3400 hay không, nếu giá lên tới mức này, bạn sẽ bấm nút Mua [Buy] và bạn sẽ được khớp lệnh.
  • Phương án 2: Đặt một lệnh Buy Stop ở mức giá 1.3400 và nhâm nhi một tách cafe hoặc đi dạo phố với bạn bè.
Lệnh Stop Entry Order trong Forex

Lệnh Sell Stop

Là lệnh Bán với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại và lệnh này được kích hoạt khi giá thị trường chạm hoặc đi qua giá mà bạn chỉ định [Dừng bán].

Để lệnh này được kích hoạt, trước tiên giá của cặp tiền cần phải giảm đến một mức đã định. Sau khi lệnh đã kích hoạt, nếu giá tiếp tục giảm xuống theo dự đoán thì lệnh của bạn đã thành công.

Một số loại lệnh thường sử dụng

Ngoài lệnh Buy và Sell trong Forex được các trader thường xuyên sử dụng thì còn một số lệnh phổ biến khác như sau:

Take profit [lệnh chốt lời]

Take profit là lệnh bổ sung dùng để đóng lệnh chính khi giá chạm tới mức mà bạn quyết định chốt lời, với mục đích bảo toàn số tiền lãi.

Nếu không đặt lệnh này kịp thời, tài khoản của bạn có thể chuyển từ lãi sang lỗ khi giá đi sai hướng kỳ vọng.

Ví dụ: Bạn mua cặp AUD/USD với mức giá 0,7350. Sau đó giá tăng lên, bạn có lãi. Bạn dự đoán giá sẽ đạt đỉnh tại mức 0,7400 rồi quay đầu giảm xuống, vì vậy, bạn quyết định đặt lệnh Take profit ở mức giá 0,7400. Nếu giá giảm xuống đúng theo dự đoán thì bạn đã kịp thời chốt lời để thu được lãi.

Stop loss [lệnh cắt lỗ]

Stop loss là lệnh bổ sung dùng để đóng lệnh chính khi giá chạm tới mức mà bạn quyết định sẽ cắt lỗ. Mục đích dùng lệnh này là hạn chế thua lỗ khi giá đi sai hướng.

Giống như Take profit, Stop loss là lệnh quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần thiết lập cho giao dịch của mình.

Nếu không đặt lệnh cắt lỗ, số vốn của bạn có thể “bốc hơi” trong giây lát khi giá đảo chiều quá nhanh.

Vì vậy, lời khuyên dành cho tất cả các trader chính là hãy luôn luôn đặt Stop loss để quản trị rủi ro tốt nhất.

Hãy xem video dưới đây để hiểu thêm về các loại lệnh trong Forex cũng như lệnh buy và sell nhé!

Ví dụ: Bạn mua cặp AUD/USD ở mức giá 0,7350. Nhưng sau đó giá bắt đầu giảm xuống, vì vậy, để hạn chế mất quá nhiều tiền, bạn đặt Stop loss tại mức giá 0,7300.

Vậy nên, dù giá có giảm xuống 0,7250 thì lệnh của bạn đã được đóng tại mức 0,7300 và bạn chỉ mất một khoản nhỏ mà thôi!

Trên đây là một số thông tin liên quan đến lệnh Buy và Sell trong Forex. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ tận dụng thật tốt các lệnh trong giao dịch của mình và hạn chế được rủi ro.

Xêm thêm: Giao dịch CFD là gì? Ưu và nhược điểm của giao dịch CFD 

Video liên quan

Chủ Đề