Các biện pháp vệ sinh dịch tễ SPS

Đăng ngày: 29/05/20

Hiệp định SPS [tiếng Anh: Sanitary and Phytosanitary, viết tắt: SPS] hay còn được biết đến với tên gọi hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật của WTO.

Hiệp định SPS [Sanitary and Phytosanitary - SPS] [Nguồn: slideshare]

Hiệp định SPS, hay còn gọi là hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO. Hiệp định SPS bao gồm 14 điều và 3 phụ lục, đề ra mục tiêu là cung ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm lương thực thực phẩm hết sức an toàn, theo những tiêu chuẩn thích hợp. [Theo World Trade Organization - WTO]

Nội dung hiệp định SPS

Điều khoản đáng chú ý nhất của hiệp định SPS là việc chỉ cho phép sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong chừng mực cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người và các loài động thực vật dựa trên những nguyên tắc, cơ sở, và chứng minh khoa học. 

Các thành viên của WTO được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, qui định hoặc khuyến nghị quốc tế sẵn có. Tuy nhiên, hiệp định SPS vẫn khuyến khích mỗi thành viên có thể đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật riêng cho mình cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải có cơ sở khoa học.

Hiệp định SPS còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra, giám định và công nhận độ an toàn. Các nước cũng có quyền áp dụng các phương pháp kiểm hóa khác nhau đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu. 

Vì vậy, hiệp định SPS yêu cầu chính phủ các thành viên phải thông báo trước những qui định mới hoặc được sửa đổi mà nước mình sẽ áp dụng và phải thiết lập một cơ sở thông tin quốc gia. 

Tuy nhiên, các qui định trong hiệp định SPS không được gây ra các hành vi phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau. 

Hiệp định SPS cũng không được đưa ra những qui định về vệ sinh quá chặt chẽ làm cái cớ để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Hiệp định SPS này được xem là hiệp định bổ sung cho  hiệp định TBT trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản. [Theo Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị quốc gia]

Nguồn: vietnambiz.vn

Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ [SPS] cùng với các thỏa thuận khác nằm trong gói Văn kiện hoàn chỉnh của Vòng Uruguay về thỏa thuận Thương mại Đa biên là một phần của Hiệp định Marrakesh của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO]. Thỏa thuận này có liên quan đến các lĩnh vực:

1. An toàn thực phẩm

2. Quy định Kiểm dịch Thú y

3. Các quy định kiểm dịch thực vật.

Thỏa thuận này bao gồm các quy định mà có phạm vi điều chỉnh là cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật và cây trồng. Thất bại của Chương trình nghị sự phát triển Doha [Doha Development Agenda] đã dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ có đất phát triển ở tất cả các quốc gia. SPS đang được các quốc gia áp dụng như một công cụ hạn chế thương mại.

Hiệp định SPS khuyến khích các chính phủ sử dụng biện pháp SPS phải phù hợp với các hướng dẫn, khuyến nghị và tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả những yêu cầu này thường được gọi là "hài hòa". WTO tự nó không và sẽ không phát triển các tiêu chuẩn này. Trên thực tế, hầu hết các chính phủ thành viên của WTO đều tham gia xây dựng và bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn này trong các cơ quan tổ chức quốc tế khác nhau. Các tiêu chuẩn được xây dựng phát triển bởi các nhà khoa học hàng đầu và các chuyên gia bảo vệ sức khỏe của các chính phủ; quá trình này đều phải chịu sự giám sát và đánh giá quốc tế.

Tiêu chuẩn quốc tế thường cao hơn so với yêu cầu của phần lớn các quốc gia, trong đó có cả các nước phát triển. Hiệp định SPS cho phép các chính phủ có quyền không sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế,. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chuẩn đang áp dụng của một quốc gia mà bị cáo buộc là hạn chế thương mại thì quốc gia này có nghĩa vụ phải chứng minh bằng khoa học rằng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan là chưa đủ để bảo vệ sức khỏe cho công dân của nước mình.

Điều 1 về phạm vi áp dụng: Hiệp định SPS được áp dụng cho tất cả các biện pháp SPS mà trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.

Tài liệu EC-Banana III thuộc Trường hợp Máy nông cụ Italylà tài liệu duy nhất giải thích thuật ngữ "trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại quốc tế". Về cơ bản nó có nghĩa là không cần thiết phải định lượng sự ảnh hưởng. Một khi chứng minh được rằng nó đã vi phạm Hiệp định SPS thì không cần tham chiếu điều 1.1. Cần lưu ý rằng các biện pháp SPS chỉ áp dụng đối với hàng hoá [Phụ lục 1A của Hiệp định Marrakesh].

Ví dụ như tại Úc –Các biện pháp Ảnh hưởng đến việc Nhập khẩu Cá hồi, biện pháp này đã được nêu lên trong Điều 13, việc chính phủ các nước áp dụng các biện pháp này phải được xác định nằm trong phạm vi cho phép của Hiệp định SPS. Điều này cũng có nghĩa rằng các thành viên phải có trách nhiệm chấp hành các nghĩa vụ cam kết theo Hiệp định SPS và phải đưa ra các biện pháp tích cực để thực hiện Hiệp định SPS.

Theo Hiệp định SPS, khía cạnh về thời gian áp dụng một biện pháp có thể bị hồi tố.

Mục tiêu của các biện pháp vệ sinh dịch tế trong hiệp định WTO

Một biện pháp vệ sinh hoặc kiểm dịch thực vật là gì? Là biện pháp được áp dụng để:

[a] bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe động vật hay thực vật trong lãnh thổ của nước thành viên trước các rủi ro phát sinh từ việc xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh, dịch bệnh, các sinh vật mang bệnh hoặc sinh vật gây bệnh - Điều XX có áp dụng ngoài lãnh thổ.

[b] bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người hay động vật trong lãnh thổ quốc gia thành viên trước các rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc các sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi;

[c] bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của con người hay động vật trong lãnh thổ quốc gia thành viên trước các nguy cơ mắc bệnh từ động vật, thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu bệnh; hoặc

[d] ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại khác trong lãnh thổ quốc gia thành viên trước sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu hại.

Trong trường hợp táo ở Úc, người ta nói rằng mục tiêu và mục đích được xác định rõ ràng cho dù biện pháp cụ thể này có liên quan đến SPS hay không. Ngoài ra, các biện pháp SPS nên tồn tại dưới dạng quy định pháp luật trong nước.

Điều 2, được coi là "trái tim và linh hồn" của Hiệp định SPS. Nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

1. Quyền tối thượng của từng mỗi quốc gia theo tiêu chuẩn hoặc các biện pháp SPS.

2. Nghĩa vụ thực thi hoặc chỉ duy trì những biện pháp SPS mà cần thiết để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của thực vật, động vật hoặc con người.

3. Tiêu chuẩn SPS phải được dựa trên các nguyên tắc khoa học.

4. Các biện pháp không được đưa ra tùy tiện và vô lý.

5. Mục tiêu là quốc tế hóa tiêu chuẩn SPS

Đánh giá rủi ro [Phụ lục A] - "Việc đánh giá khả năng xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền dịch bệnh do nhập khẩu trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia thành viên bằng các biện pháp vệ sinh động thực vật, và sự kết hợp giữa tiềm năng sinh học và hậu quả kinh tế; hoặc việc đánh giá khả năng tác động xấu đến sức khỏe con người hay động vật từ sự hiện diện của các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc các sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn động vật. "

Những điều cần lưu ý khi tiến hành đánh giá rủi ro:

1. Đánh giá rủi ro phải dựa vào biện pháp cụ thể

2. Mục đích là xác định các nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con người hoặc động vật.

3. Xác định tần suất có thể xuất hiện.

4. Nguyên tắc phòng ngừa - Lệnh cấm phải có có thời hạn hợp lý và phải có những hành động để giảm thiểu những rủi ro đã được xác định.

Mức độ bảo hộ phù hợp [Phụ lục A]

1. Không bóp méo thương mại quốc tế.

2. Phải áp dụng các biện pháp thay thế nếu sẵn có

3. Nếu chưa có các biện pháp thay thế, thì cần phải xây dựng.

4. Không phân biệt đối xử.

Ngoài ra, các luận cứ khoa học do cơ quan được công nhận đưa ra sẽ là các luận cứ được chấp nhận. Không nên có bất kỳ những hạn chế trá hình nào. Nên có các biện pháp SPS để phát triển các tiêu chuẩn hiện hành.

Điều 3.1 quy định rằng "hài hòa các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật trên phạm vi rộng đến mức có thể, các thành viên đưa ra biện pháp vệ sinh kiểm dịch thực vật phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, hướng dẫn hay khuyến nghị"

Ngoài ra, Điều 3.1 bắt buộc "Các thành viên phải tham gia đầy đủ, trong khả năng nguồn lực của mình, vào các tổ chức quốc tế có liên quan và các cơ quan trực thuộc, đặc biệt là Ủy ban Codex Alimentarius, Văn phòng quốc tế Dịch bệnh động vật, và các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động trong khuôn khổ Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế, thúc đẩy các tổ chức này trong việc phát triển và xem xét định kỳ các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị liên quan đến tất cả các khía cạnh của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật".

Theo www.carib-export.com - PT

Từ khóa: Hiệp định, WTO, vệ sinh dịch tễ, SPS, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thú y, động vật, cây trồng, vòng Doha

Ấn phẩm - “Các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Đảm bảo giao dịch an toàn và loại bỏ những hạn chế không cần thiết”

08/01/2016    630

WTO, 2015

Giới thiệu:

Để đảm bảo rằng giao dịch thực phẩm được an toàn và sâu bệnh động thực vật hoặc các bệnh không lây lan qua thương mại, hạn chế nhập khẩu đôi khi được áp dụng. Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ [SPS] tìm cách cân bằng giữa quyền của các thành viên WTO để bảo vệ sức khỏe và sự cần thiết để cho phép việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc tế. Hiệp định công nhận quyền áp dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ an toàn thực phẩm và sức khỏe động thực vật của các thành viên WTO trong khi đảm bảo các biện pháp này không được áp dụng một cách không cần thiết cho mục đích bảo hộ.

Hiệp định SPS khuyến khích các thành viên WTO căn cứ các quy định của họ trên các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn được phát triển bởi ba cơ quan chuyên gia quốc tế có liên quan, cụ thể là Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm [đối với an toàn thực phẩm], Công ước Quốc tế Bảo vệ thực vật [đối với sức khỏe cây trồng] và Tổ chức Thú y Thế giới [đối với sức khỏe động vật và các bệnh lây từ động vật sang người]. Các thành viên WTO, những người muốn áp đặt các yêu cầu nghiêm ngặt hơn phải có khả năng để chứng minh các biện pháp này dựa trên một đánh giá khoa học về rủi ro sức khỏe.

Quy định quan trọng khác

Hiệp định SPS thừa nhận rằng:

  • các quá trình, phương thức sản xuất khác có thể dẫn đến sản phẩm kém an toàn
  • các biện pháp hạn chế thương mại ít nhất nên được sử dụng để đạt được mức mong muốn bảo vệ sức khoẻ
  • cần có sự thống nhất về mức độ bảo vệ sức khỏe đối mặt với những rủi ro tương đương
  • các khu vực khác nhau trong phạm vi một quốc gia có thể tạo ra mức độ khác nhau của dịch bệnh từ động thực vật hoặc bệnh tật.

Tải tài liệu tại đây

Video liên quan

Chủ Đề