Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiêu kinh nghiệm trong lĩnh vực nào sau đây

Giới thiệu về cuốn sách này

Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiêu kinh nghiệm trong lĩnh vực nào sau đây
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiêu kinh nghiệm trong lĩnh vực nào sau đây
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là Topic để chúng ta thảo luận , trao đổi về các

bài tập và câu hỏi Địa lí 9 .

Trước hết mình sẽ post kiến thức cơ bản của từng bài rồi sau đó là các câu hỏi để chúng ta

cùng làm và thảo luận nha !!!

_____________

Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC


1. Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 thành phần dân tộc, trong đó người kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8% (2006). - Người kinh không những có số lượng lớn nhất mà còn có trình độ phát triển cao nhất, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo. - Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển không đều nhau. - Người Việt định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán... tạo nên tính đa dạng, phong phú của văn hoá Việt.

2. Phân bố các dân tộc.



a. Dân tộc kinh
Người kinh phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng nhiều nhất là ở các đồng bằng, duyên hải và trung du.


b
. Các dân tộc ít người

- Trừ người Chăm, Hoa và Khơ-me, phần lớn các dân tộc ít người đều tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du. - Trung du miền núi Bắc Bộ có 30 dân tộc sinh sống đan xen nhau. - Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có khoảng 20 dân tộc ít người sống thành từng vùng khá rõ rệt. - Khu vực đồng bằng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me. - Người Hoa cư trú chủ yếu ở các thành phố, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh.

c. Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi

- Một số các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến sinh sống ở Tây Nguyên. - Càng ngày càng có nhiều người Kinh lên sinh sống ở miền núi và trung du. - Một số dân tộc sống du canh du cư trên núi đã xuống định canh định cư ở vùng thấp.


Câu 1:
Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
Câu 2: Những thay đổi trong phân bố các dân tộc ở nước ta hiện nay.

mình ủng hộ nha cấu 1 : ở nước ta sự phân bố các dân tộc : -Dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở các đồng bằng trung du và ven biển : +vùng trung du bắc bộ +bắc trung bộ +một phần lãnh thổ phía tây nam bắc bộ và tây trung bắc bộ _Các dân tộc ít người thì tập trung ở miền núi và các cao nguyên +trung du và miền núi phía bắc có các dân tộc tày , nùng,thái,mường,dao,mông +khu vực trường sơn - tây nguyên có các dân tộc ê-đê,gia-rai,ba-na,co-ho +cực Nam trung bộ và nam bộ có người chăm,khơme,và người hoa sinh sống cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt

câu 2 : Người Kinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các con sông, và tại các khu đô thị. Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm) sống tại các vùng trung du và miền núi. Người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Hòa Bình và Thanh Hóa. Người Thái định cư ở bờ phải sông Hồng (Sơn La, Lai Châu). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Các nhóm dân tộc thiểu số khác không có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hòa trộn với nhau. Một số nhóm dân tộc này đã di cư tới miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời gian khác nhau: người Thái đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13; người Hà Nhì, Lô Lô đến vào thế kỉ 10; người Dao vào thế kỷ 11; các dân tộc Hmông, Cao Lan, Sán Chỉ, và Giáy di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước. Các nhóm dân tộc thiểu số ở trung du và miền núi phía Nam chủ yếu là các dân tộc bản địa và thường sống tại các lãnh thổ riêng. Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, trong đó có Ba Na, Bru, và Vân Kiều, sống ở cánh Bắc Trường Sơn. Người Mnông, Xtiêng, và Mạ sống ở đầu phía Nam của dãy Trường Sơn. Các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo gồm Êđê, Chăm và Gia rai, đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên[1]. Trong các dân tộc này, người Chăm sinh sống ở đồng bằng ven biển miền Trung, các dân tộc khác sống rải rác dọc theo dãy Trường Sơn. Người Chăm cùng với người Kinh là những dân tộc có nền văn hóa phát triển nhất với nhiều công trình nghệ thuật, chùa, đình, đền, tháp... ở việt nam là nơi rất nhiều dân tộc khác nhau, cách sống cũng rất khác nhau. Ở nhiều nơi trên dân tộc có rất nhiều đền thờ miếu,...

Tiếp này : Trắc nghiệm nha : 1, Nền văn hoá Việt Nam phong phú , giàu bản sắc là do : A. Có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ B. Du nhập văn hoá từ nước ngoài C.Yếu tố tự nhiên quyết định 2, Trong cơ cấu dân tộc nước ta năm 1999 , người dân tộc Kinh chiếm : A. 87,3 % B. 86,2% C. 88,2% 3, Trong hoạt động sản xuất , các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm : A. Thâm canh lúa đạt đến trình độ cao B. Làm đồ thủ công nghiệp đạt đến trình độ tinh xảo C. Trồng cây công nghiệp , cây ăn quả , nghề thủ công , chăn nuôi . 4. Các dân tộc ít người nc ta phân bố chủ yếu ở : A. Trung du và ven biển B. Đồng bằng và trung du C. Miền núi và trung du

hihi

nobita_haudauluoinhac... said:

Tiếp này :
Trắc nghiệm nha :
1, Nền văn hoá Việt Nam phong phú , giàu bản sắc là do :
A. Có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ
B. Du nhập văn hoá từ nước ngoài
C.Yếu tố tự nhiên quyết định
2, Trong cơ cấu dân tộc nước ta năm 1999 , người dân tộc Kinh chiếm :
A. 87,3 %
B. 86,2%
C. 88,2%
3, Trong hoạt động sản xuất , các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm :
A. Thâm canh lúa đạt đến trình độ cao
B. Làm đồ thủ công nghiệp đạt đến trình độ tinh xảo
C. Trồng cây công nghiệp , cây ăn quả , nghề thủ công , chăn nuôi .
4. Các dân tộc ít người nc ta phân bố chủ yếu ở :
A. Trung du và ven biển
B. Đồng bằng và trung du
C. Miền núi và trung du

1, Nền văn hoá Việt Nam phong phú , giàu bản sắc là do :


A. Có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ
2, Trong cơ cấu dân tộc nước ta năm 1999 , người dân tộc Kinh chiếm :
B. 86,2%
3, Trong hoạt động sản xuất , các dân tộc ít người thường có kinh nghiệm :
C. Trồng cây công nghiệp , cây ăn quả , nghề thủ công , chăn nuôi .
4. Các dân tộc ít người nc ta phân bố chủ yếu ở :
C. Miền núi và trung du

Đúng rồi!!

Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiêu kinh nghiệm trong lĩnh vực nào sau đây
Tiếp :

Nêu điểm những khác nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc ít người .

Khác nhau giữa người dân tộc Kinh và dân tộc ít người: -Về lối sống:người dân tộc Kinh sống chủ yếu trong các ngôi nhà được làm kiên cố,họ sống thành từng phố phường,khu vực dân cư nhất định còn người dân tộc ít người sống chủ yếu trong các ngôi nhà như nhà rông ,nhà sàn...để tránh thú dữ. -Về phong tục tập quán:người Kinh có phong tục ân trầu ,mặc áo dài truyền thống và tổ chức các lễ hội vào những dịp quan trọng;còn các dân tộc ít người thường mặc các trang phục có màu sắc sặc sỡ được làm bằng thổ cẩm,họ hay tổ chức các lễ hội đông vui và chơi các trò chơi như ném còn ,ném lao,đánh pao,đu quay... -Về dân cư xã hội:người Kinh đông dân hơn và sống thành từng khu dân cư như phố,tập thể...còn các dân tộc ít người thường ít dân cư,sinh sống chủ yếu thành làng bản,buôn... -Về hoạt động kinh tế xã hội:người Kinh hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ,trong các khu công nghiệp,xí nghiệp,có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa nước lâu đời,các ngành nghề thủ công nghiệp ;người dân tộc ít người chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là trồng ngô, khoai sắn trên các nương,trồng lúa trên các ruộng bậc thang và có tập tục phá rừng,đốt rừng làm nương rẫy.

Những ý kiến trên của mình mong giúp được bạn ,chúc bạn học giỏi nha!

Bài 2

Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ


I. Số dân

- 79,7 triệu dân (2002).

- Đứng thứ 14 trên thế giới.

=> Việt Nam là một nước đông dân.

- Dân số nước ta tăng nhanh vào thế kỉ XX.

- Hiện nay, tỉ suất gia tăng tự nhiên đã giảm nhiều chỉ ở mức 1,41% (2002).

- Với mức gia tăng đó, mỗi năm dân số nước ta vẫn còn tăng thêm hơn 1 triệu người.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên khác nhau giữa các vùng.

- Cơ cấu dân số trẻ.

- Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên.

- Tỉ số giới tính mất cân đối, nhưng hiện đang cân đối dần.

- Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương.

Câu 1:
Trình bày đặc điểm về cơ cấu dân số nước ta theo giới tính và theo độ tuổi.
Câu 2:
Cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi như hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội.

Khó vậy sao , thế mình trả lời nha :
Câu 1 : Cơ cấu dân số nước ta theo : +Độ tuổi : - Nhóm tuổi 0-14 giảm dần - Nhóm tuổi 15-59 tăng nhanh - Nhóm tuổi > 60 tăng nhưng chậm + Giới tính : - Nam giới ít hơn nữ giới tuy nhiên sự chênh lệch về giới thay đổi theo hướng giảm dần từ 3% vào năm 1979 còn 1,6% vào năm 1999.

Câu 2 :

Cơ cấu dân số theo độ tuổi như hiện nay có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội: - Nước ta có dân số trẻ, khó khăn cho công tác y tế ,giáo dục ; - Tỉ lệ sinh giảm dần ____________________________ Tiếp :

Trắc nghiệm:

1, Nước ta có diện tích đứng thứ 58 thế giới nhưng số dân <2002> lại đứng thứ : A. 10 thế giới B. 12 thế giới C. 14 thế giới 2, Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do : A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta vẫn quá cao B. Số người nhập cư vào nước ta ngày càng tăng C. Số dân đông, số người bước vào tuổi sinh đẻ đông 3, Mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng : A. hơn 1 triệu người B. 1,5 triệu người C. gần 1 triệu người

Tự luận :

1. Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng dân số .

Trắc nghiệm: 1, Nước ta có diện tích đứng thứ 58 thế giới nhưng số dân <2002> lại đứng thứ : A. 10 thế giới B. 12 thế giới

C. 14 thế giới

2, Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do : A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta vẫn quá cao B. Số người nhập cư vào nước ta ngày càng tăng

C. Số dân đông, số người bước vào tuổi sinh đẻ đông

3, Mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng : A. hơn 1 triệu người B. 1,5 triệu người

C. gần 1 triệu người

Tự luận :
1. Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng dân số .

(*) Nguyên nhân: - Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong dân số và chưa ý thức được về KHHGĐ. - Tỉ lệ sinh còn cao. - Phong tục tập quán lạc hậu: trọng con trai cần nhiều lao động. - Thời bao cấp còn 1 số chính sách chưa hợp lí: đông con được chia nhiều ruộng, nhiều thóc. (*) Hậu quả: - Ảnh hưởng tới môi trường (đất, nước, rừng, ...) - Nghèo đói, cuộc sống khó khăn. - Ảnh hưởng tới giáo dục, văn hóa, y tế, ... - Thừa lao động thiếu việc làm nảy sinh tệ nạn xã hội (trộm cắp, cờ bạc, ...)

Đúng rồi chị !! _______________ Tiếp :

Trắc nghiệm:

1, Vùng nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất nước ta : A. Tây Bắc B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ

2,

Vùng nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước ta :

A. Đông Bắc B.Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ 3. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay đang có xu hướng :

A.Tỉ lệ trẻ em,

Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động đều tăng
B. Tỉ lệ trẻ em tăng nhưng chậm, Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng ,ngoài độ tuổi lao động giảm
C. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống , người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên


Tự luận :
1. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ?

trả lời tự luận Đơn giản vì tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử rất nhiều lần. Hãy thử đối chiếu với bảng 2.3 trang 10 sách Địa lí 9, tỉ suất sinh năm 1979 cao gấp khoảng 4 lần so với tỉ suất tử. Vì vậy tỉ lệ gia tăng tự nhiên tuy giảm, nhưng không có nghĩa là dừng lại, nên số dân vẫn tăng nhanh do người chết thì ít mà người được sinh ra thì nhiều.

- Do dân nhập cư từ các nước khác đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam.

Last edited by a moderator: 26 Tháng sáu 2012

Trắc nghiệm: 1, Vùng nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất nước ta :

A. Tây Bắc

B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ 2, Vùng nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất nước ta : A. Đông Bắc

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ 3. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay đang có xu hướng : A.Tỉ lệ trẻ em, Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động đều tăng B. Tỉ lệ trẻ em tăng nhưng chậm, Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng ,ngoài độ tuổi lao động giảm

C. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống , người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên

Tự luận :

1. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ?

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm tuy còn chậm nhờ thực hiện tốt chính sách dân số. Số dân nước ta vẫn tăng nhanh vì số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, khoa học kĩ thuật tiến bộ (y tế), chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, ...

Phần trắc nghiệm chị thiên thần trả lời đúng hết rồi, còn phần tự luận của 3 người cũng có những ý đúng .. Mình sẽ trả lời đầy đủ hơn : Tự luận : 1, Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì : - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng vẫn còn cao : + Từ năm 1960 đến năm 1976 , gia tăng dân số có những biến động nhưng mức gia tăng dân số cao, trung bình cũng khoảng 3%, ~~> nước ta đang trong tình trạng bùng nổ dân số. + Từ năm 1976 đến 2003 , gia tăng dân số nước ta giảm liên tục nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh

- Do số dân đông , số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn nhanh .

Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ


I. Mật độ dân số và phân bố dân cư

* Mật độ dân số

- Mật độ dân số cao.

- Năm 2003: 246 người/km2 (thế giới là 47 người/km2).

- Không đồng đều.

- Dân đông: Các đồng bằng, đô thị, duyên hải.

- Thưa dân: Miền núi, trung du, hải đảo.

II. Các loại hình quần cư


1. Quần cư nông thôn

- Tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau.

- Tên gọi: Làng, xã, bản, buôn, sóc, ấp...

- Sản xuất: Nông nghiệp là chủ yếu (lâm nghiệp, ngư nghiệp).

- Quần cư mang tính chất phân tán.

- Có mức độ tập trung dân cao.

- Đô thị có nhiều chức năng, phần lớn các đô thị đều có nhiều chức năng.

- Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Tốc độ đô thị hoá ngày càng cao nhưng chất lượng còn thấp.

- Quy mô đô thị chủ yếu là vừa và nhỏ.

Câu 1:
Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta.
Câu 2:
Sự phân bố dân cư của nước ta?

Câu 1:Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta.

Gồm 2 loại hình quần cư: ~ Quần cư nông thôn: - Tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau. - Tên gọi: Làng, xã, bản, buôn, sóc, ấp... - Sản xuất: Nông nghiệp là chủ yếu (lâm nghiệp, ngư nghiệp). - Quần cư mang tính chất phân tán. ~ Quần cư thành thị: - Có mức độ tập trung dân cao. - Đô thị có nhiều chức năng, phần lớn các đô thị đều có nhiều chức năng.

Câu 2:Sự phân bố dân cư của nước ta?

- Không đồng đều. - Những khu vực đông dân: Các đồng bằng, đô thị, duyên hải.

- Thưa dân: Miền núi, trung du, hải đảo.

1 : quần cư nông thôn: nhà cửa cách xa nhau, dân tập trung đông hoạt động nông lâm ngư đô thị nhà cửa san sát nhau phân bố ở đô thị hoạt9 dộng CN- DV 2 : sự phân bố dân cư của nước ta k0 đồng đều + Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ... + Tập trung thưa thớt ỡ miền núi và cao nguyên Vì : do có nhiều thuận lợi về điều kiện sống nên vùng đồng bằng , ven biển có số dân cao ...

còn cao nguyên và miền núi k0 có nhiều thuận lợi về điều kiện sống nên có số dân thấp

Gồm 2 loại hình quần cư: ~ Quần cư nông thôn: - Tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau. - Tên gọi: Làng, xã, bản, buôn, sóc, ấp... - Sản xuất: Nông nghiệp là chủ yếu (lâm nghiệp, ngư nghiệp). - Quần cư mang tính chất phân tán. ~ Quần cư thành thị: - Có mức độ tập trung dân cao. - Đô thị có nhiều chức năng, phần lớn các đô thị đều có nhiều chức năng. - Không đồng đều. - Những khu vực đông dân: Các đồng bằng, đô thị, duyên hải.

- Thưa dân: Miền núi, trung du, hải đảo.


Đúng hết rồi .. __________________ Tiếp theo : Trắc nghiệm : 1, Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta : A. Đồng bằng sông Cửu Long . B. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ. 2, Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta :A. Tây Bắc B. Tây Nguyên C. Duyên hải Nam Trung Bộ 3, Hiện nay, dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở vùng : A. Thành Thị B. Nông thôn C. Miền núi 4, Đặc điểm của quần cư nông thôn nước ta : A. Mật độ dân số rất cao ( nhất là các đô thị lớn ) B. Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau C. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..) D. Tất cả các ý trên đều đúng. 5, Nhận xét nào KHÔNG đúng với các đô thị nước ta : A. Phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển B. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..) C. Các đô thị lớn nhất nước ta tập trung ở vùng đông dân số nhất . ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Dễ nhỉ , làm nào !!


Trắc nghiệm :
1, Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta :
A. Đồng bằng sông Cửu Long .
B Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ.
2, Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta :
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
3, Hiện nay, dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở vùng :
A.Thành Thị
B. Nông thôn
C. Miền núi
4, Đặc điểm của quần cư nông thôn nước ta :
A. Mật độ dân số rất cao ( nhất là các đô thị lớn )
B. Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau
C. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..)
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
5, Nhận xét nào KHÔNG đúng với các đô thị nước ta :
A. Phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển
B. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..)
C. Các đô thị lớn nhất nước ta tập trung ở vùng đông dân số nhất .

P/S: câu 5 ý nào thấy cũng đúng hết,chọn đại...!


Page 2

không chắc chắn đúng mình sửa nha............................................. có được không...........[lanh chanh quá] không chắc chắn đúng

Trắc nghiệm :
1, Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta :
A. Đồng bằng sông Cửu Long .
B Đồng bằng sông Hồng
C. Đông Nam Bộ.
2, Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta :
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
3, Hiện nay, dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở vùng :
A.Thành Thị
B. Nông thôn
C. Miền núi
4, Đặc điểm của quần cư nông thôn nước ta :
A. Mật độ dân số rất cao ( nhất là các đô thị lớn )
B. Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau
C. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..)
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
5, Nhận xét nào KHÔNG đúng với các đô thị nước ta :
A. Phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển
B. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..)
C. Các đô thị lớn nhất nước ta tập trung ở vùng đông dân số nhất .

P/S: câu 5 ý nào thấy cũng đúng hết,chọn đại...!

Thực ra thì thỏ ngọc sai 2 câu còn bạn công chúa lại sai 3 câu . Mình chữa nè : Trắc nghiệm : 1, Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta : A. Đồng bằng sông Cửu Long .

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Đông Nam Bộ. 2, Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta :

A. Tây Bắc

B. Tây Nguyên C. Duyên hải Nam Trung Bộ 3, Hiện nay, dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở vùng : A. Thành Thị

B. Nông thôn

C. Miền núi 4, Đặc điểm của quần cư nông thôn nước ta : A. Mật độ dân số rất cao ( nhất là các đô thị lớn )

B. Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau

C. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..) D. Tất cả các ý trên đều đúng. 5, Nhận xét nào KHÔNG đúng với các đô thị nước ta : A. Phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển B. Có nhiều chức năng ( kinh tế , chính trị , khoa học , văn hoá ..)

C. Các đô thị lớn nhất nước ta tập trung ở vùng đông dân số nhất .


Câu 4 các bạn bị mình lùa rồi !! ha..ha ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tiếp nào : 1, Giải thích vì sao có những nơi đông dân những nơi thưa dân . ??


nobita_haudauluoinhac... said:

Tiếp nào :
1, Giải thích vì sao có những nơi đông dân những nơi thưa dân . ??

cái này nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện sống khác nhau (cái này nói chung về thế giới ko nói riêng về Việt Nam vì em mới học lớp 8 mà) Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển, đặc biệt đồng bằng ven biển nhiệt đới vì có khí hậu thuận lợi , nguồn nước dồi dào, giao thông thuận tiện tạo điều kiện giao lưu tiếp thu học hỏi giữa các vùng miền, đất đai màu mỡ, ... Dân cư tập trung thưa thớt ở miền núi và có vùng khí hậu đặc trưng như địa cực, hoang mạc vì khí hậu khắc nghiệt, thiếu thốn nhiều mặt, địa hình hiểm trở, giao thông ko thuận tiện, ko có điều kiện giao lưu văn hoá, đất đai kém màu mỡ, chỉ phát triên dc một số lĩnh vực kinh tế nông, thủ công nghiệp đặc trưng, công nghiệp và dịch vụ hạn chế,...

(phần dẫn chứng em bịa đấy. làm bài kiểm tra toàn thế mà =)))

Last edited by a moderator: 2 Tháng bảy 2012

(*)những nơi đông dân thường tập trung ở đồng bằng,ven biển,và các đô thị,vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống(địa hình bằng phẳng,đất đai màu mỡ,nguồn nước dồi dào,giao thông thuận lợi,..)
(*) những nơi dân cư thưa thớt thì thường tậo trung ở miền núi,vì ở đây ít có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống(địa hình hiểm trở,giao thông khó khăn,..)

2 bạn trả lời đúng cả rồi . ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tiếp tục bài 4 :

Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG


I. Nguồn lao động và sử dụng lao động

1. Nguồn lao động

- Lao động dồi dào và tăng nhanh.

- Lao động cần cù, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ CN nhưng chất lượng lao động còn thấp.

- Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn.

2. Sử dụng lao động


- Sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực.


+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm.

+ Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng.

II. Vấn đề việc làm


- Do nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển nên đã gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.


- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị khá cao (6%).

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nhiều (77,7%).

III. Chất lượng cuộc sống


- Đang ngày càng được cải thiện.


- Có chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư.

Câu 1:
Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Câu 2:
Nêu những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.Tuy nhiên, ng` lao đông nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn nên gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.Từ xưa nc' ta là nc' NN bây giờ chuyển sang hướng CNHHĐH nên nguồn lao động qua đào tạo và có trình độ rất thấp và chất lương thấp nền kt chưa pt.Vì vậy tạo sức ép cho vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nc' ta. năm 2003: _tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 6% _tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn khoảng 22,3% lao động nước ta tuy rất dồi dào và giá rẻ nhưng nền kinh tế của ta lại chưa phát triển nên vấn đề việc làm còn rất khó khăn, với lại phần lớn lao động nước ta có trình độ thấp,chủ yếu chưa qua đào tạo , còn hạn chế về thể lực , phân bố lực lượng lao động ko đồng đều chủ yếu tập trung ở nông thon

cau 2

thành tựu ngắn gọn - kinh tế tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa - cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa

- nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và thế giới

cau 2
- Chất lượng cuộc sống Đang ngày càng được cải thiện.
- Có chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư.
cau 1


_tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 6%
--Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nhiều (77,7%).

lao động nước ta tuy rất dồi dào và giá rẻ nhưng nền kinh tế của ta lại chưa phát triển nên vấn đề việc làm còn rất khó khăn, với lại phần lớn lao động nước ta có trình độ thấp,chủ yếu chưa qua đào tạo , còn hạn chế về thể lực , Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn.



Câu 1: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
Câu 2: Nêu những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.


1/ vì tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn khá phổ biến,tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khá cao(6%),dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội xảy ra,.. 2/ + tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%(1999) +mức thu nhập bình quân đầu người gia tăng +tuổi thọ trung bình tăng +người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn +tỉ lệ tử vong,suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm,nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi.

....

nobita chăm chỉ đâu rùi nhỉ........................................... giải đáp cho bọn mình đi

hihi..............................................................................

Trả lời câu 2 như thỏ ngọc là ổn ..
Còn Câu 1 mình sẽ bổ sung :
Việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta vì :
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị còn cao:
+ Năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7%
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6 %

@ bạn công chúa : nếu bạn muốn trả lời cả 2 ý thì bạn nên gộp lại với nhau trước khi post bài , câu trả lời của bạn hơi rườm rà , mình ko hiểu được bạn muốn trả lời thế nào .


_______________________

Câu tiếp theo :


Trắc nghiệm :
1, Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do :
A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài
B. Dân số nước ta đông , trẻ.
C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc
D. Nước ta là nước nông nghiệp , nên cần phải có nhiều lao động
2, Hiện nay , lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở :
A. Thành thị
B. Trung du
C. Cao nguyên
D. Nông thôn

Tự luận :
1, Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì ?


.....................................................................................................................................................................................................................

Last edited by a moderator: 9 Tháng bảy 2012

...........................................................................................................

.........................................................

Last edited by a moderator: 8 Tháng bảy 2012

nobita_haudauluoinhac... said:

Trả lời câu 2 như thỏ ngọc là ổn ..
Còn Câu 1 mình sẽ bổ sung :
Việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta vì :
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị còn cao:
+ Năm 2003, tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn nước ta là 77,7%
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6 %

@ bạn nobita: thank ban nha!!!!!!!!!!!


_______________________
Câu tiếp theo :
Trắc nghiệm :
1, Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do :
A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài
B. Dân số nước ta đông , trẻ.
C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc
D. Nước ta là nước nông nghiệp , nên cần phải có nhiều lao động
2, Hiện nay , lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở :
A. Thành thị
B. Trung du
C. Cao nguyên
D. Nông thôn

Tự luận :


1, Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì ?

[FONT=.VnTime]-[/FONT][FONT=.VnTime]N©ng cao chÊt lu­îng cuéc sèng cña ngu­êi d©n trªn mäi miÒn ®Êt nuíc.[/FONT]
[FONT=.VnTime]-[/FONT][FONT=.VnTime]nguån lao ®éng qu¸ dåi dµo trong khi ®iÒu kiÖn nÒn kinh tÕ chua ph¸t triÓn ®· t¹o sóc Ðp lín vs vÊn ®Ò gi¶i quyÕt viÖc lµm..ph¶i gi¶i quyªt vÊn ®Ò nµy.......[/FONT][FONT=.VnTime] [/FONT]
[FONT=.VnTime]-ph¶i thay ®«Ø c¬ cÊu su dông lao ®éng.[/FONT]
[FONT=.VnTime]-cÇn ph¶i ph¸t triÓn ngµnh nghÒ ë n«ng th«n.[/FONT]

Last edited by a moderator: 9 Tháng bảy 2012

Trắc nghiệm :
1, Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do :
A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài
B. Dân số nước ta đông , trẻ.
C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc
D. Nước ta là nước nông nghiệp , nên cần phải có nhiều lao động
2, Hiện nay , lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở :
A. Thành thị
B. Trung du
C. Cao nguyên
D. Nông thôn

Tự luận :
1, Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì ?


+ Phân bố lại lao động và dân cư các vùng +Phát triển hoạt động công nghiệp,dịch vụ ở các đô thị +Đa dạng hoá các hoạt động ở nông thôn +Đa dạng hoá các loại hình đạo tạo,đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp,dạy nghề,giới thiệu việc làm,.. .....

1, Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì - Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động. - Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. - Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc làm cho người lao động. - Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm; lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm. Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm. - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. - Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện các chương trình và quỹ giải quyết việc làm. - Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình. - Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu, cung ứng và giúp tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động. Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức dịch vụ việc làm được thu lệ phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và được tổ chức dạy nghề theo các quy định tại Chương III của Bộ luật này. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý Nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm trong cả nước. - Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. - Khi cần cho nhiều người thôi việc theo khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật này. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết. - Các doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.

- Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.

Các bạn trả lời rất tốt: Đáp án :

Trắc nghiệm :
1, Lực lượng lao động nước ta đông đảo là do :
A. Thu hút được nhiều lao động nước ngoài
B. Dân số nước ta đông , trẻ.
C. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc
D. Nước ta là nước nông nghiệp , nên cần phải có nhiều lao động
2, Hiện nay , lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở :
A. Thành thị
B. Trung du
C. Cao nguyên
D. Nông thôn

Tự luận :
1, Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì ?


+ Phân bố lại lao động và dân cư các vùng +Phát triển hoạt động công nghiệp,dịch vụ ở các đô thị +Đa dạng hoá các hoạt động ở nông thôn +Đa dạng hoá các loại hình đạo tạo,đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp,dạy nghề,giới thiệu việc làm,..

TIẾP TỤC NÀO :

Trắc nghiệm :


1, Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nuớc ta hiện nay vì:
A. Chất lượng lao động ko được nâng cao
B. Chủ yếu lao động tập trung ở thành thị
C. Mức thu nhập của người lao động thập
D. Nguồn lao động dồi dào trong khi điều kiện kinh tế chưa phát triển
2, Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá là :
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc ít người
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư đô thị .
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên mọi miền đất nước
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng đồng bằng.

Tự luận : 1, Nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn . Giải thích nguyên nhân.

2,

Nhận xét về chất lượng lực lượng lao động nước ta . Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có giả pháp gì ?


lâu nay m` bận , ko tránh đc sự chậm trễ mong mầy bạn thông cảm !!!

đáp án câu 2 là thành thị chứ ông,sao mà nông thôn được?
-------------------------------------------------------

nè bạn có thể kiểm tra lại nguồn thông tin ở trên google.

Bạn xem Đây để biết rõ .

2, Hiện nay , lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở : A. Thành thị B. Trung du C. Cao nguyên

D. Nông thôn

lực lượng lao động \Leftrightarrow những người lao động

mà nông thôn chiếm hơn 70% dân số thì lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn chứ ko phải thành thị !!!

Tự luận : 1, Nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn . Giải thích nguyên nhân. *Nhận xét:Cơ cấu lao động thành thị và nông thôn không đồng đều.Tỉ trọng lao động nông thôn cao, còn tỉ trọng lao động thành thị thì thấp.(Dẫn chứng bằng số liệu) *Giải thích: -Tỉ trong nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nước ta còn cao nên lực lượng lao động tập trung nhiều ở nông thôn -Quá trính đô thị hoá diễn ra còn chậm.Diện tích đô thị còn thấp nên đa số người dân đang còn sống ở khu vực nông thôn -Làm việc ở khu vực thành thị đòi hỏi trình độ tay nghề cao mà dân số VN mới có khoảng 30% là lao động được đào tạo bởi vậy nên tỉ trọng lao động thành thị thấp. -Chính sách phát triển kinh tế nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân có thể làm việc tại những vùng nông thôn.

-Thành phần kinh tế nhà nước(bao cấp) còn cao(>80%), mà thành phần kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù có tăng về cơ cấu nhưng vẫn cón chiếm tỉ trọng thấp mà khi làm việc 2 trong khu vực này cần có tay nghề cao nên........


2,Nhận xét về chất lượng lực lượng lao động nước ta . Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có giả pháp gì ?
Lực lượng lao động nước ta chủ yếu là nguồn lao động chân tay, lực lượng tri thức còn ít. Ngày nay cả thế giới phát triền theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, để có thể dễ dàng hòa nhập với nền KT TG, nước ta cần hiện đại hóa vùng nông thôn, phổ cập giáo dục khắp lãnh thổ, chú trọng ngành gáo dục !

Last edited by a moderator: 17 Tháng bảy 2012

1, Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nuớc ta hiện nay vì: A. Chất lượng lao động ko được nâng cao B. Chủ yếu lao động tập trung ở thành thị C. Mức thu nhập của người lao động thập

D. Nguồn lao động dồi dào trong khi điều kiện kinh tế chưa phát triển

2, Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá là : A. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc ít người B. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư đô thị .

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên mọi miền đất nước


D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng đồng bằng.