Các giải thưởng toán học thế giới

“Nobel là giải thưởng khoa học kĩ thuật quốc tế danh vọng lớn nhất thế giới. Đây là giải thưởng được Nobel, nhà hoá học lừng danh đem một phần di sản của mình làm vốn để thiết lập giải. Các hạng mục của giải Nobel không ít, bao gồm nhiều ngành: Vật lí, hoá học, sinh lí học hoặc y học, văn học, sự nghiệp hoà bình, kinh tế học v.v… nhưng không có giải dành cho toán học.

Trong toán học cũng có giải thưởng quốc tế dành cho các nhà toán học ưu tú do nhà toán học Fields đặt ra.

Fields là nhà toán học Canada, sinh năm 1863, mất năm 1932. Về mặt học thuật, Fields không có cống hiến gì đột xuất nhưng ông là nhà tổ chức nghiên cứu toán học giỏi, có uy tín lớn trong giới khoa học. Năm 1924, trong một hội nghị khoa học tổ chức ở Toronto, Fields đã kiến nghị đại hội trích kinh phí để lập nên một giải thưởng toán học. Khi qua đời ông đã di chúc để lại gia sản làm phần tiền vốn làm cơ sở cấp các giải thưởng. Fields cũng kiến nghị không lấy tên của bất kì tổ chức, cơ cấu nhà nước hoặc cá nhân đặt tên cho giải thưởng khoa học này. Thế nhưng đại hội của các nhà toán học thế giới quyết định đặt tên cho giải thưởng này là “giải thưởng Fields” để ghi nhớ công lao của ông.

Vào năm 1936, tại Đại hội Quốc tế Các nhà toán học lần thứ 10 ở Auslin, giải thưởng Fields đầu tiên được trao cho các nhà toán học trẻ quốc tịch Mỹ gốc Phần Lan Alfus và nhà toán học Mỹ Tocaras. Từ đó về sau cứ mỗi lần đại hội các nhà toán học quốc tế thì hạng mục đầu tiên là việc xét tặng giải thưởng Fields. Đối với giới toán học quốc tế những người được tặng giải thường có uy tín rất cao, được giới báo chí chăm sóc, theo dõi quan tâm. Cho đến nay giải thưởng Fields được công nhận là giải thưởng khoa học có danh tiếng cao, có người còn cho đó chính là “giải Nobel cho giới toán học”.
Cho đến nay đã có mấy chục người được tặng giải thưởng Fields. Nhà toán học quốc tịch Mỹ gốc Hoa Khưu Thành Đồng là một trong những người đó: Khưu Thành Đồng sinh ra ở tỉnh Quảng Đông năm 1949, sau đó theo gia đình di cư sang Hồng Công. Năm 1965 thi vào trường Đại học, khoa toán hệ trung văn. Học đến năm thứ ba, tài năng toán học của Khưu Thành Đồng được nhà toán học nổi tiếng Trần Tĩnh Thân phát hiện. Về sau Khưu Thành Đồng theo Trần Tĩnh Thân đến bang California làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Berkeley. Dưới sự bồi dưỡng của Trần Tĩnh Thân, Khưu Thành Đồng tiến bộ rất nhanh, năm 22 tuổi nhận học vị tiến sĩ, năm 28 tuổi được phong học hàm giáo sư. Do những thành tích xuất sắc của mình, năm 1978, tại Đại hội Các nhà toán học quốc tế, Khưu Thành Đồng được mời đọc một báo cáo khoa học trong một giờ. Năm 1981, ông được nhận giải thưởng Phạm Hi Luân; năm 1982, ông đã được tặng giải thưởng Fields.

Ngoài giải Fields, giới toán học còn có giải thưởng Wolf. Vào năm 1976, Wofl cùng dòng họ hiến tiền của để lập giải thưởng Wolf. Giải thưởng Wolf có năm loại: vật lí, hoá học, y học, nông nghiệp và toán học. Đến năm 1981 lại thêm giải thưởng nghệ thuật. Việc xét tặng giải thưởng do các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới tổ chức tiến hành mỗi năm một lần. Giải thưởng bắt đầu xét tặng từ năm 1978 và đến năm 1985 thì ngừng. Đã có 74 nhà khoa học được tặng giải thưởng Wolf, trong số đó có 14 nhà toán học. Nhà toán học quốc tịch Mỹ gốc Hoa Trần Tĩnh Thân được tặng giải thưởng Wolf vào năm 1984.”

Twitter Facebook LinkedIn

Ngoài huy chương Fields, giải thưởng Nevanlinna và giải thưởng Gauss, Đại hội Toán học Thế giới 2010 sẽ chứng kiến sự ra đời của một giải thưởng mới dành cho một người có thành tựu trọn đời kiệt xuất.

Mặt trước của Huy chương Chern. Ảnh: mathunion.org.

Tất cả cộng đồng toán học trên thế giới đang háo hức chờ đợi việc công bố tên những người đoạt huy chương Fields [bắt đầu từ năm 1936] và giải Nevanlinna [bắt đầu từ năm 1982]. Tại đại hội năm 2006, giải Gauss được trao lần đầu tiên.

Huy chương Fields – thường được coi là “Nobel Toán học” – được trao cho hai, ba hoặc bốn nhà toán học có đóng góp to lớn trong toán học và không quá 40 tuổi. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng. Nó được trao lần đầu vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn bốn năm một lần.

Giải thưởng Nevanlinna dành cho các nhà toán học có nhiều đóng góp trong lĩnh vực tin học lý thuyết và không quá 40 tuổi. Giải được Ban chấp hành của Hiệp hội Toán học Quốc tế thành lập năm 1981, để vinh danh nhà toán học Phần Lan Rolf Nevanlinna, người đã qua đời một năm trước đó. Được trao lần đầu tiên vào năm 2006, giải thưởng Gauss dành cho các công trình toán học ứng dụng. Giải này tôn vinh những công trình toán học dẫn tới những ứng dụng thực tế mới. Người nhận giải được hưởng một khoản tiền thưởng là 10.000 EUR. IMU cho biết, ngoài ba giải trên, trong Đại hội Toán học Thế giới năm nay IMU cùng Quỹ Huy chương Chern sẽ đưa vào một giải thưởng mới. Đó là huy chương Chern. Giải thưởng này dành cho một cá nhân có nhiều thành tựu toán học nổi bật trong đời. Nó được lập ra để tưởng nhớ nhà toán học lừng danh Shiing-Shen Chern [Trần Tỉnh Thân, 1911-2004], một công dân Trung Quốc. Lúc sinh thời giáo sư Chern dành trọn cuộc đời cho toán học, cả trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy. Ông đạt được nhiều thành tựu trong tất cả lĩnh vực quan trọng của hình học hiện đại. Những công trình của ông khiến những mối quan hệ giữa hình học hiện đại và các lĩnh vực khác của toán học trở nên sâu sắc hơn.

Huy chương Chern được trao kèm với số tiền thưởng 500.000 USD. Theo IMU, đây sẽ là phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học. IMU đưa ra một quy định bắt buộc là một nửa số tiền thưởng sẽ được quyên góp cho một số tổ chức để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và những hoạt động khác nhằm quảng bá toán học. Những tổ chức được quyên góp sẽ do người nhận huy chương lựa chọn. Ủy ban giải thưởng của IMU và Quỹ Huy chương Chern sẽ chọn lựa người đoạt giải.

Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu được trao huy chương Fields vào ngày 19/8, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ hai tại châu Á có công dân giành giải thưởng uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực toán học.

Mặt trước của huy chương Fields. Ảnh: Wikipedia.

Hiện nay Nhật Bản là quốc gia duy nhất tại châu Á có công dân đoạt giải Fields trong 74 năm qua.

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế [IMU]. Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng. Nó được trao lần đầu vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn.

Đại hội toán học năm nay diễn ra từ ngày 19 đến 27/8 tại Hyderabat, Ấn Độ. Hiện có 6 người được dự đoán là có cơ được trao Huy chương Fields, trong đó có hai người được mời đọc báo cáo trong phiên toàn thể. Một trong số này là Ngô Bảo Châu.

Mục đích của giải thưởng là công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học. Huy chương Fields được làm bằng vàng, mặt trước khắc hình nhà bác học thiên tài Hy Lạp cổ đại Archimedes, còn tên người nhận giải khắc ở rìa của huy chương.

Nhiều người gọi huy chương Fields là "Giải Nobel Toán học" vì nó là giải thưởng được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực toán học. Tuy nhiên, sự so sánh này không thật sự chính xác, bởi giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Vì thế, nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới không được nhận giải vì những công trình vĩ đại của họ ra đời sau tuổi 40. Hơn nữa, huy chương Fields thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu, trong khi người nhận giải Nobel được lựa chọn dựa theo một công trình. Giải Fields được trao 4 năm một lần, còn giải Nobel được trao thường niên. Khoản tiền thưởng của giải Fields [15.000 USD] thấp hơn nhiều so với phần thưởng 1,5 triệu USD kèm theo giải Nobel.

Cho đến nay trên thế giới có 48 nhà toán học nhận huy chương Fields. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 13 người. Điều đáng chú ý là trong suốt 74 năm qua, Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất có công dân được nhận giải này. Các nhà toán học của xứ sở hoa anh đào nhận huy chương Fields vào các năm 1954, 1970 và 1990. Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu được trao huy chương Fields 2010 thì Việt Nam sẽ trở thành nước châu Á thứ hai sau Nhật Bản có vinh dự nhận giải.

Sau hơn 7 thập kỷ tồn tại, giải Fields đã trải qua nhiều sự kiện đặc biệt.

Năm 1954, nhà toán học Jean-Pierre Serre [Pháp] trở thành người trẻ nhất từng đạt huy chương Fields, ở tuổi 28. Đến nay, ông vẫn giữ kỷ lục này.

Alexander Grothendieck [Đức] - một trong những nhà toán học có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 - tẩy chay lễ trao giải Fields vào năm 1966. Nhà toán học này không từ chối giải, nhưng đã không đến Matxcơva để nhận huy chương Fields.

Nhà toán học Sergei Petrovich Novikov [Nga], không thể tới thành phố Nice, Pháp để nhận giải vào năm 1970 vì sự quản thúc của chính phủ Liên Xô cũ.

Gregori Margulis không thể tới tham gia đại hội tại Helsinki để nhận giải thưởng vào năm 1978 do bị chính phủ Liên Xô cũ hạn chế di chuyển.

Năm 1982, Đại hội Toán học Thế giới được tổ chức tại Ba Lan nhưng IMU quyết định chuyển sang năm sau vì tình hình chính trị không ổn định. Giải Fields được công bố vào kỳ họp thứ 9 của IMU vào đầu năm và được trao vào năm 1983 tại Ba Lan.

Tại Đại hội Toán học Thế giới năm 1998, nhà toán học Andrew Wiles [Anh] được chủ tịch hội đồng giám khảo giải Fields, Yuri Manin, trao tấm thẻ bạc IMU đầu tiên để công nhận thành quả của ông trong việc chứng minh định lý Fermat cuối cùng. Nhưng vào năm thời điểm nhận tấm thẻ bạc, Wiles đã bước sang tuổi 43.

Grigori Perelman, nhà toán học người Nga, từ chối giải Fields vào năm 2006 và cũng không tham dự đại hội toán học. Ông này cũng không nhận giải thưởng trị giá 1 triệu USD của Viện Clay.

Video liên quan

Chủ Đề