Các kỹ năng đọc sách mà sinh viên cần rèn luyện

Bên cạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năngđọc là một trong số những hoạtđộng quan trọng nhất mà sinh viên cần làm quen.Đó là thực tế, và thực tế thậtđáng tiếc làđa số sinh viên đều gặpvấnđề trong việcđọc. Có vẻ như sinh viên phảiđọc quá nhiều và không bao giờđủ thời gianđểđọc. Danh sách những gì cầnđọc thường rất dài, và giảng viênđưa ra nhiều hướng dẫn khác và ngay cả khi bạn chỉđơn giản là tìmđọc những gì mình quan tâm thì sẽ sớm nhận thấy [nếu vẫn chưa làm như vậy] rằng có quá nhiều thông tin cần tiếp nhận và có quáít thời gianđể tiếp nhận chúng.

>>Một năm sống ở Anh với 365 bảng

>>Quyết định du học được đưa ra như thế nào?

Chúng tôi không nghĩ rằng ngườiđọc giỏiđơn giản chỉ là vấnđề phát triển kỹ năng và phương phápđọc sách. Sinh viên muốn trở thành ngườiđọc giỏi cần học cách chắt lọc thông tin hiệu quả từ những gìđãđọc,đồng thời học cách giao tiếp một cách sáng tạo và phê bình với quyển sách. Họ cũng sẽ thành người đọc có kỷ luật, hình thành và duy trì thói quen tốt, và sử dụng tốtthời gian nhờ vận dụng các kỹ năng và phương phápđã tiếp thu.

Cùng với lắngnghe và quan sát,đọc sách là phương tiện quan trọngđể chúng ta tiếp nhận thông tin về thế giới.Đọc sách củng cố hầu hết công việcđại học của sinh viên, cũng nhưđang là nền móng của cuộc sốngđại học của giảng viên của bạn. Người làm công tác khoa học phảiđọc,để màđạtđược và duy trìsự hiểu biết chuyên ngành, liên tục cập nhật, và đối chiếu công việc của mình với cácđồng nghiệp khác. Bạn phảiđọcđể biết về chuyên ngành mìnhđang học và giúp mình tiếp nhận phong cách khoa học vào bài viết. "Phong cách khoa học"ởđây là cách bạn liên kết những gì mình viết với những gì người khácđã viết về cùng mộtđề tài hay các đề tài có liên quan.

Bạn có thể thấyích lợi từ việc lưu lại các bài viết khoa học mẫu mực mà bạn từngđọc qua. Bạn có khả năng phát hiện một bài viết tốt, vì bàiđó sẽ truyềnđạtý tưởng và lập luận dù rất phức tạp nhưng dễ hiểu. Bạn có thể làm một cặp hồ sơ lưu các bản sao nhữngđoạn vănđó, vài trang hay cả chương hoặc bài viết trên tạp chí. Cùngđó là một vài ghi chú riêng giải thích tại sao bạn lại nghĩđó là bài viết thành công, ví dụ như là do dùng câu ngắn, từ ngữđơn giản, hay dùng ngôi thứ nhấtđể truyềnđạt, hayđơn giản là tránh dùng từ chuyên môn? Và cũngích lợi nếu sưu tập các bài viết kém,đặc biệt là các bài viết không thể đọc nổi và chẳngtruyềnđạtđược gì, ngoài cảm giác là tác giả có lẽ vô cùng thông thái nếu biết rõ mìnhđang viết gì. Bạn cũng có thể lưu trữ những bài viết thất bại mình từng gặpthành cặp hồ sơ, với ghi chú bên cạnh giải thích lý do làm bài viết kém.

Chưa bao giờ xu hướng các trường đại học và cao đẳng muốn sinh viên không chỉ tiếp thu kỹ năng đọc mà còn cảphương pháp đọc chuyên môn lại mạnh như hiện nay, gọi là học từ nguồn sách: resource-based learning. Trong một quyển sách trước, chúng tôi từng nhắc đến khái niệm FOFO [First Organise and Find Out] do một trường đại học đặt ra nhằm muốn sinh viên trở thành những người có khả năng tự học bằng cách trao cho họ trách nhiệm về việc học của mình.

Bất kể bạnđãđọc gì, và tiếp xúc với loại sách khoa học nào, những gì bạn sẽđọcở trườngđại học khác với những gì trướcđây, đặc biệt là khác với sách giáo khoa thời trung học. Trong vai trò sinh viên bạn sẽđược giảng viên hướng dẫnđọc một số sách, qua danh sách bắt buộc cho toàn môn, và cácđề mụcđược giới thiệu thêm. Tuy nhiên, thường thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm tìm kiếm và quyếtđịnh sẽđọc gì, hơn là thụđộng nhưở cấp phổ thông.

Bạn cũng cần phải tìm xem mình là người đọcthuộc loạinào. Người khéo léo có thể cùng lúc nắm giữ và luân chuyển nhiềuý tưởng khác nhau. Người nấu bếp từ từ lên men tư tưởng riêng với mộtít từ chỗ này, một phần từ chỗ kia từ những gì đãđọc. Người thám hiểmđi vào nơi chưa biết và có lúc vào khu vực tri thức nguy hiểm. Người làm vườn, cẩn thận lên kế hoạch, chuẩn bị nền rất kỹ bằng cáchđặt trước câu hỏi muốn tìm gì trong lúcđọc, nuôi dưỡng cẩn thậný tưởng của mình khi gặp môi trường và loại bỏ các nhánh yếu. Thám tử theo dấu các lập luận và dòng suy nghĩ, cả trong và giữa các văn bản. Ngườiđọc tình cảm sẽđem những thôngđiệpđáng yêuđã gặp vào bài khóa luận. Người làm bảnđồ sẽ phác thảo sơđồ của quyển sách, xácđịnh caođiểm và thung lũng, cácđặc tínhđịa hìnhđể anh ta dễ dàng tìmđườngđi khi quay lại sau này.

Trong vai trò sinh viên, nhiệm vụ của bạn là phải nhớ, sắp xếpvà vận dụng một khối lượng lớn thông tinđa phần làđến từ quá trìnhđọc của bạn. Một số thông tin sẽ là dạng mà chúng ta thường gọi là "kiến thức",ý nói có một mứcđộđịnh nghĩa trongđó, hoặc quáý nghĩa mà người ta coi là sự thật. Các thông tin khác cũng cần phải tiếp thu và sử dụng nhưng không phải là kiến thức, mà là quanđiểm hayý kiến. Khi ghi chú bạn sẽ phải tự tìm ra cáchđê phân loại các thông tin khác nhauđó.

Phương pháp ghi chú tùy thuộc vào cách học của bạn và con đườngtư duy riêng của bạn. Có người luôn giữ một cách ghi chépnhất quán trong lúcđọc sách, có người lại thích phối hợp các kiểu tiện lợi, như là dùng sơđồ nếuý tưởng cần trình bày theo kiểu như vậy, hoặc liệt kê theo danh sách chẳng hạn như là các từ khóa, các cụm từhay câungắn, và cũng có người ghi chép rất nhiều. Quan trọng là bạn chọn phương pháp ghi chú phù hợp với tài liệuđangđọc và mục tiêu trong việcđọc và viêt ghi chú. Ví dụ khi gặp các lập luận phức tạp thì ghi thành từng hàng sẽ thuận lợi hơn, mỗi lập luận mới sẽ là một hàng mới trong sổ ghi chép. Hay là khi ghi chép vềmột quá trình khoa học, hay quan hệ giữa các cá nhân trong một tổ chức, hay nguyên nhân tạo ra một sự kiện lịch sử, thì có thểđánhđiểm hoặc vẽ sơđồ.

Thay vì viết ghi chú vào tờ giấy khác, một số người chọn sử dụngluôn tài liệu mà họđangđọc - tô màu các chữ và viết bình luận vào bên cạnh. Một số giảng viênđại học không chấp nhận hành vi này, nhưng chúng tôi hoàn toànủng hộ việc viết vào sách và tài liệu, vì làm như vậy giúp bạn sửdụng chúng hiệu quả hơn, vớiđiều kiện là bạn chỉ viết vào sách và tài liệu của mình, không bao giờ viết vào sách hay tài liệu của người khác.

Học cáchđọc bài viết của chính mình có lẽ làđiều quan trọng nhất bạn có thể làm nếu muốn viết tốt hơn, vì bài khóa luận mà bạn sẽ phải viết nháp và sửa chửa lại cùng luận văn sẽ là công việc viết quan trọng nhất. Ai cũng có thể viết một chuỗi các từ và may mắn thì họ sẽ nối lại thành câu và khổ tạo ra một nội dung nàođó. Tuy nhiên, kỹ năng thực sự nằmở chỗ làm các dòng chữđó chuyển tảiđược thôngđiệp một cáchđơn giản, rõ ràng và lịch thiệp nhất.

[Lược dịch từ giáo trình của Gavin J. Fairbairn & Susan A. Fairbairn 2001, Reading at University - A guide for Students, Open University Press]

Các bạn cũng có thể tham khảo Sổ tay nghiên cứu trong KHXH&NV của tác giả Lê Hải nhé.

ThS. Nguyễn Thị Huệ

  1. Sinh viên cần chủ động rèn luyện tính tự học

Tự học có thể hiểu là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Bước đầu quá trình tự học có thể sinh viên còn có nhiều lúng túng nhưng đó cũng chính là động lực giúp sinh viên tư duy để thoát khỏi những khó khăn, lúng túng đó, nhờ vậy mà thành thạo lên.

Đọc sách là cách tiếp thu kiến thức quan trọng nhất cho sinh viên 

Trong quá trình tự học của sinh viên, đọc sách được coi là khâu quan trọng đầu tiên giúp sinh viên tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự học hiệu quả. Để đọc sách hiệu quả thì sinh viên phải có phương pháp đọc, đó là:

– Đọc có suy nghĩ: Khi đọc sách cần phải tập trung tư tưởng. Khi đọc chỗ chưa thông, chưa nắm vững cầm phải ngưng để đọc kỹ, ôn lại. Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến.

– Đọc có hệ thống: Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, sinh viên nên đọc lướt nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách. Sau đó, tuỳ vào mục đích đọc mà  đọc kỹ  một lần hay nhiều lần. Cuối cùng là cần rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.

– Đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này.

– Đọc có ghi nhớ:  Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để nhớ lâu. Đọc sách hoặc tài liệu giáo khoa cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung. Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.

Ngoài đọc sách, sinh viên cũng nên có kỹ năng chọn lọc, sử dụng kiến thức cũ để học kiến thức mới bằng cách: Khi học các kiến thức mới cần phải tái hiện những kiến thức cũ có liên quan để làm sáng tỏ các kiến thức mới; Dùng kiến thức cũ chứng minh cho kiến thức mới…

  1. Vai trò của thầy giáo, cô giáo trong việc rèn luyện  tự học của sinh viên

Trong quá trình hình thành và nâng cao năng lực tự học cho sinh viên, vai trò của người thầy là rất quan trọng. Mỗi giảng viên cần giáo dục cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn. Giảng viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo để hình thành phương pháp tự học, tạo nền tảng cho năng lực tự học trong sinh viên.

Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên hình thành phương pháp tự học hiệu quả 

Giáo viên nên tăng cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, nêu lên chính kiến của mình…  Điều này sẽ buộc sinh viên phải nghiên cứu tài liệu, phân tích, mổ xẻ các vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để có thể tham gia đóng góp hoặc tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình.

Để định hướng cho sinh viên vạch ra kế hoạch tự học cá nhân, giảng viên cần đề ra kế hoạch dạy học cụ thể toàn bộ học phần [hoặc từng chương], cung cấp trước cho sinh viên nghiên cứu để biết mình sẽ làm gì và làm như thế nào trong quá trình học tập bộ môn.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ, “Rèn luyện kỹ năng tự học tập cho sinh viên đạp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tin chỉ” Tạp chí Giáo dục,Số đặc biệt 3/2012
  2. Nguyễn Nghĩa Dán, Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh, Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, số 2/ 1998.
  3. Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
  4. Đặng Vũ Hoạt, Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học đại học, Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, số 1/ 1994.
  5. Đinh Trung Quỳnh, “Nghiên cứu các kỹ năng và biện pháp tự học của sinh viên ĐH Sư phạm Thái Nguyên” [Đề tài NCKH cấp Bộ quản lý], 2001.
  6. Tạp chí khoa học giới thiệu “Học sinh nên đọc sách như thế nào?”, Tự học [19], tr. 24-25, 29

Video liên quan

Chủ Đề