Các loại hàng hóa trong kinh tế vi mô năm 2024

Chương 5 : Độ co giãn và ứng dụng

Chương trước chúng ta đã tìm hiểu về sự thay đổi về định tính khi giá của một món

hàng hóa thay đổi, ở chương này chúng ta sẽ làm rõ về sự thay đổi này về mặt định

lượng nghĩa là tăng hay giảm bao nhiêu lần.

Độ co giãn của cầu

Khi học qua chương IV, chúng ta đã thấy người tiêu dùng thường mua nhiều hơn

một hàng hóa khi giá của nó thấp hơn, khi thu nhập của họ cao hơn, khi giá sản

phẩm thay thế cao hơn, hoặc khi giá sản phẩm bổ sung thấp hơn. Nhưng đó chỉ là

thảo luận đang tính định tính, không mang tính định lượng rằng người tiêu dùng

phản ứng bao nhiêu trước những thay đổi này vì thế để đo lường được nhà kinh tế

học sử dụng khái niệm độ co giãn.

Độ co giãn của cầu theo giá và các nhân tố ảnh hưởng

- Quy luật cầu cho rằng việc giảm giá sẽ làm tăng lượng cầu.

- Độ co giãn theo giá đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu trước sự thay đổi của

giá về mặt định tính.

- Cầu về một hàng hóa được cho là co giãn nếu lượng cầu thay đổi đáng kể khi giá

thay đổi và cầu được cho là không co giãn hay kém co giãn nếu lượng cầu thay đổi

không đáng kể khi giá thay đổi.

Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần gũi

- Các loại hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế sẽ có cầu co giãn vì người ta có thể

dễ dàng tìm kiếm thứ mình muốn với giá thấp hơn [ kem - sữa chua, coca -

pepsi,...].

Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ

- Cầu của hàng hóa thiếu yếu thường không co giãn [ khám bệnh, quần áo, thực

phẩm,...].

- Cầu của hàng hóa xa xỉ có xu hướng co giãn hơn [ du thuyền, nhà hàng, du

lịch,...].

→ Hầu hết mọi người đều xem việc đi khám bệnh là cần thiết hơn so với việc mua được

chiếc du thuyền nên khi giá 1 lần khám bệnh tăng, số lần đi khám sẽ giảm không đáng kể

mà có thể là ít thường xuyên hơn. Ngược lại giá thuyền buồm tăng sẽ làm lượng cầu giảm

Chủ Đề