Các lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm của Covid cũng như góp phần tạo miễn dịch cộng đồng đặc biệt là đối với nhóm trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm, việc chăm sóc đúng cách của phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy chăm sóc trẻ trước, trong và sau khi tiêm vắc xin như thế nào?

1. Trước khi tiêm vắc xin Covid cho trẻ cần lưu ý những gì? 

Trước hết, các bậc cha mẹ nào nên khuyến khích và đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng Covid đúng hẹn đồng thời tiêm đủ 2 liều sớm nhất có thể. Để trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, ba mẹ cũng cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan đến vấn đề này. 

Tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà phản ứng sau tiêm cũng sẽ khác nhau. Trong đó, đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ trong 24 - 48 giờ đầu được xem là phản ứng bình thường cho thấy cơ thể đang bắt đầu tạo “hàng rào” miễn dịch bảo vệ.

Nên cho trẻ ăn gì trước khi tiêm?

Trước khi tiêm, cha mẹ cần chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tốt nhất cho con. Hãy cho trẻ ăn uống bình thường, bổ sung nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc hay chất béo lành mạnh vào thực đơn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cho trẻ uống đủ nước và uống thêm các loại nước ép, nước dừa hay sinh tố trái cây tuỳ vào sở thích của trẻ. 

2. Cần chuẩn bị gì trong khi tiêm?

Khi đưa trẻ đi tiêm, cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết; động viên trẻ nhiều hơn, giúp trẻ giảm bớt căng thẳng. Bên cạnh đó, cha mẹ và trẻ cũng cần thực hiện nghiêm 5K, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giữ khoảng cách an toàn khi đi tiêm.

3. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin phòng Covid

Sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 các bậc phụ huynh cần lưu ý nhắc nhở trẻ ở lại điểm tiêm để theo dõi trong vòng 30 phút. Trong khoảng thời gian này, nếu có dấu hiệu bất thường nào xảy ra cần phải báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời. 

Trong thời gian 7 ngày đầu tiên sau khi tiêm là thời điểm mà trẻ cần được theo dõi sát sao. Để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này, ba mẹ cần lưu ý:

Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng và ăn nhiều bữa, ăn lỏng giúp dễ tiêu hoá; bổ sung nhiều rau xanh, trái cây cho con. Bên cạnh đó, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch cũng là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe của trẻ sau khi tiêm. Vệ sinh thân thể, răng, miệng, mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, ở phòng thoáng khí. Hướng dẫn trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, đều. Không nên bắt trẻ đeo khẩu trang liên tục ngay cả trong nhà để tránh nguy cơ khó thở.

Cần tránh sử dụng thực phẩm gây khó tiêu như phomai, đồ ăn chiên rán và chứa nhiều đường. Bên cạnh đó, đồ uống có gas hay cà phê cũng nên hạn chế để không gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

Sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19, một số trẻ có thể có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và sốt. Đây là phản ứng bình thường chứng tỏ đáp ứng miễn dịch của trẻ với vắc-xin. Phụ huynh không nên quá lo lắng bởi đa phần các triệu chứng này sẽ giảm và tự khỏi sau một thời gian theo dõi.

Đối với trường hợp trẻ sốt nhẹ, theo dõi nhiệt độ của trẻ và dùng biện pháp hạ nhiệt không cần thuốc như chườm ấm. Chỉ dùng thuốc paracetamol khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C với liều 10-15 mg/kg/lần. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước điện giải oresol pha theo thể tích quy định. Có thể dùng thêm các vitamin 3B, C, kẽm… dạng bào chế thích hợp với trẻ tùy độ tuổi.

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

- Phụ huynh tuyệt đối không được dùng các loại thuốc khác như kháng sinh, kháng viêm… cho trẻ. Không áp dụng các phương pháp

- Đối với thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol hiện có nhiều dạng bào chế, cần lựa chọn dạng thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không dùng quá liều chỉ định và tuyệt đối không dùng đồng thời paracetamol với các loại thuốc hạ sốt khác như ibuprofen, aspirin...

Những phản ứng sau tiêm của trẻ đa phần là những phản ứng thông thường và sẽ hết sau 24 - 48 giờ. Nếu Sau khoảng 24 – 48 giờ, những triệu chứng trên vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, kéo theo đó là sự xuất hiện của phát ban, tê môi/lưỡi, khói thở, cứng họng,... thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra.

Mong rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức cơ bản để chăm sóc tốt cho trẻ khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Dương Thần Trưởng - Phòng Quản lý chất lượng

lại để được theo dõi. Nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn trong khoảng 15 phút sau khi tiêm vắc-xin để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng tức thời nào. Tuy nhiên, các phản ứng nghiêm trọng đến sức khỏe rất hiếm khi xảy ra.

Lường trước một số phản ứng phụ. Vắc-xin được thiết kế để cung cấp khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy phản ứng phụ thường không phát sinh trong quá trình hình thành hệ miễn dịch nhưng trong nhiều trường hợp, một số phản ứng phụ ở mức nhẹ đến trung bình vẫn có thể xuất hiện và tự biến mất trong vòng vài ngày.

Một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình mà bạn có thể gặp phải sau khi tiêm chủng bao gồm:

  • Đau nhức cánh tay ở vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cơ hoặc khớp 
  • Ớn lạnh
  • Tiêu chảy

Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hơn một vài ngày, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào khác, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Hãy kiên nhẫn. Hệ miễn dịch cần thời gian để hình thành. Bạn sẽ được xác nhận là đã tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần kể từ khi tiêm mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech hoặc Moderna COVID-19 thứ hai, sau 15 ngày kể từ khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, hoặc sau hai tuần kể từ khi tiêm vắc-xin đơn liều J&J/Janssen COVID-19.

Giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Mặc dù các loại vắc-xin này đang cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh tật nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, nhưng chúng tôi vẫn đang tìm hiểu liệu một người đã tiêm vắc-xin vẫn có thể lây lan vi-rút ngay cả khi không có triệu chứng hay không. Do đó, cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân và cộng đồng, bao gồm tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách, rửa tay và đeo khẩu trang.

Tham gia cùng chúng tôi ngay hôm nay!

Để cùng lan tỏa thông điệp vắc xin an toàn và hiệu quả.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại vi rút SASR-COV-2. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp cơ thể tạo ra hàng rào miễn dịch bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cũng giúp ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong ngay cả khi đang nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 an toàn, hiệu quả, người đi tiêm vắc xin cần nắm được một số lưu sau:

Lưu ý trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Ăn uống và ngủ đủ giấc để giữ cho mình trạng thái tốt nhất trước khi tiêm.

Giữ cho cơ thể đủ nước giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.

Tránh uống rượu trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Chuẩn bị giấy bút và các giấy tờ, thông tin cá nhân cần thiết như: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người sẽ tiêm; bảo hiểm y tế của người sẽ tiêm; đơn thuốc của người đi tiêm đã uống gần đây hoặc các giấy chứng nhận tiêm vắc xin khác được tiêm trong khoảng thời gian gần đây nhất (nếu có).

Tải ứng dụng sổ sức khỏe điện tử về điện thoại thông minh và khai báo những thông tin cần thiết.

Chủ động nói rõ cho cán bộ y tế về tình hình sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; các bệnh mạn tính đang được điều trị; các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây; tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào; nếu lần tiêm thứ 2, nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước; tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có); các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)…

Chủ động hỏi thông tin về vắc xin mà mình được tiêm, thời gian tiêm mũi tiếp theo, những phản ứng thông thường sau khi tiêm. Nhớ ghi lại số điện thoại và các cơ sở y tế có thể liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Không nên một mình lái xe đến chỗ tiêm, nên nhờ một người khác đi cùng để có thể đưa bản thân về sau khi tiêm.

Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt để phòng những trường hợp phản ứng sau khi tiêm.

Lưu ý trong khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Khai báo y tế tại chỗ tiêm theo hướng dẫn của cán bộ y tế

Tuân thủ quy tắc 5K: Mang khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiêm.

Khám sàng lọc: Đo huyết áp, nhịp tim, phổi,…

Cán bộ y tế sẽ tư vấn bệnh nền (nếu có).

Không đắp hay bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm.

Các lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine

Khám sàng lọc kỹ lưỡng trước tiêm

Lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bắt buộc phải ở lại tại chỗ tiêm vắc xin ít nhất 30 phút để được theo dõi sức khỏe

Giữ lại giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 của bản thân sau khi tiêm.

Tự theo dõi sức khỏe tại nhà và thông báo tình sức khỏe của mình sau khi tiêm trên app Sổ sức khỏe điện tử.

Tiếp tục tuân thủ quy tắc 5K: Mang khẩu trang và tránh tập trung đông người.

Không tự đi về bằng phương tiện cá nhân nếu bạn thấy không được khỏe sau khi tiêm.

Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt, nếu sốt cao và mệt mỏi cần có người thân bên cạnh để theo dõi.

Nếu có biểu hiện phản ứng nặng sau khi tiêm như khó thở, căng cứng, ngứa ở họng cần liên hệ ngay với cơ sở y tế.

Các lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine

Sau tiêm, người được tiêm ngồi nghỉ ngơi 30p và theo dõi các phản ứng tại điểm tiêm

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Phản ứng thông thường: Những dấu hiệu thông thường sau khi tiêm mà mọi người có thể gặp phải như sốt cao, nhẹ (tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người), mệt mỏi, đau cơ, đau và sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau đầu, huyết áp lên xuống,… Những biểu hiện này tương tự như những biểu hiện khi bạn mắc COVID-19, lúc này cơ thể đang đang tạo ra miễn dịch để phòng bệnh.

Phản ứng nghiêm trọng: Sau vài giờ hoặc sau ngày đầu tiên tiêm, sẽ có một số phản ứng nghiêm trọng (rất hiếm xảy ra) như: Tê miệng, vùng quanh miệng và lưỡi; Phát ban, ngứa nổi mẩn đỏ ở da; Cổ họng ngứa, căng cứng, tắc nghẽn; Có vấn đề về đường tiêu hóa như đau quặn bụng, tiêu chảy,…; Vấn đề về hô hấp như khó thở, thở dốc, nghẹt thở; Cơ thể bồn chồn, choáng váng, dễ ngã, tay chân co quắp; Rối loạn ý thức….

Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời./.

Theo: Suckhoequangninh.vn

https://suckhoequangninh.vn/nhung-luu-y-truoc-trong-va-sau-khi-tiem-vac-xin-phong-covid-19/