Công văn xin tiêu huỷ nguyên vật liệu dư tồn năm 2024

Trả lời công văn số 99/CV-LGHP ngày 14/7/2021 của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng về thủ tục hải quan khi tiêu hủy nguyên vật liệu, sản phẩm xuất khẩu, phế liệu phế phẩm, máy móc thiết bị tạo tài sản cố định. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về việc gửi thông báo cho cơ quan hải quan trước khi tiêu hủy hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu mã loại hình E31

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021) của Chính phủ quy định về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: ... “đ) Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy”.

Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định về tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:“d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Căn cứ quy định nêu trên, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu phải tiêu hủy gồm: Nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, thành phẩm hư hỏng phải tiêu hủy kể từ ngày 25/4/2021 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP) được miễn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp phải có văn bản thông báo với cơ quan hải quan trước khi tiêu hủy, nêu rõ hình thức tiêu hủy, địa điểm tiêu hủy. Việc tiêu hủy phải thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường.

2. Về việc tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định

Căn cứ khoản 11 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

  1. Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
  1. Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
  1. Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.

Căn cứ Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021) của Chính phủ quy định về hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan: Hàng hóa nhập khẩu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (trừ trường hợp quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 16) buộc phải tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật được miễn thuế nhập khẩu. Việc tiêu hủy phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và có sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan. Trước khi tiêu hủy, người nộp thuế phải có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan nêu rõ lý do tiêu hủy, tên gọi hàng hóa tiêu hủy, thời gian và địa điểm tiêu hủy; văn bản cho phép tiêu hủy của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Căn cứ quy định nêu trên, việc tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định đã được miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và có sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan. Trước khi tiêu hủy, người nộp thuế phải thông báo cho cơ quan hải quan về hàng hóa tiêu hủy, lý do tiêu hủy, thời gian và địa điểm tiêu hủy, văn bản cho phép tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Trường hợp hàng hóa được phép tiêu hủy và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật thì được miễn thuế nhập khẩu.

Đề nghị Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng căn cứ quy định trên để thực hiện./.

Nơi nhận: - Như trên; - PTCT Lưu Mạnh Tưởng (để b/cáo); - Lưu: VT, TXNK (03b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK PHÓ CỤC TRƯỞNG

Trần Bằng Toàn

Công văn 4125/TCHQ-TXNK ngày 20/08/2021 về tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành

Nguyên vật liệu phế phẩm phục vụ gia công sau khi kết thúc hợp đồng gia công được xử lý theo những hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 69 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi khoản 46 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC):

Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị cho thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:
a) Bán, biếu tặng, tiêu hủy tại thị trường nước ngoài;
b) Nhập khẩu về Việt Nam;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại nước ngoài.

Như vậy, nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị cho thuê, mượn để gia công được xử lý như sau:

+ Bán, biếu tặng, tiêu hủy tại thị trường nước ngoài;

+ Nhập khẩu về Việt Nam;

+ Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại nước ngoài.

Công văn xin tiêu huỷ nguyên vật liệu dư tồn năm 2024

Sau khi kết thúc hợp đồng gia công thì nguyên vật liệu phế phẩm phục vụ gia công được xử lý theo những hình thức nào?

Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu phế phẩm phục vụ gia công được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi khoản 46 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) thì nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công được xử lý theo thủ tục hải quan sau:

- Thủ tục hải quan nhập khẩu về Việt Nam:

+ Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị được xuất khẩu từ Việt Nam; phế liệu, phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư xuất khẩu từ Việt Nam thì thực hiện thủ tục tái nhập theo quy định tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Đối với lô hàng máy móc, thiết bị thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa, khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan thực hiện đối chiếu chủng loại, ký, mã hiệu của máy móc, thiết bị ghi trên tờ khai tạm xuất với máy móc, thiết bị tái nhập trở lại;

+ Trường hợp nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị mua ở nước ngoài; phế liệu, phế phẩm phát sinh từ nguyên liệu, vật tư mua từ nước ngoài thì thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách mặt hàng theo quy định như đối với lô hàng nhập khẩu thương mại.

- Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn sang hợp đồng gia công khác:

Tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán, nội dung thông báo gồm: tên, quy cách, phẩm chất nguyên liệu, vật tư; lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn thuộc hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số, ngày tháng năm được chuyển sang hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số, ngày tháng năm ký với đối tác nước ngoài theo mẫu số 40/CT-HĐGC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.

- Ngoài ra, việc bán, biếu tặng, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị đưa ra nước ngoài để thực hiện hợp đồng gia công thực hiện theo quy định tại nước nhận gia công.

Được thực hiện thủ tục hải quan đối với nguyên vật liệu phế phẩm phục vụ gia công vào ngày nghỉ không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2015/TT-BTC về việc thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ, cụ thể như sau:

Quy định về thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ
1. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc để đảm bảo kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở thông báo trước qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Hải quan. Thông báo phải được gửi đến cơ quan hải quan trong giờ làm việc theo quy định. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan có trách nhiệm phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.
2. Trường hợp cơ quan hải quan đang kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ làm việc thì thực hiện kiểm tra tiếp cho đến khi hoàn thành việc kiểm tra và không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị. Thời hạn kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan.
3. Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền, việc thực hiện thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc phải phù hợp với thời gian đóng, mở cửa khẩu theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới.

Như vậy, đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc thì người khai hải quan phải gửi thông báo trước qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) trong giờ làm việc.

Sau đó, cơ quan hải quan phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.