Các môn học lớp 10 theo chương trình mới

Chương trình lớp 10 mới: Rối rắm khi chọn môn học

Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh lớp 10 sẽ chỉ học 12 môn, trong đó có 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn; có 100 cách chọn tổ hợp môn học khiến học sinh, giáo viên đều bối rối

  • Đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10, học sinh cần làm gì?

  • TP HCM: Những học sinh nào được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập?

  • Cân nhắc giảm tải đề thi vào lớp 10

  • Thí sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10

Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT. Theo đó, học sinh [HS] lớp 10 phải học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.

Khó từ chọn môn đến sắp xếp giáo viên

Các môn học tự chọn gồm: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2. Ba nhóm môn học để lựa chọn 5 môn gồm: khoa học xã hội [lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật]; khoa học tự nhiên [vật lý, hóa học, sinh học]; công nghệ và nghệ thuật [công nghệ, tin học, nghệ thuật].

Học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn [quận 11, TP HCM] trong giờ học. Sang năm, các em sẽ lên lớp 10 với chương trình mới .[Ảnh: TẤN THẠNH]

Riêng môn nghệ thuật, gồm hai phân môn âm nhạc và mỹ thuật, thì HS được chọn một trong hai phân môn [tính là 1 môn]. Trừ ngoại ngữ, tất cả môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học 3 cụm chuyên đề cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.

Với việc tổ chức chương trình và phân phối các môn học như trên, sẽ có đến hơn 100 cách cho HS lựa chọn. Vì quá nhiều sự lựa chọn nên dẫn đến tình trạng sẽ có những môn/tổ hợp môn nhiều HS lựa chọn và ngược lại. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng thừa/thiếu giáo viên [GV] tương ứng với số môn/tổ hợp môn mà HS đã lựa chọn.

Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh [quận Tân Bình, TP HCM], cho biết có đến hơn 100 cách lựa chọn môn/tổ hợp môn, song tính chặt chẽ lại thì cũng chỉ có khoảng 10 môn/tổ hợp môn chính, trong khi chỉ 10 phương án lựa chọn đó cũng đã đủ rối. Theo ông Hải, trong thực tế, chỉ một số trường THPT tốp đầu tại TP HCM mới cho HS phân ban ngay từ lớp 10 nên việc lựa chọn tổ hợp môn sẽ thuận lợi hơn các trường khác. Trong khi đó, hầu hết các trường đều chưa để HS thực hiện học phân ban ngay từ lớp 10, bởi lẽ các em còn chưa biết mình có năng lực ở ban nào. Có những em dù đã chọn ban này nhưng có thể học kỳ II đổi sang ban khác.

Chuyện HS được chọn các tổ hợp môn trong rất nhiều tổ hợp sẽ kéo theo khó khăn về đội ngũ GV. Theo ông Hải, khó khăn chung ở các trường THPT hiện nay khi thực hiện chương trình mới trong năm học sắp tới đây là vấn đề đội ngũ GV.

"Nhân sự sẽ phải tính toán và sắp xếp lại rất nhiều. Chắc chắn sẽ có những tổ hợp môn thiếu GV, như các môn mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ, công nghiệp… Dù công nghiệp không phải là môn học mới nhưng vì xưa nay không có GV dạy nên vẫn tính là khó khăn khi không có nhân sự" - ông Hải cho biết.

Trường sư phạm không theo kịp

Theo bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân [quận 1, TP HCM], băn khoăn của trường không phải ở việc HS chọn quá nhiều tổ hợp môn để gây nên xáo trộn. Thực tế, trước đây, trong việc để HS lựa chọn ban và xếp lớp, nhà trường đều xây dựng 2 phương án, phương án 1 không được thì thực hiện phương án 2. Băn khoăn hiện nay là nhà trường lo lắng HS sẽ lựa chọn môn tin học nhiều và bỏ rơi môn công nghệ, trong khi đây là môn học có hướng phát triển rất tốt. Một khó khăn nữa là việc tìm GV dạy âm nhạc, mỹ thuật không dễ.

"Chúng tôi đã tính đến phương án mời GV dạy tiểu học nhưng có bằng ĐH về dạy âm nhạc để có sự bài bản, chuyên nghiệp và năm sau mới thực hiện. Trong năm đầu tiên, trường chỉ thực hiện dạy mỹ thuật. Khi làm tốt một môn mới có nhiều kinh nghiệm để giảng dạy thêm môn âm nhạc" - bà Dung nói.

Tại cuộc họp mới đây với Bộ GD-ĐT, nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT đã lên tiếng về việc thiếu GV các môn nghệ thuật, gồm âm nhạc và mỹ thuật. Đây là những môn học lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 10. Những năm trước đây, các trường không dạy môn này, vì thế đều không có GV âm nhạc, mỹ thuật trong biên chế. Tuy nhiên, trong năm học mới, nếu không tuyển GV nghệ thuật, trường có thể không đáp ứng được nhu cầu của HS. Thời gian từ nay đến năm học mới chỉ còn 5 tháng, nếu không có đủ GV, các trường sẽ khó đáp ứng được chất lượng chương trình.

Cô Nguyễn Thu Thủy - GV một trường THPT tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - dự báo khi triển khai, chương trình THPT mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo cô Thủy, hiện các trường sư phạm vẫn đào tạo theo chương trình hiện hành chứ chưa triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, đội ngũ dạy theo chương trình mới cần được đào tạo, bồi dưỡng rất sát sao mới có thể triển khai hiệu quả.

Đó là chưa nói chương trình mới có hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương… Theo cô Thủy, đây là những môn học mới, các trường sư phạm chưa có khoa đào tạo GV cho những môn này mà cũng chưa có GV nên sẽ rất khó khăn.

Lo cho môn lịch sử, địa lý

Để khắc phục tình trạng thừa - thiếu GV có thể xảy ra, hiệu trưởng một trường tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho hay dựa trên số lượng GV hiện có, trường này đang xây dựng 6 tổ hợp cho HS lựa chọn. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc này chỉ là giải pháp tình thế vì nó trái với tinh thần của chương trình phổ thông mới - cho HS được chọn môn theo sở thích, năng lực.

Nhà giáo này cũng băn khoăn về một thực tế nữa có thể xảy ra. Đó là môn lịch sử có khả năng bị "xóa trắng" ở nhiều trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên. "Trong khi các nước trên thế giới rất đề cao môn lịch sử, địa lý thì Việt Nam lại đưa 2 môn này vào danh sách các môn tự chọn. Tôi rất buồn vì điều này" - ông bày tỏ.

Yến Anh - Đặng Trinh

Thầy trò học sinh lớp 9/6 Trường THCS Lê Quý Đôn quận 3, TP.HCM trong giờ học. Qua năm, học sinh lớp này sẽ bắt đầu chương trình lớp 10 mới - Ảnh: NHƯ HÙNG

Cụ thể, thay vì học 13 môn học bắt buộc như chương trình hiện hành, chương trình mới ở cấp THPT có bảy môn học và hoạt động bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương. Các môn học tự chọn gồm tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Ba nhóm môn học để lựa chọn năm môn học gồm: nhóm môn khoa học xã hội [lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật]; khoa học tự nhiên [vật lý, hóa học, sinh học]; công nghệ và nghệ thuật [công nghệ, tin học, nghệ thuật]. 

Riêng môn nghệ thuật, gồm hai phân môn âm nhạc và mỹ thuật, thì học sinh được chọn một trong hai phân môn [tính là 1 môn]. Trừ môn ngoại ngữ, tất cả các môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học ba cụm chuyên đề cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.

108 cách lựa chọn

"Nếu tính hết các phương án chọn môn học và chuyên đề thì có thể có đến 108 cách lựa chọn. Trong đó sẽ có những môn/tổ hợp môn rất ít học sinh chọn, có môn/tổ hợp môn rất nhiều học sinh chọn. 

Điều này sẽ dẫn tới hai vấn đề: giáo viên một số môn học có thể bị thừa hoặc ít việc, các trường có thể không đáp ứng được nhu cầu quá ít của học sinh; hoặc có những giáo viên sẽ bị quá tải, tiền trả thừa giờ cho giáo viên có thể đội lên chóng mặt, cơ sở vật chất không đủ đáp ứng nhu cầu" - một hiệu trưởng trường THPT ở Hà Nội chia sẻ.

Cô Hằng Nga - một hiệu trưởng trường THPT ở Hải Phòng - băn khoăn: "Chúng tôi dự kiến có khoảng 10 lớp 10 cho năm học tới. Xem xét nhu cầu truyền thống từ các năm trước, đa số học sinh sẽ chọn các môn khoa học tự nhiên. Khi còn thực hiện chương trình phân ban, số học sinh chọn ban A chiếm trên 80. 

Tới đây khi thực hiện chương trình mới, nếu nhu cầu học sinh cũng ổn định như trước thì không xáo trộn lớn. Nhưng nếu có thay đổi, nhất là khi có nhiều lựa chọn thì chúng tôi lo thiếu giáo viên.

"Nếu trường hợp có những tổ hợp môn/chuyên đề chỉ có dưới 10 học sinh chọn thì có bắt buộc phải mở lớp không? Bộ GD-ĐT có hướng dẫn như thế nào khi xảy ra tình trạng giáo viên thừa nhiều, đồng nghĩa với thất nghiệp hoặc thiếu, khiến tiền trả thừa giờ dâng cao?" - cô Hằng Nga chia sẻ. 

Tại Nam Định và Hà Nam, một số hiệu trưởng cũng chung băn khoăn khi hình dung có những nhóm môn học đa số học sinh lựa chọn thì trường rơi vào cảnh thiếu giáo viên và phòng học, trong khi có những tổ hợp khác thì không có học sinh chọn học.

Dự đoán trước những khó khăn

Tại TP.HCM, nhiều hiệu trưởng trường THPT cho biết là đã dự đoán trước những khó khăn khi triển khai chương trình lớp 10 mới.

"Với cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên hiện có, trường chúng tôi chỉ đáp ứng được một số môn trong ba nhóm môn tự chọn như: lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; vật lý, hóa học, sinh học... Riêng môn nghệ thuật - âm nhạc và mỹ thuật thì nhiều trường không có giáo viên. 

Nếu học sinh chọn học những môn này thì bắt buộc trường phải hợp đồng với giáo viên bên ngoài. Vậy kinh phí nào dùng để trả lương cho giáo viên thỉnh giảng. Chưa kể, với những môn nghệ thuật đặc thù, nếu trả thù lao thấp sẽ rất khó mời giáo viên" - cô Nguyễn Thị Thanh Trúc, hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, TP Thủ Đức [TP.HCM], cho biết.

Trong khi đó, một hiệu trưởng trường THPT ở quận 1 còn băn khoăn việc cho học sinh tự chọn năm môn học trong ba nhóm môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ và nghệ thuật ngay từ lớp 10 là không khả thi. 

Bởi học sinh mới tốt nghiệp THCS, các em chưa hiểu rõ về năng lực của bản thân. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp 10 phải tư vấn để học sinh chọn môn phù hợp là giao trọng trách quá nặng nề cho giáo viên, bởi họ đã dạy học sinh ngày nào đâu mà biết khả năng của từng em.

"Học bạ bậc THCS cũng chưa phải căn cứ để đánh giá chính xác khả năng thiên bẩm của học sinh, vì cách đánh giá học sinh của các trường THCS có sự "chênh" nhau. 

Như vậy, nếu năm lớp 10, học sinh chọn học ba môn thuộc nhóm khoa học xã hội và hai môn nhóm công nghệ và nghệ thuật, nhưng đến năm lớp 11 em lại thay đổi, chuyển từ khoa học xã hội sang khoa học tự nhiên thì sao? Vấn đề cốt lõi là năm lớp 10 em không học khoa học tự nhiên thì lên lớp 11 làm sao em học được?" - vị hiệu trưởng nói thêm.

Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ, với chương trình THPT hiện hành, hiện hầu hết các trường THPT trên địa bàn TP.HCM đều không phân ban từ lớp 10 mà đến lớp 11 mới tư vấn để học sinh chọn ban. 

"Lớp 10 thì tất cả học sinh đều học như nhau. Qua lớp 11, dưới sự tư vấn của giáo viên, học sinh sẽ chọn ban theo định hướng thi vào đại học sau này của bản thân. Vậy nhưng trên thực tế, khi đã hết lớp 11 hoặc hết học kỳ 1 của lớp 12, nhiều em vẫn xin chuyển từ khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội và ngược lại. Đương nhiên chúng tôi phải cho học sinh chuyển, chứ không thể ép các em học theo ban cũ khi học sinh than rằng "em học không nổi". 

Với chương trình hiện hành, việc chuyển đổi khá dễ dàng vì các lớp dưới học sinh vẫn học đủ môn. Còn chương trình THPT mới thì học sinh tự chọn môn học, làm sao các em chuyển đổi được nhóm môn học khi mà lớp dưới không học những môn đó?" - hiệu trưởng một trường THPT ở quận Gò Vấp phân tích.

"Giống như tổ chức buffet cho học sinh"

Cô Ngô Thị Thành - phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú [Hà Nội], nơi đã thực hiện việc cho học sinh chọn tổ hợp môn trong nhiều năm học - cho biết: Trường tôi là trường tự chủ tài chính, học sinh học hai buổi/ngày nên sắp xếp thuận lợi hơn các trường công lập.

"Ở Trường THPT Phan Huy Chú, chúng tôi vẫn sắp xếp để có hai nhóm môn chính là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và chọn thêm một trong hai môn tin học và công nghệ.

Do trường dạy học hai buổi/ngày nên chúng tôi bố trí học các chuyên đề buổi chiều. Và để gọn, tư vấn cho học sinh "nếu chọn lý, hóa, sinh thì có thể chọn các cụm chuyên đề thuộc môn lý, hóa, sinh, hoặc toán, văn [là các môn bắt buộc phải học]".

Tuy nhiên, cô Thành cho biết đây là năm đầu tiên, với các trường công lập lại có nhiều khó khăn nên việc bố trí các tổ hợp cần "liệu cơm gắp mắm", giống như tổ chức bữa buffet cho học sinh.

"Các em được chọn món ăn trong số các món ăn ta có và chuẩn bị sẵn chứ không thể chọn món không có ở bữa ăn được. Về sau này, khi mọi thứ vào nề nếp, có thể sẽ tính toán để mở rộng hơn phạm vi lựa chọn của người học", cô Thành nói.

Thi tốt nghiệp THPT sẽ như thế nào?

Thầy Trần Xuân Trà - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Thúy [Nam Định] - đặt vấn đề: Học sinh sau khi đăng ký nguyện vọng và học 1 năm lớp 10, muốn điều chỉnh lại nguyện vọng để chọn tổ hợp khác có được không?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT tới đây sẽ thay đổi như thế nào, trong bối cảnh triển khai chương trình mới với nhiều lựa chọn môn học khác nhau và nhiều sách giáo khoa khác nhau?

VĨNH HÀ - HOÀNG HƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề