Các nhà máy thủy điện ở Bình Phước

Thủy điện Thác Mơ

Thủy điện Thác Mơ [Việt Nam]

Nhà máy thủy điện Thác Mơ là một nhà máy thủy điện trên sông Bé, thuộc địa bàn xã Đức Hạnh huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, Việt Nam [1][2].

Thủy điện Thác Mơ ban đầu có công suất lắp máy 150 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 610 triệu KWh, khởi công xây dựng từ cuối năm 1991 và đi vào hoạt động từ giữa năm 1995.

Thủy điện Thác Mơ mở rộng, tăng thêm công suất lắp máy 75 MW với 1 tổ máy, khởi công tháng 7/2014, hoàn thành tháng 7/2017 [3], nâng tổng công suất lắp máy là 225 MW, sản lượng điện hàng năm 662 triệu KWh.

Hồ chứa nước cho nhà máy hoạt động có mức nước dâng bình thường là 218 m, rộng 109km², dung tích 1,36 tỷ m³. Đập chính của thủy điện cao 50 m, rộng 7 m [đỉnh đập]. Đập tràn dài 44 m.

Thủy điện Thác Mơ không chỉ cung cấp điện năng, mà còn cung cấp nước cho đất đai quanh vùng và kiểm soát lũ ở hạ lưu. Tuy nhiên, nó cũng gây ra xói lở hạ lưu [4].

Mục lục

  • 1 Sông Bé
  • 2 Tham khảo
  • 3 Xem thêm
  • 4 Liên kết ngoài

Sông BéSửa đổi

Sông Bé bắt nguồn từ hồ thủy điện Thác Mơ, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai, đổ vào sông Đồng Nai tại thủy điện Trị An 11°6′19″B 106°59′2″Đ / 11,10528°B 106,98389°Đ / 11.10528; 106.98389 [thủy điện Trị An] [1].

Ngoài Thác Mơ còn có thủy điện Cần Đơn và thủy điện Srok Phu Miêng 11°46′7″B 106°45′18″Đ / 11,76861°B 106,755°Đ / 11.76861; 106.75500 [Thủy điện Srok Phu Miêng] được xây dựng trên sông Bé.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, 2004.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-11A. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
  3. ^ Nhà máy thủy điện Thác Mơ chính thức hòa đồng bộ vào lưới điện quốc gia. QĐND Online, 11/07/2017. Truy cập 11/11/2017.
  4. ^ Nguyễn Khắc Cường, Đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Thác Mơ sau 9 năm hoạt động.

Xem thêmSửa đổi

  • Thủy điện Cần Đơn
  • Thủy điện Srok Phu Miêng
  • Thủy điện Trị An
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thủy điện Thác Mơ.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Theo quan trắc của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ cho biết, lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Bé về hồ chứa thủy điện Cần Đơn đạt 719,44m3/s, trong khi mực nước lưu lượng hồ đạt 109,75m, xấp xỉ cao trình thiết kế là 110m; lưu lượng nước qua tua bin là 266m3/s. Với lưu lượng này, đơn vị vận hành hồ chứa thủy điện Cần Đơn buộc phải xả tràn với lưu lượng 427m3/s xuống hạ lưu để bảo đảm an toàn đập.

Ngày 23-10, tại thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long đã xảy ra hiện tượng ngập úng. Ảnh: baobinhphuoc.com.vn

Đối với hồ chứa thủy điện Thác Mơ, ngày 23-10, lưu lượng nước đạt 218m, bằng với cao trình thiết kế của hồ chứa. Trong khi hiện tại lưu lượng nước về hồ đạt 571 m3/s; lưu lượng nước chạy máy là 249m3/s, buộc đơn vị vận hành hồ chứa phải xả tràn với lưu lượng 322m3/s.

Ngoài ra, hồ chứa thủy điện Srok Phu Miêng trên sông Bé cũng đã tiến hành xả lũ với lưu lượng 335m3/s khi lưu lượng nước tại hồ đạt 72m, bằng cao trình thiết kế hồ chứa.

Với việc các hồ chứa thủy điện Cần Đơn, Thác Mơ và Srok Phu Miêng xả lũ, cộng với nước trên sông Bé lên cao do ảnh hưởng bởi mưa lớn làm tăng nguy cơ ngập lụt ở những vùng hạ du.

Theo ghi nhận, ngày 23-10, tại khu vực thôn An Lương, xã Long Giang, thị xã Phước Long [Bình Phước] đã xảy ra ngập lụt. Trên sông Bé đoạn qua thôn An Lương nước dâng cao, gây ngập hoàn toàn cầu An Lương, buộc chính quyền địa phương phải rào chặn hai đầu cầu không cho phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn. Nhà ở của một số hộ dân trong khu vực cũng bị ngập úng, nhiều nơi nước dâng cao gần 1m.

Cùng ngày, chính quyền địa phương đã hỗ trợ di dời tài sản, đồ đạc và di dời những hộ bị ngập sâu đến nơi an toàn.

TTXVN

Toàn cảnh Nhà máy thủy điện Thác Mơ

Với nhiệm vụ cung cấp điện cho hệ thống lưới điện Quốc gia, sau hơn 25 năm đi vào vận hành, Nhà máy thủy điện Thác Mơ đã cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 20 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh miền Đông Nam bộ nói chung và Bình Phước nói riêng. Đặc biệt, từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức cổ phần, Công ty đã hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển. Công ty đã sản xuất và cung cấp sản lượng điện ổn định, chất lượng cho hệ thống; tham gia thị trường điện có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng trưởng thành, từng bước làm chủ thiết bị, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào dây chuyền sản xuất kinh doanh.

25 năm qua, ngoài vận hành, sản xuất, cung cấp điện năng, Nhà máy thủy điện Thác Mơ còn góp phần hình thành các trạm điện tại Đồng Xoài, Phước Long, Lộc Ninh. Từ đó, thúc đẩy chương trình điện khí hóa của tỉnh đi trước một bước và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời, chung tay xây dựng Phước Long - mảnh đất bị tàn phá khốc liệt trong chiến tranh xưa trở thành một đô thị phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, hiện đại; giao thông thuận tiện; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh được hình thành… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng phát triển.

Đô thị Phước Long ngày nay

Minh chứng cho sự nỗ lực đó là cùng với những hiệu quả tích cực tác động đến kinh tế - xã hội mà công trình mang lại, hằng năm, công ty còn thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho địa phương, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị - xã hội khác với địa phương. Trong đó có nhiều công trình góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương Phước Long anh hùng, như: Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt thị xã; công trình điện hạ thế phục vụ đồng bào thôn Bình Trung, xã Phước Tín; công trình chiếu sáng công cộng đường Đinh Tiên Hoàng, Cách mạng Tháng Tám; di tích lịch sử đài tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại trong chiến tranh; xây dựng Trường THCS Nguyễn Trãi… Riêng 2 năm [2018-2019], công ty đã hỗ trợ và vận động hỗ trợ thị xã Phước Long và các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập gần 1,5 tỷ đồng làm cầu qua sông; xây dựng đường giao thông nông thôn; làm nhà tình nghĩa, tình thương; tổ chức khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo…

Ông Lê Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ [TMP] cho biết, chính vì nhận thức được nước là tài nguyên vô giá nhưng không phải là vô tận, nên việc dự báo khi mưa lũ, dự báo lượng nước về, xả đập… luôn được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy trình. Bản thân TMP cũng luôn chú trọng tập trung vào việc chăm sóc, bảo dưỡng đập, tránh sự cố xảy ra và giữ kiểm soát nước trong mùa mưa lũ, xả nước đủ chuẩn. Chính vì thế, vai trò quan trọng của thủy điện Thác Mơ không chỉ cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đóng góp rất lớn cho việc ngăn lũ, điều tiết nước đảm bảo cho tưới tiêu, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của vùng hạ du. Mặt khác, công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn cũng luôn được TMP coi trọng và thực hiện thường xuyên” – ông Tuấn cho biết.

Có thể nói, để có được thương hiệu TMP hôm nay, ngoài sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN], Tổng Công ty Phát điện 2 [EVNGENCO2], sự quan tâm, giúp đỡ của các ban, ngành địa phương, còn là sự đoàn kết, vươn lên không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ lãnh đạo và công nhân viên của TMP.

Với tiêu chí “Kế thừa và Phát huy”, TMP đang ngày càng hoàn thiện thông qua việc thực hiện các chế độ chính sách tốt nhất để thu hút nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa doanh nghiệp TMP, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để mỗi cá nhân đều có thể an tâm hoàn thành nhiệm vụ và phát huy năng lực sáng tạo của mình.

Video liên quan

Chủ Đề